Tổ chức xã hội, chính quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá rủi ro thiên tai có sự tham gia của cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại xã quảng nham, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa002 (Trang 69 - 71)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương

3.2.5. Tổ chức xã hội, chính quyền

a. Tình trạng dễ bị tổn thương do nguyên nhân chủ quan

Tại khu dân cư:

- Kiến thức về thiên tai, biến đổi khí hậu và các biện pháp phịng tránh, giảm nhẹ, thích ứng của cán bộ Ban PCLB xã và các thơn cịn hạn chế, chỉ có một số kinh nghiệm dân gian từ xưa tới nay, nhưng hiện nay, những kiến thức như vậy trong bối cảnh biến đổi khí hậu trở nên ít phù hợp. Đặc biệt việc thực hiện phương châm 4 tại chỗ là rất hạn chế và chưa huy động được sự tham gia của người dân trong cộng đồng.

- Việc cứu người trong thiên tai sẽ khó thực hiện trong khi các thành viên trung đội dân quân hay lực lượng cứu hộ cứu nạn xã chưa biết rõ và thuần tục về các kỹ năng sơ cấp cứu và cứu hộ, cứu nạn.

- Cơng tác phịng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai khơng được thực hiện chủ động và tồn diện do địa phương chưa có kế hoạch phịng tránh giảm nhẹ thiên tai cụ thể cho từng thôn.

- Năng lực quản lý và lãnh đạo điều hành kém hiệu quả kể cả trong cơng tác phịng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai.

Tại trường học:

Tại trường học, tình trạng dễ bị tổn thương trước thiên tai cũng là vấn đề nổi cộm. Cụ thể, theo kết quả phỏng vấn ban giám hiệu nhà trường, xã Quảng Nham chưa có trường nào lập được kế hoạch khẩn cấp về Phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai trong nhà trường. Đồng thời, khi quan sát tại 4 trường trên địa bàn chúng tơi phát hiện khơng có biển truyền thơng hay cảnh báo nào về thiên tai – biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, việc phát huy ý kiến của học sinh trong việc giảm nhẹ thiên tai trong trường học cịn hạn chế.

b. Tình trạng dễ bị tổn thương do nguyên nhân khách quan

- Việc triển khai chiến lược quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 và Đề án 1002 chỉ mới bắt đầu được quan tâm ở cấp trung ương và tỉnh, chưa có một hoạt động triển khai cụ thể nào tại xã Quảng Nham và các xã lân cận nên cán bộ chưa thể làm quen ngay với cách làm và phương án phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai theo cách tiếp cận mới được.

- Cơng việc phịng tránh giảm nhẹ thiên tai cho cộng đồng vẫn được xem như là công việc của cán bộ phòng chống lụt bão, các ban ngành, đoàn thể khác và người dân ít liên quan. Điều này dẫn đến việc thực hiện cơng tác phịng tránh, giảm nhẹ và thích ứng của các ban ngành có liên quan khơng được xem xét và lồng ghép thực hiện đầy đủ, nguy cơ rủi ro lớn khi bị thiên tai tác động.

Từ những phân tích kết quả ở trên cho thấy mức độ dễ bị tổn thương tại xã Quảng Nham là cao do những hạn chế về vị trí địa lý, tập quán sản xuất và nhận thức, ý thức phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai của người dân và chính quyền đạ phương. Về vị trí xã có 10/13 thơn giáp biển, đã và sẽ bị tác động mạnh của bão, áp

thấp nhiệt đới, lũ lụt – ngập úng và sạt lở đất nhất là thôn Tân và thôn Tiến. Mặt khác, mùa đánh bắt tập trung trùng vào thời kỳ bão gió nên nguy cơ rủi ro cao. Bên cạnh đó đời sống người dân còn thấp, cơ sở hạ tầng chưa được kiên cố, tỷ lệ hộ nghèo cao. Điều này địi hỏi chính quyền và người dân xã Quảng Nham phải tiến hành các giải pháp để giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương này trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá rủi ro thiên tai có sự tham gia của cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại xã quảng nham, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa002 (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)