Độc tính Pb

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự tích lũy kim loại nặng (as, cd, pb) trong đất trồng rau ở huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 39 - 41)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.5. Các nghiên cứu về Pb liên quan đến môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời

1.5.1. Độc tính Pb

Pb là một loại kim loại mềm, màu sáng, chuyển thành sẫm khi tiếp xúc với khơng khí. Chì (Pb) xếp thứ 82 trong bảng tuần hoàn các ngun tố hố học và

Lª ThÞ H-êng K18 Cao häc M«i tr-êng

lƣợng phân tử là 207, Pb nóng chảy ở nhiệt độ 327,500C, và sôi ở 17400C. Pb nguyên chất hòa tan rất kém.

Pb thƣờng có nhiều ở các khu mỏ, các khu cơng nghiệp: Pin, luyện kim Cu, sứ, kính, dầu, mỏ, sản xuất phân phosphate, than, xăng dầu…Sản phẩm của núi lửa, cháy rừng, nƣớc biển cũng là những nguồn chứa nhiều Pb. Nguồn chì quan trọng trong khí quyển là do khí xả của động cơ đốt trong dùng xăng hay dùng dầu có pha chì.

Trong đời sống thực vật và động vật, gia tăng nồng độ của chì làm kìm hãm hầu hết các quá trình sinh lý cơ bản (E. Michalak và Wierzbicka,1995) [29]. Ở thực vật Pb ảnh hƣởng đến nhiều quá trình sống của cây nhƣ: Thay đổi tính thấm của màng tế bào, kìm hãm sinh tổng hợp protein, ức chế một số enzyme, ảnh hƣởng đến q trình hơ hấp, quang hợp, mở lỗ khí và thốt hơi nƣớc (Nguồn: Jack E Fergusson, 1991[31]).

Đối với ngƣời, sự lây nhiễm Pb chủ yếu qua thức ăn bị nhiễm bẩn, một phần nhỏ đƣợc bổ sung bởi sự hít thở [11]. Sự nguy hiểm của thức ăn có chứa Pb ở chỗ khi chúng vào cơ thể ngƣời, chúng khơng bị đào thải ra ngồi mà tích luỹ dần trong một số cơ quan quan trọng nhƣ não, tuỷ xƣơng .Trung bình ngƣời dân ở các thành phố lớn mỗi ngày đƣa vào cơ thể từ khơng khí 10µg Pb, từ nƣớc (dạng hồ tan hoặc dạng phức) 15µg Pb và từ các nguồn lƣơng thực, thực phẩm 200 µg Pb. Bài tiết ra khoảng 200 µg Pb, nhƣ vậy cịn khoảng 25 µg Pb đƣợc giữ lại trong xƣơng [4].

Vì chì và canxi giống nhau về mặt hố học nên chì có thể đổi chỗ cho canxi nằm lại trong cơ thể, xƣơng là nơi tàng trữ chì trong cơ thể, ở đó chì tƣơng tác với photpho trong xƣơng rồi truyền vào các mô mềm của cơ thể và thể hiện độc tính của nó [26]. Pb sẽ thế chỗ của các kim loại khác trong enzym, làm thay đổi hoạt tính các enzym dẫn đến ung thƣ [4] hoặc gây nên sự thiếu hụt rõ ràng đối với các nguyên tố cần thiết cho cơ thể. Cụ thể là: Pb cạnh tranh với sắt trong ruột; kìm hãm sự kết hợp của sắt với Protoporphyrin IX, gây ra sự thiếu hụt Fe; Pb làm tăng sự thiếu hụt Ca, ngƣợc lại Ca cũng làm giảm độc tính của Pb; Pb gây nhiễu loạn các enzyme chứa

Lê Thị H-ờng K18 Cao häc M«i tr-êng

Zn, bổ sung Zn có thể làm giảm ảnh hƣởng của Pb, Pb gia tăng làm thiếu Cu [31]. Chì phá huỷ q trình tổng hợp hemoglobin và các sắc tố hơ hấp khác trong máu nhƣ xitocrom. Nhƣ vậy nhiễm độc chì dẫn đến các bệnh về máu [4]. Khi hàm lƣợng chì trong máu khoảng 0,3 ppm thì nó ngăn cản q trình sử dụng ơxi để ơxi hoá glucoza tạo ra năng lƣợng cho quá trình sống. Khi chì trong máu vƣợt quá 0,3 ppm cơ thể sẽ thiếu máu do thiếu hemoglobin. Nếu hàm lƣợng chì trong máu nằm trong khoảng 10-20µg/dl gây giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh, 10 - 25µg/dl gây đột biến nhiễm sắc thể, 30µg/dl gây độc đối với bào thai, 30 – 40 µg/dl giảm khả năng sinh nở, 80µg/dl gây viêm thận, khi nồng độ chì trong máu lên đến 100 – 120 µg/dl ( ở ngƣời lớn) và 80 – 100 µg/dl (ở trẻ em), chì sẽ gây chết ngƣời [31].

Khi cơ thể bị ngộ độc chì thì các chất chống tính độc của chì là các hố chất có khả năng tạo phức chelat với Pb2+. Ví dụ phức chelat của canxi có thể dùng giải độc chì vì phức chelat chì bền hơn phức chelat canxi nên Pb2+

sẽ thay thế chỗ Ca2+ trong phức chelat, kết quả là phức chelat chì đƣợc tạo thành tan và đào thải ra ngồi qua nƣớc tiểu. Vì vậy ngƣời ta chống độc chì bằng cách cho nạn nhân ngộ độc chì uống dung dịch chelat canxi. Ngồi ra các hố chất dùng để giải độc chì là EDTA, 2,3- dimercapto propanol, penicillamin…chúng tạo với chì thành các phức chất chelat [26]

Qua các dẫn chứng trên cho thấy, chì (Pb) là một nguyên tố rất độc đối với động thực vật và con ngƣời, do đó việc nghiên cứu về Pb là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự tích lũy kim loại nặng (as, cd, pb) trong đất trồng rau ở huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 39 - 41)