Các giải pháp giảm thiể uô nhiễm môi trƣờng LVS Nhuệ-Đáy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ kim loại nặng trong trầm tích lưu vực sông nhuệ đáy và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường (Trang 67 - 69)

3.3.1. Giải pháp quản lý

Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy, trầm tích LVS Nhuệ - Đáy đang có dấu hiệu bị ơ nhiễm KLN, để có thể làm giảm thiểu sự ô nhiễm này vào LVS Nhuệ - Đáy cần phải có sự phối hợp của nhiều ban ngành, từ địa phƣơng đến Trung ƣơng và các cơ quan đoàn thể trên địa bàn LVS. Các địa phƣơng nên thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật về môi trƣờng và tăng cƣờng quản lý, kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải và việc xả thải các chất thải có chứa hàm lƣợng KLN của các nhà máy, xí nghiệp, khu cơng nghiệp và các làng nghề trên địa bàn vào mơi trƣờng nói chung và mơi trƣờng nƣớc mặt nói riêng. Ngồi ra, các cơ quan chức năng cũng cần giám sát việc thực thi báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng và giấy phép xả thải của các dự án đã và đang đi vào hoạt động sản xuất.

3.3.2. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục

Chính quyền, địa phƣơng cần tích cực tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trƣờng, trƣớc hết là đối với những cơ sở sản xuất, làng nghề, khu cơng nghiệp, vì đây là thành phần xả thải nhiều nhất các chất ơ nhiễm ra ngồi mơi trƣờng; tiếp đó là lồng ghép vào các chƣơng trình học, từ bậc mầm non đến đại học, đến mọi tầng lớp trong xã hội để họ có ý thức giữ gìn chung, dần từ bỏ thói quen xả chất thải bừa bãi vào mơi trƣờng nói chung và mơi trƣờng nƣớc mặt nói riêng.

Phối hợp và khuyến khích ngƣời dân tham gia cơng tác giám sát môi trƣờng và cung cấp thông tin về diễn biến chất lƣợng môi trƣờng tại địa phƣơng để các ban ngành có liên quan kịp thời phát hiện, xử lý các sự cố trƣớc khi chất thải đƣợc xả ra môi trƣờng.

3.3.3. Giải pháp khoa học kỹ thuật

Cần thiết kế xây dựng hệ thống thu gom nƣớc thải sinh hoạt, tách rác và hệ thống xử lý nƣớc thải đạt hiệu quả xử lý 95%, nhằm hạn chế các chất ô nhiễm trong nƣớc thải đổ vào các con sông nội đô nhƣ sông Lừ, sông Sét và sông Tô Lịch rồi từ đó đổ vào sơng Nhuệ.

Đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp cần thiết hƣớng tới sản xuất sạch, ít chứa hàm lƣợng KLN trong nguyên liệu và thành phẩm. Tiếp đó, cần phải xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải, rác thải tại nguồn đạt tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật đƣa vào vận hành, không để chất thải thải tràn ra ngồi gây ơ nhiễm nguồn nƣớc mặt và về lâu dài ngấm xuống đất gây ô nhiễm nƣớc ngầm. Đồng thời, quản lý, lập dự án xử lý chất thải, xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh, phân loại và tái chế các loại rác thải.

Sử dụng biện pháp làm giảm nồng độ ô nhiễm của các nguồn thải khi xả nƣớc thải bằng cách tạo dòng chảy mạnh (cống thải có độ dốc, ...) nhằm tăng cƣờng sự khuếch tán ô xi vào nƣớc, làm tăng khả năng tự phân huỷ chất ô nhiễm trong tự nhiên.

Tại các địa phƣơng tăng cƣờng đầu tƣ nâng cấp, sửa chữa và xây dựng các hệ thống chứa nƣớc, hệ thống kênh dẫn để điều tiết, tàng trữ nƣớc dùng cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo đủ lƣợng nƣớc cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất cũng nhƣ làm tăng quá trình hịa lỗng tự nhiên các chất ô nhiễm.

Đối với những ao NTS tại các tỉnh dọc LVS Nhuệ - Đáy, sử dụng nguồn nƣớc chính từ LVS này để ni trồng thủy sản, cần phải sử dụng một phần diện tích nhất định, ngăn làm ao chứa lắng để xử lý nguồn nƣớc đảm bảo chất lƣợng trƣớc khi cấp vào ao ni. Ngồi ra, có thể đầu tƣ thêm hệ thống quạt nƣớc để bổ sung ô xi cho ao nuôi trong những trƣờng hợp cần thiết.

Cần đẩy mạnh việc quy hoạch những vùng NTS nhỏ lẻ thành những vùng NTS tập trung, để dễ quản lý thống nhất và để ngƣời nuôi tập trung nguồn lực (tài chính, kỹ thuật...) đầu tƣ NTS có hiệu quả.

KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ kim loại nặng trong trầm tích lưu vực sông nhuệ đáy và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường (Trang 67 - 69)