Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ phát thải khí nhà kính liên quan đến chất thải sinh hoạt hữu cơ bằng phân tích dòng và đề xuất giải pháp giảm thiểu khu vực thị trấn châu quỳ huyện gia lâm (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG II : ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tiếp cận chủ yếu dựa trên nguyên tắc cân bằng vật chất: một vật chất có thể trao đổi hoặc di chuyển trong một hệ thống kín, đi vào hoặc đi ra một hệ thống mở, nhưng không thể tạo ra hay biến mất. Khái niệm này được áp dụng để tính tốn trong nghiên cứu. Nghiên cứu này thiết lập một sơ đồ cho việc phân tích dịng cơ chất và sẽ tổng quan và mô tả số lượng các công việc cần thực hiện khi áp dụng MFA.

2.3.1 Thu thập, xử lý số liệu

Các thông tin số liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như báo cáo thống kê, nhật ký vận chuyển chất thải tại bãi rác Kiêu Kỵ, Gia Lâm, các văn bản, báo cáo cấp tỉnh/thành phố, huyện và xã và các nguồn thông tin số liệu từ các đề tài nghiên cứu khoa học.

- Số liệu về tổng lượng, thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn: Được thu thập dựa vào báo cáo.

- Số liệu dân cư, địa thủy nhưỡng: Được thu thập dựa trên báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm.

- Số liệu định lượng rác thải phát thải hộ gia đình: được thu thập dựa vào số liệu tổng hợp, kết hợp sử dụng phiếu phòng vấn, điều tra.

Tuy nhiên, do nguồn dữ liệu và độ tin cậy của dữ liệu mà việc thu thập dữ liệu bị hạn chế bởi nhiều lý do (trang thiết bị đo đạc, tài chính và nguồn nhân lực), do vậy tính nhất qn và chính xác của một số thơng tin dữ liệu chưa được cao.

b. Xử lý số liệu:

- Phương pháp xác định lượng rác thải được thu gom: Tiến hành theo dõi

việc tập kết rác thải tại các điểm tập kết rác thải của thị trấn Trâu Quỳ để đếm số xe đẩy tay chứa rác trong một ngày, tuần và trong tháng. Các xe đẩy tay được chở đến điểm tập kết vào đúng giờ quy định và cho lên xe chở rác chuyên dùng của xí nghiệp mơi trường đơ thị Gia Lâm. Với phương pháp đếm số xe và cân để xác định thành phần, tỷ lệ rác thải sẽ giúp biết được khối lượng rác thải phát sinh hàng ngày. Do lượng rác thải thường ổn định từ các nguồn thải, rất ít bị biến động. Sau đó tiến hành xác định khối lượng và sau đó tính trung bình.

- Phương pháp xác định lượng rác thải bình quân/người/ngày và thành

phần rác thải tại các phường, xã:

+ Đối với rác hộ gia đình và khu dân cư: chọn 10 hộ để tiến hành khảo sát

lấy mẫu rác thải phân tích. Việc lựa chọn các hộ theo tiêu chí cân đối về tỷ lệ giữa các hộ giàu (1 hộ), hộ khá (4 hộ), hộ trung bình (5 hộ). Trên cơ sở số liệu điều tra của UBND thị trấn Trâu Quỳ về tỷ lệ giàu nghèo trên địa bàn.

* Tiến hành phát phiếu khảo sát cho các hộ.

* Đến từng hộ gia đình thí điểm cân rác vào giờ cố định trong ngày 1lần/ngày.

* Số lần cân rác của mỗi hộ gia đình lặp lại 3 lần/tháng (cân trong 4 tháng). Giữa các ngày cân rác trong tuần, trong tháng có sự luân chuyển để cân được vào các ngày đầu tuần, giữa tuần, cuối tuần trong tháng. Rác sau khi thu gom, cân thì được đổ vào xe thu gom vào các điểm tập trung rác của từng phường, xã.

* Từ kết quả cân thực tế rác tại các hộ gia đình, tính được lượng rác thải trung bình của 1 hộ/ngày, và lượng rác thải bình quân/người/ngày.

* Phân loại rác tập trung tại bãi rác khu dân cư tiến hành phân loại rác trong 1 tháng, mỗi tuần 2 lần vào 2 ngày cố định trong tuần thu gom, cân trọng lượng rác thải vô cơ, hữu cơ quy thành tỷ lệ % trọng lượng.

+ Đối với rác tại các chợ: Dựa vào đặc điểm các chợ: số lượng các chợ,

thời gian họp chợ, chu kỳ họp chợ là thường ngày hay theo phiên và từ đó thu thập số liệu như sau:

Nếu điạ bàn nghiên cứu được thu gom rác thải tập trung thì tiến hành đếm số xe đẩy tay chở rác trong ngày, tháng hoặc kiểm kê khối lượng tại bãi chôn lấp rác thải Kiêu Kỵ. Sau đó ước tính khối lượng trung bình lượng rác/ngày/tháng, sẽ biết được lượng phát sinh và thu gom.

Nếu điạ bàn nghiên cứu chưa tổ chức thu gom rác: sau mỗi lần họp chợ, khi rác được thu gom thành đống thì tiến hành cân và tính khối lượng trung bình/ngày/tháng.

Số lần cân lặp lại 2 lần/tháng (trong 4 tháng).

+ Đối với rác tại các cơ quan công sở, trường học: Do các đặc điểm nghề

nghiệp và tính chất cơng việc, nghề nghiệp là khá giống nhau. Tiến hành điều tra về số lượng các cơ quan, trường học, ở các phường, xã các thông tin về: số nhân viên, số học sinh, sinh viên, số cán bộ giáo viên, loại hình sản xuất, đặc thù rác

thải của cơ quan, trường học. Sau đó căn cứ vào quy mơ, lượng người của từng nhóm cơng sở, trường học để ước tính khối lượng rác thải cho những nhóm có đặc điểm tương tự nhau: lựa chọn một số cơ quan, trường học (mẫu giáo, tiểu học, trung học, UBND) và sau đó cân thí điểm (cân 2 lần/tháng và cân trong 4 tháng) rồi tính trung bình lượng rác/ngày/tháng hoặc tiến hành đếm các xe thu gom. Rồi ước tính khối lượng rác được thu gom, phát sinh và sau đó tính trung bình lượng rác/ngày/tháng. Trường hợp địa bàn nghiên cứu đã ký hợp đồng xử lý với cơng ty xử lý thì lấy số liệu thu thập tại bãi xử lý chất thải.

2.3.2 Điều tra, khảo sát, phỏng vấn

Nội dung điều tra, khảo sát thực địa bao gồm: Thu thập dữ liệu cho nghiên cứu; tiến hành khảo sát thực địa và phỏng vấn trực tiếp (cơng nhân, đại diện hộ gia đình cán bộ phụ trách môi trường, cán bộ phụ trách bãi xử lý Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm)

Luận văn cũng đưa ra một phiếu phỏng vấn điều tra để thống kê lượng rác, thành phần rác tại các hộ gia đình (Phụ lục 01).

2.3.3 Phân tích hệ thống

Phương pháp này xác định các dòng vật chất và năng lượng vào, ra q trình chuyển hóa các dịng vật chất của hệ thống trong giới hạn đối tượng và thời gian nghiên cứu. Tại địa bàn nghiên cứu, rác thải sinh hoạt được tồn tại ở hai trạng thái: Được thu gom và đổ thải không được thu gom. Trong phạm vi nghiên cứu, chỉ đề cập chủ yếu tới dịng chuyển hóa vào ra của chất thải sinh hoạt hữu cơ phát thải khí metan.

- Đối với lượng chất thải phát sinh: Tiến hành nghiên cứu tại 10 hộ thí điểm. - Đối với lượng chất thải sinh hoạt hữu cơ được thu gom, xử lý tại bãi chôn lấp rác thải Kiêu Kỵ, Gia Lâm.

2.3.4 Phương pháp đánh giá, phân tích và dự báo

Dựa vào tốc độ gia tăng dân số và lượng rác thải bình qn hàng ngày (có tính đến mức độ phát thải của cư dân đô thị), dự báo lượng rác thải phát sinh đến

năm 2020. Từ đó tính tốn lượng khí CH4 thốt ra từ rác thải sinh hoạt theo cơng thức đề nghị bởi IPCC (1995):

CH4 = ( WT x WF x MCF x DOC x DOCF x F x 16/12 – R ) x ( 1 – OX ) Trong đó:

WT: Tổng lượng rác phát sinh (tấn/ năm) WF: Phần trăm lượng rác đưa đến bãi chôn lấp MCF: Giá trị mặc định của tham số methane (0,6) DOC: Phần trăm DOC trong rác thải

DOCF: Giá trị sai số của DOC (giá trị mặc định là 0,7)

F: Phần trăm của khí CH4 trong bãi chơn lấp (giá trị mặc định là 0,5) R: Khí methane thu hồi được (tấn/năm)

OX: Tỷ lệ oxy hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ phát thải khí nhà kính liên quan đến chất thải sinh hoạt hữu cơ bằng phân tích dòng và đề xuất giải pháp giảm thiểu khu vực thị trấn châu quỳ huyện gia lâm (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)