CHƯƠNG I : TỔNG QUAN
1.3. GIỚI THIỆU LƯU VỰC NGHIÊN CỨU
1.3.2. Địa hình địa mạo
Địa hình lưu vực sơng Cầu đa dạng và phức tạp bao gồm cả 3 dạng địa hình: miền núi, trung du và đồng bằng. Ở phía bắc và tây bắc có những đỉnh núi cao trên
1000m (Hoa Sen 1525m, Phia Đeng 1527m, Pianon 1125m). Ở phía đơng có những đỉnh núi cao trên 700m (Cóc Xe 1131m, Lung Giang 785m, Khao Khiên 1107m). Dãy núi Tam Đảo ở phía tây có đỉnh Tam Đảo cao 1592m, chạy theo hướng tây bắc-đơng nam. Nhìn chung, địa hình lưu vực thấp dần theo hướng tây bắc-đông nam.
Thung lũng sơng phía thượng lưu và trung lưu nằm giữa cánh cung sông Gâm và cánh cung Ngân Sơn - Yên Lạc. Đường phân nước của lưu vực sông Cầu được xác định rõ ràng. Thượng lưu sông Cầu chảy trong vùng núi theo hướng gần bắc - nam, cao trung bình 300-400 m, có những đỉnh cao tới 1326-1525 m; lịng sơng hẹp và rất dốc, nhiều thác ghềnh; uốn khúc quanh co, hệ số uốn khúc lớn (lớn hơn 2,0); độ rộng trung bình trong mùa cạn khoảng 50-60 m và mùa lũ tới 80-100 m; độ dốc đáy sơng đạt trên 10 o
/oo.
Trung lưu, có thể kể từ Chợ Mới, nơi sơng Cầu cắt qua cánh cung Ngân Sơn chảy theo hướng tây bắc - đông nam trên một đoạn khá dài, rồi lại trở lại hướng cũ cho tới Thái Nguyên. Đoạn này thung lũng sông mở rộng, núi đã thấp xuống rõ rệt và ở xa bờ sơng; độ cao trung bình chỉ khoảng 100-200 m, độ dốc đáy sông cũng giảm chỉ còn khoảng 0,5 o
/oo. Lịng sơng cịn mở rộng tới 80-100 m, dịng sơng cịn uốn khúc mạnh (hệ số uốn khúc 1,90).
Hạ lưu, kể từ dưới Thác Huống cho tới Phả Lại, hướng chảy của dịng sơng lại chuyển sang hướng tây bắc - đơng nam. Địa hình hai bên sơng cao trung bình 10- 25m và độ dốc sơng chỉ cịn 0,1 o
/oo; lịng sơng rộng tới 70-150 m và sâu trung bình từ 3-7 m trong mùa cạn.