CHƯƠNG I : TỔNG QUAN
1.3. GIỚI THIỆU LƯU VỰC NGHIÊN CỨU
1.3.8. Đặc điểm kinh tế-xã hội
1) Dân cư
Lưu vực sông Cầu là một vùng tập trung khá đông dân cư, theo Tổng cục Thống kê [10], tổng dân số trên lưu vực sông Cầu đến 01/4/2009 là 3.334.743 người thuộc nhiều dân tộc khác nhau, trong đó đơng nhất là dân tộc Kinh. Mật độ dân số bình quân trên lưu vực 553 người/km2 . Các địa phương trên lưu vực có mật độ dân số cao là thành phố Thái Nguyên (1739 người/km2), các huyện thuộc Hà Nội như: Mê Linh (1322 người/km2), Đông Anh (1796 người/km2), Sóc Sơn (921người/km2), Gia lâm (2125 người/km2), Thành phố Bắc Ninh (1354 người/km2), huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (1050 người/km2). Khu vực có mật độ dân số thấp là các huyện thuộc tỉnh Bắc Kạn như Bạch Thông (55,4 người/km2), Chợ Đồn (52,8 người/km2), Chợ Mới (60,6 người/km2).
2) Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Theo Báo cáo tổng hợp dự án “Rà soát, cập nhật bổ sung quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cầu - sông Thương” của Viện Quy hoạch Thủy lợi năm 2007 [18], tình hình kinh tế - xã hội trên lưu vực sông Cầu có nền nơng nghiệp phát triển khá lâu đời, song do đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên nên việc sản xuất nơng nghiệp vừa mang tính chất canh tác của vùng đồng bằng và lại có tính chất của vùng trung du và miền núi. Về công nghiệp trong lưu vực chủ yếu tập trung ở các tỉnh vùng trung du và đồng bằng. Các ngành có lợi thế về tài nguyên như vật liệu xây dựng, nông sản thực phẩm, cơ khí, giày da, may mặc cũng đã được đầu tư phát triển. Về Giáo dục, văn hóa và y tế được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng đầu tư do đó phát triển khá tốt. Về mạng lưới giao thông trong lưu vực sông Cầu phân bố tương đối đều, đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu giao thơng, vận chuyển hàng hố của các tỉnh trong lưu vực cũng như trao đổi hàng hố với cả nước. Có 3 loại đường giao thơng cùng tồn tại và có thể sử dụng đó là: đường bộ, đường sắt và đường sông. Về Lâm nghiệp, lưu vực sơng Cầu có diện tích rừng khá lớn, được phân bố chủ yếu ở các huyện Bạch Thông, Chợ Đồn và Chợ Mới (Bắc Kạn), Định Hoá, Đại Từ và Võ Nhai (Thái Nguyên). Trải qua nhiều thập niên rừng của các tỉnh trong lưu vực đã bị khai thác bừa bãi dẫn đến tài nguyên rừng bị nghèo kiệt, một phần đất rừng bị thoái hoá trở thành đất trống đồi núi trọc. Hiện nay diện tích đất trống đồi núi trọc chiếm khoảng 39% diện tích đất lâm nghiệp.