Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 2015 của huyện đức linh tỉnh bình thuận (Trang 28 - 32)

CHƢƠNG I :TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Đức Linh

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý

Đức Linh là một huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Bình Thuận, trung tâm huyện cách thành phố Phan Thiết 140 km về phía Đơng. Tồn huyện có 13 đơn vị hành chính, gồm 02 thị trấn và 11 xã.

Tọa độ địa lý nằm trong khoảng từ: 107o23'35.166'' đến 107o39'38.917'' Kinh độ Đông; và từ 11o00'26.672'' đến 11o23'01.391'' Vĩ độ Bắc;

- Phía Bắc giáp huyện Đạ Huoai tỉnh Lâm Đồng. - Phía Nam giáp huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai. - Phía Đơng giáp huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận.

- Phía Tây giáp huyện Định Quán và huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai.

b. Địa hình, địa mạo

Đức Linh là một huyện miền núi nên địa hình phức tạp, được chia làm 3 tiểu vùng như sau:

- Vùng núi cao: Nằm ở phía bắc huyện bao gồm các xã Đa Kai, Sùng Nhơn và Mê Pu diện tích khoảng 11.500 ha chiếm 21% diện tích đất tự nhiên. Vùng này chủ yếu là những dãy núi có độ cao trung bình từ 400m đến 900m.

- Vùng đồi gị lượn sóng: Nằm ở phía Nam huyện có độ cao từ 100m đến

150m, diện tích khoảng 19.000 ha, chiếm 36% diện tích tự nhiên. Đây là vùng trọng điểm cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả của Huyện. Độ dốc trung bình từ 3 - 8o.

- Vùng đồng bằng trung tâm: có địa hình tương đối bằng phẳng diện tích

khoảng 23.000 ha chiếm 43% diện tích tự nhiên, đây là vùng trọng điểm lúa và cây công nghiệp ngắn ngày của huyện. Độ dốc trung bình 0 - 3o

Nhìn chung địa hình của huyện đa dạng phức tạp gây khó khăn cho sản xuất và đời sống nhất là trong việc phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi giữa các vùng trong huyện; nhưng địa hình cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các vùng sản xuất chuyên canh như vùng chuyên lúa, cao su, điều, cây ăn quả ...

c. Khí hậu

Đức Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình; khí hậu phân ra hai rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, hàng năm khơng có mùa đơng khắc nghiệt.

Nhiệt độ bình quân cả năm là 26,080C nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 24,65oC (tháng 1), cao nhất là 28,42 0C.

Lượng mưa trung bình hàng năm giao động khoảng từ 1800 mm đến 2800 mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm tới 90% tổng lượng mưa trong năm.

Hàng năm có 2 mùa gió chính là gió mùa Đơng Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, gió mùa Tây Nam thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 11 vận tốc gió lớn nhất từ 18 - 27m/s, gió mang theo hơi nước thường gây mưa rào.

tháng 2 (71%) và cao nhất là tháng 8,9 (91%).

d. Thủy văn và nguồn nước * Tài nguyên nước mặt

Trên địa bàn huyện có Sơng La Ngà chảy qua, đây là một trong những con sơng có nguồn nước dồi dào nhất trong tỉnh Bình Thuận.

Đồng thời trong huyện cịn có rất nhiều các con suối: suối Gia Huynh, suối Lăng Quăng, suối Ráp Răng, suối Lạnh, suối MêPuKlong Du, suối Cầu đỏ, suối Nách (ở Đức Tín), suối Cầu Cháy… Phần lớn các suối trên địa bàn Huyện đều ngắn và dốc nên thoát nước nhanh, gây ra lũ lụt trong mùa mưa và hạn hán trong mùa khơ. Nhìn chung, nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Đức Linh khá dồi dào, cơ bản đáp ứng được nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp cộng với lượng mưa tập trung theo mùa nên việc xây dựng các cơng trình thủy lợi để tích trữ nước và phân phối sử dụng nước đòi hỏi nhu cầu vốn đầu tư rất lớn.

* Tài nguyên nước ngầm

Nguồn nước ngầm trên địa bàn Huyện có trữ lượng khá, chất lượng nước tương đối tốt, đáp ứng yêu cầu khai thác và xử lý phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp.

2.1.1.2. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất

Tài nguyên đất của huyện phong phú và đa dạng với 5 nhóm đất chính. Các nhóm đất phân bố trên 3 nền địa hình đặc trưng là vùng núi, vùng đồi và đồng bằng có những đặc điểm như sau:

* Nhóm đất cát

- Diện tích 2.520 ha chiếm 6,51 % tổng diện tích tự nhiên. Đất cát được hình thành do sự bồi tụ trong mùa lũ, các hạt cát thô được rửa trôi từ các sản phẩm phong hóa của đá macma acid (chủ yếu là đá Granit) ở các địa hình cao và khu vực đồi núi xung quanh bồi tụ lại. Đất có phản ứng chua và độ phì rất thấp.

*Nhóm đất phù sa

- Diện tích 12.479 ha, chiếm 32,23 % tổng diện tích tự nhiên. Phân bố dọc theo các sơng suối lớn trong vùng, có địa hình khá bằng phẳng và thấp. Đất phù sa được hình thànhtừ

trầm tích có nguồn gốc sông, suối, thành phần chủ yếu là cấp hạt mịn và trung bình.Hầu hết diện tích đất phù sa được bồi hiện đang sử dụng để trồng lúa, bắp, rau, đậu đỗ các loại, mía và cây ăn quả.

* Nhóm đất xám

Gồm 2 loại là đất xám trên phù sa cổ và đất xám Glây. Diện tích đất xám trên phù sa cổ khá lớn 10.318 ha, chiếm 26,65 % tổng diện tích tự nhiên. Đất xám trên phù sa cổ có độ phì nhiêu thấp nhưng nó lại rất đa dạng về các loại hình sử dụng. Bao gồm cả các cây lâu năm (cao su, điều, cây ăn quả…) lẫn cây hàng năm như: lúa, hoa màu và cây công nghiệp hàng năm. Đất xám Glây có diện tích ít, có 66 ha ở Thị trấn Đức Tài.

* Nhóm đất đỏ vàng

Diện tích 7.798 ha, chiếm 20,14 % tổng diện tích vùng nghiên cứu. Đất đỏ vàng phân bố ở vùng đồi núi và các bậc thềm đồi bát úp lượn sóng. Nhóm đất đỏ được chia ra 5 đơn vị phân loại gồm: Đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất vàng đỏ trên đá Macma acid, đất đỏ vàng trên đá sét, đất nâu vàng trên đá Bazan và đất nâu đỏ trên đá Bazan.

Hầu hết diện tích đất đỏ vàng hiện đang được dùng để trồng điều, cao su, cây ăn trái và các cây cơng nghiệp ngắn ngày.

* Nhóm đất đen

Nhóm đất đen huyện Đức Linh gồm một đơn vị phân loại là đất nâu thẫm trên sản phẩm phong hố của đá Bazan (Ru), diện tích khá lớn 5.533 ha.

Nhóm đất chưa điều tra: Nằm ở vùng núi cao phía Bắc Huyện, diện tích tự nhiên khoảng 9.911,2 ha chiếm 18,83% diện tích tự nhiên của Huyện.

b. Tài nguyên rừng

Diện tích rừng năm 2015 là 6.076,50 ha, trong đó diện tích rừng phịng hộ là 2.350,60 ha, chiếm 38,68%, diện tích rừng sản xuất là 3.725,90 ha, chiếm 61,32%. Công tác quản lý, bảo vệ rừng, trồng rừng tập trung và trồng cây phân tán dược quan tâm chỉ đạo. Phần lớn diện tích rừng đã có chủ quản lý.

c. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn huyện nguồn tài ngun khống sản có thể khai thác để phát triển kinh tế gồm có Nhóm năng lượng có than bùn ở vùng bàu Núi (Đa Kai), Bàu Sình (VũHồ) trữ lượng khơng nhiều, chủ yếu khai thác làm phân vi sinh; nhóm kim loại có wonfram ở Mê Pu; nhóm phi kim có các mỏ Diatomit, sét chịu lửa ở Đa Kai, sét gạch ngói, cuội, sỏi đỏ, cát xây dựng, đá xây dựng, đá Carbonat, nước khoáng...Với nguồn tài nguyên khoáng sản trên tạo điều kiện thúc đẩy ngành công nghiệp khai thác, chế biến trong những năm tới.

d. Tài nguyên nhân văn

Theo kết quả thống kê, dân số năm 2015 của huyện Đức Linh là 132.500 người. Tỷ lệ tăng dân số hàng năm là 1,04 %; trong đó, dân số thành thị là 36.464 người, chiếm 27,52% dân số tồn huyện; dân số nơng thơn là 96.036 người, chiếm 72,48% dân số toàn huyện. Tổng lao động năm 2015 là 63.372 người, chiếm 48,7% dân số của huyện. Tại huyện Đức Linh ngồi người kinh cịn có 13 dân tộc thiểu số khác nhau sống rải rác trên địa bàn toàn huyện như: K Ho, Châu Ro, Tày, Nùng, Mường, Hoa... . Cộng đồng các dân tộc anh em ln đồn kết, gắn bó, cần cù chịu khó trong lao động.

2.1.1.3 Thực trạng mơi trường

Các khu vực đô thị các cụm công nghiệp của huyện đang phát triển nên mức độ ơ nhiễm mơi trường nước, khơng khí, đất đai là vấn đề được đặt ra cần quan tâm giải quyết. Trong những năm sắp tới, cùng với quá trình khai thác các nguồn lợi một cách tối đa để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống thì việc tái tạo cảnh quan, dự kiến trước các biện pháp để kịp thời ngăn ngừa, hạn chế khắc phục ô nhiễm, bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên môi trường sinh thái là vô cùng cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 2015 của huyện đức linh tỉnh bình thuận (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)