Tình hình về ơ nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng tồn dư các hợp chất clo hữu cơ và photpho hữu cơ trong môi trường đất ở một số kho chứa hóa chất bảo vệ thực vật tại địa bàn huyện diễn châu tỉnh nghệ an (Trang 28)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Tình hình chung về ơ nhiễm mơi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu tạ

1.2.1. Tình hình về ơ nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại Việt Nam

tồn lưu tại Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Nghệ An

1.2.1. Tình hình về ơ nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại Việt Nam Việt Nam

Kết quả điều tra, thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường và báo cáo của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về các khu vực bị ơ nhiễm mơi

trường do hóa chất BVTV tồn lưu từ thời kỳ bao cấp, chiến tranh, khơng rõ nguồn gốc hoặc nhập lậu tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009 trên địa bàn tồn quốc có 1.153 điểm ơ nhiễm mơi trường do hóa chất BVTV tồn lưu, bao gồm 289 kho lưu giữ và 864 khu vực ơ nhiễm mơi trường do hóa chất BVTV tồn lưu trên địa bàn 38 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm: Cao Bằng, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Cần Thơ, Khánh Hịa, Đồng Tháp, thành phố Hồ Chí Minh, Phú Yên, An Giang, Kiên Giang, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Tiền Giang, Yên Bái, Bến Tre, Bình Thuận, Đăclăk. Cụ thể hiện trạng ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu gây ra như sau:

Trên địa bàn tồn quốc có trên 289 kho chứa hóa chất BVTV tồn lưu gây ơ nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn 35 tỉnh, thành phố. Trong 289 kho hóa chất BVTV tồn lưu hiện đang lưu giữ khoảng 217 tấn hóa chất BVTV dạng bột; 37.000 lít hóa chất BVTV và 29 tấn vỏ bao bì (trong đó có nhiều loại bao bì, vỏ chai, thùng phuy chứa đựng hóa chất BVTV khơng có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ) chủ yếu gồm các loại hóa chất: DDT, Basal, Lindan, thuốc diệt chuột, gián muối của Trung Quốc, Vinizeb-Echo, Xibuta, Kayazinno, Hinossan,... tập trung chủ yếu ở các kho thuốc của ngành y tế trong chiến tranh; kho bảo quản vũ khí của Quân đội; kho cũ của các xã, HTX, các cơ sở kinh doanh; tại kho của Chi cục BVTV, các trạm BVTV phục vụ nơng nghiệp, Nơng trường. Các kho hóa chất chủ yếu là các kho tạm, không đảm bảo vệ sinh môi trường và hầu hết được xây dựng từ những năm 1980 trở về trước, khi xây dựng chưa quan tâm đến việc xử lý, kết cấu, nền móng để ngăn ngừa khả năng gây ô nhiễm.

Đối với 864 khu vực hóa chất BVTV tồn lưu hiện đang chơn lấp khoảng 23,27 tấn hóa chất BVTV chủ yếu gồm các loại: DDT, Basal, Lindan, hóa chất diệt chuột, hóa chất diệt gián, muỗi của Trung Quốc, 666, Volphatoc, Vinizeb, Echo, Xibuta, Kayazinno, Hinossan, Viben-C, Ridostar... và nhiều loại vỏ bao bì hóa chất

không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Các hóa chất BVTV được chơn lấp tồn tại ở nhiều dạng khác nhau nhưng chủ yếu dưới dạng bột, dạng ống, thậm chí nhiều thùng phuy chứa hóa chất BVTV dạng dung dịch cũng được đem đi chôn lấp. Các khu vực ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu hiện đều nằm sát nhà dân. Việc xác định chính xác khối lượng thuốc BVTV đã được chơn lấp trước đây, diện tích đất bị ơ nhiễm do hóa chất BVTV là rất khó vì các khu vực này trước đây là nền kho thuốc BVTV cũ, đã sử dụng lâu năm trong thời kỳ chiến tranh và bao cấp, sau đó kho được phá bỏ và thuốc BVTV đã được đem đi chôn lấp khơng an tồn. Điều đáng lo ngại hơn, nhiều khu vực tồn lưu hóa chất BVTV trước đây nay đã được chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác, cụ thể: 251/864 khu vực hiện đã được cải tạo để xây dựng nhà ở; 14/864 khu vực đã được xây dựng và cải tạo thành trường mầm non, trường học trên nền khu vực có tồn lưu hóa chất BVTV; 26/864 khu vực đã xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân xã, nhà văn hóa, đường đi, đào ao thả cá, nghĩa trang, nhà để xe, sân chơi thể thao... Tuy nhiên, môi trường tại các khu vực này vẫn bị ô nhiễm, đặc biệt khi thời tiết thay đổi người dân sống xung quanh khu vực vẫn ngửi thấy mùi hóa chất BVTV bốc lên.

Danh mục chi tiết các tỉnh và số lượng các kho/khu vực ô nhiễm được chỉ ra ở bảng dưới đây.

Bảng 1.4: Danh sách các tỉnh có kho ơ nhiễm hóa chất BVTV tồn lưu trên tồn quốc

TT Tỉnh Kho hóa chất BVTV tồn lưu gây ơ nhiễm nghiêm trọng Kho hóa chất BVTV tồn lưu gây ơ nhiễm Kho hóa chất BVTV tồn lưu chưa xác định mức độ ô nhiễm 1. Điện Biên 1 2. Lai Châu 1 3. Yên Bái 3 4. Cao Bằng 1

5. Hà Giang 1 6. Tuyên Quang 2 1 7. Thái Nguyên 2 1 7 8. Lạng Sơn 2 1 9. Hải Dương 1 15 10. Bắc Giang 1 1 11. Nam Định 1 1 12. Hà Nam 3 13. Thái Bình 79 14. Quảng Ninh 2 1 15. Nghệ An 31 1 53 16. Hà Tĩnh 1 23 17. Quảng Bình 3 1 18. Quảng Trị 4 19. Đà Nẵng 2 1 20. Quảng Ngãi 1 21. Bình Định 7 22. Cần Thơ 3 23. Khánh Hòa 1 24. Đồng Tháp 1 25. TP. Hồ Chí Minh 1 26. Phú Yên 3 27. An Giang 1 28. Kiên Giang 4 29. Long An 1 30. Bà Rịa Vũng Tàu 4

31. Bạc Liêu 1 32. Tiền Giang 7 33. Bến Tre 2 34. Bình Thuận 1 35. Đắc Lắk 3 Tổng 51 8 230

Kết quả khảo sát sơ bộ năm 2009 tại các điểm nghi ngờ ô nhiễm tồn lưu tại các tỉnh thuộc 4 vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam của Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường, Tổng cục Môi trường cho thấy rằng:

- Tổng số kho thuốc BVTV được khảo sát là 260, trong đó có 32 kho thuốc bảo vệ thực vật được xếp loại là ô nhiễm nghiêm trọng, chủ yếu tập trung ở Hà Nội, Bắc Ninh, Tiền Giang và Long An. Hầu hết các kho chứa đều có diện tích lưu trữ và khối lượng lưu trữ tương đối nhỏ và phương thức lưu giữ phổ biến là kho nổi.

- Các kho chứa thuốc BVTV chủ yếu chủ hoạt động khoảng >10 năm, và đã ngừng hoạt động do đó khơng xác định được lượng lưu trữ thuốc và loại thuốc/hóa chất cụ thể. Tuy nhiên, các thuốc BVTV đã được sử dụng phổ biến nhất là các loại DDT, Basal, Lindan, hóa chất diệt chuột, hóa chất diệt gián, muỗi của Trung Quốc, DDT, Lindan, 666, Volphatoc,...

- Các kho lưu giữ thuốc BVTV, đặc biệt là các kho nhỏ cấp thôn, xã đa phần đều đã được chuyển đổi mục đích sử dụng như bãi đất trống, làm chỗ giữ xe, xây dựng trường học, trụ sở làm việc của chính quyền… nên khơng hồi cứu được thơng tin lịch sử. Đối với các kho lớn đang hoạt động, cơng tác lưu giữ an tồn và bảo vệ môi trường được thực hiện khá nghiêm túc.

- Một số kho thuốc BVTV tuy đã dừng hoạt động trên 10 năm vẫn có dấu hiệu ô nhiễm các thuốc bảo vệ thực vật như DDT, 666, Wofatox trong các mẫu đất, nước ngầm (độ sâu <10m) tại một số tỉnh phía Bắc như Bắc Ninh. Hơn nữa, các điểm ơ nhiễm hóa chất phát quang (dioxin) được sử dụng trong chiến tranh tại các

kho hóa chất sân bay Biên Hòa và sự phát hiện PCBs tại kho vật tư điện lực Tiền Giang cần được quan tâm đúng mức.

Tuy các nghiên cứu, đánh giá về hóa chất BVTV là tương đối nhiều nhưng các kết quả này vẫn chưa đưa vào bản đồ ô nhiễm, chưa đánh giá khả năng phát tán chất ô nhiễm tồn lưu trong nước và trong đất, chưa đánh giá rủi ro của ô nhiễm tồn lưu đến sức khỏe cộng đồng.

Sự hiểu biết và thói quen thực hành chưa đúng khi tiếp xúc với hoá chất BVTV, việc hủy bỏ sử dụng bao bì chứa hóa chất BVTV đều khơng tn theo một quy định cụ thể nào gây ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe cộng đồng rất lớn đặc biệt là đối với các hệ sinh thái trong khu vực

Công tác quản lý ô nhiễm tồn lưu hầu hết được thực hiện một cách bị động, theo các báo cáo, các kiến nghị của cộng đồng về vấn đề môi trường hoặc sức khoẻ cộng đồng, hơn là thực hiện một cách chủ động theo danh mục loại hình. Mặt khác, đặc thù của các điểm ô nhiễm tồn lưu là ở giai đoạn ban đầu, gần như khơng có các biểu hiện tác động đến con người và mơi trường nên rất khó nhận ra. Ngồi ra, cịn có sự chồng chéo nhau trong việc phân công quản lý và trách nhiệm với các điểm ơ nhiễm, ví dụ như các kho hố chất BVTV thì do các trạm, Chi cục BVTV thuộc Sở NN và PTNT quản lý, tuy nhiên, khi xảy ra các vấn đề về mặt môi trường thì chi cục BVMT lại phải chịu trách nhiệm quản lý và xử lý.

Khu vực và điểm ô nhiễm chủ yếu là các nền kho cũ được xây dựng từ thập niên 60 đến 80 bị phá hủy hoặc khu vực chơn lấp hóa chất trừ sâu trước kia. Nhiều vị trí chơn lấp đơn giản khơng có chống thấm, vì vậy nguy cơ phát tán xâm nhập vào môi trường là rất lớn. Điều đáng lo ngại hơn, các khu vực này lại phần lớn đã được cấp đất cho mục đích sử dụng khác như nhà trẻ, nhà văn hóa hay cấp đất dãn dân… chính vì vậy việc đánh giá mức độ ơ nhiễm cịn gặp nhiều khó khăn, trong 38 tỉnh đã khảo sát và điều tra có tới 818 kho và khu vực chưa có đánh giá mức độ ô nhiễm chiếm 70,1%. Danh sách các khu vực ơ nhiễm hóa chất BVTV sẽ tăng thêm trong thời gian tới vì có những nền kho cũ, khu vực chơn lấp chưa phát hiện được.

1.2.2. Tình hình chung về chất hố chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước và đất do tồn dư hóa chất BVTV đang là một vấn đề bức xúc hiện nay ở Nghệ An.Việc sử dụng, quản lý và bảo quản hóa chất BVTV trước đây chưa đúng quy định, đã gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe của người dân. Theo thống kê chưa đầy đủ hiện trên địa bàn tỉnh có 913 điểm tồn lưu hóa chất BVTV, chủ yếu ở các huyện Nghĩa Đàn, Nam Đàn, Yên Thành, Tân Kỳ, Đô Lương, Diễn Châu, Hưng Nguyên, Thanh Chương, Anh Sơn, Nghi Lộc, Tp Vinh... Điều đáng quan tâm là trên 80% các điểm tồn dư thuốc BVTV nằm ở vị trí đơng dân cư, khả năng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dần là không thể tránh khỏi.

Trước thực trạng tồn lưu của hóa chất BVTV đã gây ô nhiễm môi trường sinh thái và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người, UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo cho các ngành chức năng trong tỉnh phối hợp cùng các nhà khoa học thực hiện những biện pháp xử lý, giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường do hố chất bảo vệ thực vật gây ra. Từ năm 1999 đến nay, Trung ương và tỉnh đã xử lý được 08 điểm ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, cụ thể các điểm sau: Kho Hồ Sơn, huyện Đơ Lương; Kho Diễn Tân, huyện Diễn Châu; Kho Nông trường Vực Rồng, huyện Tân Kỳ; Kho Kim Liên 1 huyện Nam Đàn; kho Công Thành, huyện Yên Thành; kho Nghi Mỹ, huyện Nghi Lộc; Kho Dùng, huyện Thanh Chương; kho Hội người mù thành phố Vinh. Ngoài ra tỉnh đã đem đi xử lý bằng phương pháp đốt hơn 17 tấn hoá chất BVTV tồn đọng và quá hạn sử dụng. Các công nghệ xử lý thuốc BVTV đã được áp dụng chủ yếu dùng phương pháp hóa học chủ yếu sử dụng phương pháp Fenton để xử lý kết hợp với việc bao vây, ngăn chặn, trồng cây xanh và có hệ thống xử lý nước bề mặt. Hiện nay, theo các chuyên gia về xử lý hố chất thì việc xử lý đất nhiễm hóa chất BVTV tồn lưu chủ yếu biện pháp hóa học, cơ lập vùng ơ nhiễm và xử lý bằng phương pháp hoá sinh và vi sinh.

Triển khai thực hiện Thông báo số 160-TB/TU ngày 10/10/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về Đề án giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc trên địa

bàn tỉnh Nghệ An, ngày 30 tháng 10 năm 2007, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4360/QĐ.UBND.NN về việc phê duyệt đề án: Điều tra, thống kê, đánh giá sơ bộ mức độ ô nhiễm các điểm tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Nghệ An và đề xuất phương án xử lý, do Chi Cục Bảo vệ thực vật Nghệ An thực hiện. Mục tiêu của đề án từ nay cho đến năm 2010 sẽ cố gắng xử lý hết các điểm tồn dư thuốc BVTV.

Để thực hiện nhiệm vụ trên năm 2007 – 2008, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh

Nghệ An đã thực hiện đề án “Điều tra, thống kê, đánh giá sơ bộ mức độ ô nhiễm

các điểm tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Nghệ An và đề xuất phương án xử lý”. Kết quả cho thấy hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 913 địa điểm chứa thuốc BVTV nằm trên 19 huyện, thành và thị xã. Trong đó:

+ Huyện ít nhất là 01 địa điểm (Kỳ Sơn), huyện nhiều nhất là 126 địa điểm (Quỳnh Lưu).

+ Có 53 kho trước đây chứa thuốc BVTV hiện nay đã tu sửa làm nhà ở, lớp mầm non, trụ sở HTX và UBND xã. Bao gồm: Thành Phồ Vinh: 01 điểm; Anh Sơn: 02 điểm; Con Cuông: 10 điểm; Nghi Lộc: 04 điểm; Nam Đàn: 01 điểm; Yên Thành: 08 điểm; Đô Lương: 01 điểm; Hưng Nguyên: 01 điểm; Diễn Châu: 06 điểm; Tân Kỳ: 02 điểm; Thanh Chương: 05 điểm; Nghĩa Đàn: 02 điểm; Quỳnh Lưu: 09 điểm và 01 điểm ở Quỳ Châu.

+ Số địa điểm nằm gần khu dân cư có 808 điểm thuộc tất cả 18 huyện, thành, và thị xã trong tỉnh. Bao gồm: Thành Phố Vinh: 21 điểm; Anh Sơn: 28 điểm; Con Cuông: 21 điểm; Nghi Lộc: 56 điểm; Nam Đàn: 45 điểm; Yên Thành: 92 điểm; Đô Lương: 21 điểm; Hưng Nguyên: 47 điểm; Diễn Châu: 53 điểm; Tân Kỳ: 85 điểm; Thanh Chương: 79 điểm; Nghĩa Đàn: 62 điểm; Quỳnh Lưu: 104 điểm; Quỳ Hợp: 23 điểm; Quỳ Châu: 04 điểm; Quế Phong: 06 điểm; Tương Dương: 04 điểm; Cửa lò: 03 điểm và 01 điểm ở Kỳ Sơn.

+ Số địa điểm xa khu dân cư là 105 điểm. Bao gồm: Thành Phố Vinh: 01 điểm; Anh Sơn: 03 điểm; Con Cuông: 02 điểm; Nghi Lộc: 01 điểm; Nam Đàn: 02

điểm; Yên Thành: 06 điểm; Đô Lương: 03 điểm; Hưng Nguyên: 22 điểm; Diễn Châu:18 điểm; Tân Kỳ: 03 điểm; Thanh Chương: 16 điểm; Nghĩa Đàn: 06 điểm và Quỳnh Lưu: 22 điểm.

Con số này cho thấy mức độ ảnh hưởng không nhỏ của các điểm hoá chất BVTV tồn dư đến môi trường và cộng đồng. Trong số các điểm hoá chất BVTV tồn dư vượt ngưỡng cho phép có nhiều điểm vẫn nằm ngay trong khu dân cư đã, đang và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến môi trường đất, nước và nước ngầm cũng như sức khoẻ và sinh hoạt của người dân.

Căn cứ vào kết quả báo cáo của UBND tỉnh Nghệ An tại Công văn số 3800/UBND.ĐC ngày 19 tháng 6 năm 2009 và kết quả thống kê, khảo sát điều tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường từ năm 2005 đến năm 2009 cho thấy trên địa bàn huyện Diễn Châu có 12 khu vực và kho hố chất và thuốc BVTV được xếp loại ô nhiễm môi trường, 42 khu vực và 7 kho thuốc BVTV chưa được xếp loại do chưa có đầy đủ thơng tin.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Hiện trạng các kho và môi trường đất tại 03 khu vực (thuộc địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) có kho chứa hóa chất BVTV cụ thể:

- Kho thuốc BVTV tại xóm 6 - xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

- Kho thuốc BVTV tại xóm 1 HTX Tây Thọ - xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng tồn dư các hợp chất clo hữu cơ và photpho hữu cơ trong môi trường đất ở một số kho chứa hóa chất bảo vệ thực vật tại địa bàn huyện diễn châu tỉnh nghệ an (Trang 28)