Theo mô hình tổng cung, tổng cầu, ta có:
Y sẽ chệch khỏi sản lượng tiềm năng nếu giá thực tế lệch so với giá kỳ vọng. Mục tiêu của Chính phủ luôn là đảm bảo nâng cao đời sống nhân dân, tức là đảm bảo sản lượng thực tế đạt mức sản lượng tiềm năng. Vì vậy, về dài
hạn, chính phủ phải sử dụng các biện pháp để P - Pe = 0.
Để đạt được mục tiêu này, hiện nay nhiều nước như Khu vực đồng tiền chung Châu Âu, Hàn Quốc, Malaysia... đang áp dụng mô hình “lạm phát mục tiêu”. Theo đó, Chính phủ sẽ phải lựa chọn mục tiêu về lạm phát nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chỉ tiêu được chọn là lạm phát mục tiêu thường là chỉ tiêu mà Chính phủ có thể tác động được như “lạm phát cơ bản”, theo đó đã loại bỏ các nhân tố ngoài khả năng tác động của Chính phủ (như biến động giá năng lượng thế giới, hoặc những mặt hàng có giá cả biến động đột biến do khách quan). Theo đó, định kỳ, Chính phủ dự báo mức lạm phát sắp tới và thông báo cho công chúng, đồng thời sử dụng các công cụ điều tiết của mình để điều tiết mức lạm phát như mong muốn.
Đối với Việt Nam, về lâu dài, để kiểm soát lạm phát, Chính phủ cần điều hành theo hướng “lạm phát mục tiêu”. Để thực hiện được điều này, Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống thông tin số liệu để làm cơ sở tính toán, phân tích và lựa chọn chỉ tiêu nào được đặt làm chỉ tiêu lạm phát thay cho chỉ tiêu CPI hiện nay. Chỉ với hệ thống thông tin đầy đủ mới có thể dự báo chính xác mức độ lạm phát và đề xuất các giải pháp kịp thời./.
KẾT LUẬN
Năm 2007 nước ta gia nhập WTO mở ra một chương mới trong sự phát triển về mọi mặt, cả về kinh tế, văn hóa, giáo dục ... .Nhưng đồng thời nó cũng mang lại không ít khó khăn và thử thách. Lạm phát cũng là một thử thách không nhở khi nước ta đã hội nhập thì mọi biến động của thị trường, của thế giới đều anh hưởng đến nước ta.
Trong thời gian qua lạm phát không ngừng tăng cao. Nếu chính phủ không có biện pháp sử lý kịp thời thì nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển chung của đất nước. Mặt khác nếu chính phủ có biện pháp quá mức thì cũng không tốt. Nói tóm lại muốn kìm chế lạm phát thì phải dùng các biện pháp tổng hợp và mang tính ổn định cao.
Trong đề tài này tác giả mang đến cho người đọc cái nhìn tổng quát về lạm phát. Đi xem xét về nó trong các thời kỳ, các giai đoạn (2000-2008) của nước ta. Đồng thời tác giả đưa ra các nhóm giải pháp để kìm chế lạm phát cũng như nhiều kiến nghị tới các cơ quan chức năng về vấn đề này. Nói chung kìm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu trong thời gian gần đây. Nếu chúng ta biết tìm ra các giải pháp đúng đắn và áp dụng đúng thời điểm thì theo tác giả trong một thời gian không xa nền kinh tế nước ta sẽ ổn định và tiếp tục con đường xây dựng xã hội chũ nghĩa ở nước ta./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia,
2006
2 TiÕn sÜ Lª Ngäc Th«ng, (2006), Bµi gi¶ng Ph¬ng ph¸p luËn nghiªn cøu
khoa häc, Hµ Néi.
3 PGS.TS Nguyễn Văn Công, Bài giảng và thực hành lý thuyết kinh tế vĩ
mô, NXB Lao động, 2008
4 Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, Trường đại học Kinh tế quốc dân,
NXB Thống kê, 2002
5 Giáo trình Kinh tế Việt Nam, Trường đại học Kinh tế quốc dân, NXB Đại
học Kinh tế quốc dân, 2008
6 John Maynard Keynes, Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền
tệ, NXB Giáo dục, 1994
7 N.Gregory Mankiw, Nguyên lý kinh tế học tập I và II, NXB Thống kê,
2003
8 Báo cáo thường niên từ năm 2000 đến năm 2007 của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam