Các giải pháp trước mắt:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp về vấn đề lạm phát của Việt Nam trong những năm vừa qua (Trang 39 - 41)

Trên cơ sở những phân tích trên về diễn biến lạm phát và nguy cơ suy thoái, Việt Nam vẫn cần vừa phải thực hiện các giải pháp kiểm soát lạm phát, vừa phải thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng và hạn chế tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ lan rộng đến thị trường Việt Nam. Đó là:

(1) Về chính sách tiền tệ: Thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, ổn định hệ thống ngân hàng, ngăn chặn ảnh hưởng lan truyền của khủng hoảng nhằm đảm bảo vốn cho đầu tư phát triển, tăng tổng cầu và kiềm chế lạm phát.

- Trong thời gian vừa qua, NHNN đã thực hiện các biện pháp ổn định hệ thống ngân hàng như hỗ trợ tái cấp vốn ngắn hạn cho các TCTD thông qua nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ tái cấp vốn khác, tập trung ưu tiên vốn cho phát triển sản xuất, xuất khẩu, các dự án kinh tế trọng điểm quốc gia và cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt từ cuối tháng 9, khi lạm phát tăng chậm lại và thậm chí là giảm trong tháng 10, để hỗ trợ một phần chi phí cho các TCTD, tạo điều kiện cho các TCTD giảm lãi suất cho

bắt buộc (từ 7,8%/năm lên 13%/năm), tăng lãi suất cho tiền gửi DTBB (từ 1,2%/năm - 3,6%/năm - 5%/năm-10%/năm). Đến cuối tháng 10/2008, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, chủ động hạn chế tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý, bền vững, NHNN đã thực hiện giảm các mức lãi suất xuống 1% (lãi suất cơ bản: 13%/năm; lãi suất chiết khấu: 12%/năm; lãi suất tái cấp vốn: 14%/năm), đồng thời cho phép các TCTD được thanh toán tín phiếu NHNN bắt buộc trước hạn.

- Thực hiện điều hành tỷ giá linh hoạt. Trường hợp dòng vốn nước ngoài có xu hướng rút ra, ngoài việc bán ngoại tệ để ổn định tỷ giá, kiểm soát lạm phát, NHNN cần phải sử dụng các biện pháp hỗ trợ sản xuất, tránh để ảnh hưởng mạnh đến lãi suất trong nước và đầu tư cũng như sản lượng của nền kinh tế.

- Trong điều kiện lạm phát tiếp tục âm như trong tháng 10, Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện ngay các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ để ổn định lạm phát và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế như đã đặt ra (khoảng 7%/năm vào năm 2008). Các biện pháp có thể áp dụng là giảm các mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Đồng thời tiếp tục bơm vốn qua thị trường mở và tái cấp vốn.

(2) Về chính sách tài khoá: Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ ngân sách Nhà nước thông qua các biện pháp:

- Lựa chọn dự án đầu tư có hiệu quả, cắt giảm những công trình, dự án chưa thực sự cần thiết. Biện pháp này nhằm tăng cung hàng hoá, giảm lạm phát và tăng thu nhập.

- Thực hiện rà soát các khoản chi thường xuyên, tiết kiệm chi thường xuyên. Cắt giảm các khoản chi tiếp khách, các đoàn đi nước ngoài bằng

phấn đấu thu ngân sách nhà nước vượt dự toán để tăng cường cho các quỹ xã hội. Việc giảm chi ngân sách nhà nước có tác dụng làm giảm tổng cầu, và kiềm chế lạm phát.

- Rà soát các mức thuế xuất đối với các mặt hàng thiết yếu như sắt thép, xi măng trong trường hợp giá cả thế giới tăng cao. Tăng thuế đối với những mặt hàng tiêu dùng xa xỉ phẩm, không thiết yếu cho đời sống kinh tế. Rà soát các loại phí để giảm chi phí cho doanh nghiệp nhằm khuyến khích đầu tư.

(3) Về chính sách thương mại đầu tư:

- Đảm bảo cân đối cung cầu hàng hoá, ngăn chặn kịp thời các hành động đầu cơ tăng giá, tình trạng gian lận thương mại, trốn lậu thuế và buôn lậu. Tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý giá.

- Rà soát các thủ tục hành chính trong việc cấp phép đầu tư, giảm thiểu các chi phí đầu tư cho doanh nghiệp; đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong các hoạt động đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng cung hàng hoá và hạ giá thành sản phẩm.

(4) Các biện pháp khác:

- Tăng cường công tác dự báo nhằm đưa ra các giải pháp có hiệu quả. Tạo lòng tin của dân chúng về các giải pháp của Chính phủ, qua đó giảm dần mức chênh lệch giữa lạm phát kỳ vọng và lạm phát thực tế để tăng sản lượng.

- Thực hiện thông tin thường xuyên để ổn định tâm lý người dân về mục tiêu và các biện pháp của Chính phủ, qua đó định hướng người dân và doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh, tiêu dùng, lượng hoá tỷ lệ lạm phát trong các hoạt động kinh tế nhằm giảm thiểu các hại của lạm phát tới nền kinh tế theo Lý thuyết kỳ vọng hợp lý về lạm phát.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp về vấn đề lạm phát của Việt Nam trong những năm vừa qua (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w