Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động xử lý chất thải rắn y tế của công ty urenco 13, thành phố hà nội (Trang 37 - 42)

1.3 .Tổng quan về công ty vật tƣ thiết bị môi trƣờng 13 – Urenco13

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu, số liệu thứ cấp

- Thu thập, kế thừa các tài liệu đáng tin cậy để giảm nội dung điều tra, rút ngắn thời gian, kinh phí thực hiện.

- Các số liệu thứ cấp đƣợc thu thập bao gồm: số liệu về số cơ sở y tế, khối lƣợng chất thải rắn y tế phát sinh của các bệnh viện công lập và tƣ nhân, các đơn vị xử lý CTRYT trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Thu thập thông tin, số liệu từ các báo cáo, tài liệu, số liệu của công ty Urenco 13.

Những số liệu thu thập đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp thống kê, liệt kê thành các bảng biểu theo hệ thống xác định nhằm chuyển đổi các thông tin, số liệu liên quan thành kết quả có ý nghĩa cho q trình đánh giá hoạt động xử lý CTRYT của Urenco13.

2.4.2. Khảo sát thực địa

Tiến hành khảo sát thực tế tại khu vực nghiên cứu thơng qua các hình thức nhƣ quan sát, điều tra trực tiếp… để có cái nhìn khách quan nhất và mang tính thời sự nhất tại khu vực nghiên cứu. Một số phƣơng pháp thu thập thông tin từ khảo sát thực địa:

- Quan sát: Quan sát khu vực hấp CTRYT, khu rửa thùng, khu lƣu chứa chất thải nguy hại không lây nhiễm…

- Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn: Điều tra, phỏng vấn là phƣơng pháp điều tra thực tế bằng cách hỏi, phỏng vấn những ngƣời trực tiếp liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trong giới hạn của luận văn sẽ tiến hành phỏng vấn nhóm cơng nhân thuộc bộ phận vận chuyển và bộ phận xử lý, những ngƣời trực tiếp tham gia vào qui trình vận chuyển, vận hành hệ thống hấp chất thải y tế; phỏng vấn đại diện một số chủ nguồn thải có hợp đồng xử lý CTRYT với công ty Urenco 13. Với công nhân thuộc bộ phận vận chuyển, bộ phận xử lý cách thức điều tra, phỏng vấn là hỏi trực tiếp và ghi chép lại thông tin đƣợc cung cấp.Với chủ nguồn thải phƣơng thức điều tra là gửi phiếu câu hỏi phỏng vấn/hỏi trực tiếp. Hai mẫu phiếu điều tra đƣợc lập với một số nội dung nhƣ sau:

+ Phỏng vấn trực tiếp công nhân giao nhận, vận chuyển với nội dung: khối lƣợng thu gom hàng ngày, số nguồn thải thu gom trong ngày, thời gian thu gom trong ngày, tần suất thu gom của các nguồn thải….. ;

+ Phỏng vấn cơng nhân vận hành hệ thống lị hấp CTRYT: khối lƣợng rác xử lý hàng ngày, loại rác thải xử lý chủ yếu, …

+ Phỏng vấn chủ nguồn thải: mức độ tuân thủ thời gian, tần suất vận chuyển của Urenco13, thái độ làm việc, tuân thủ qui định an toàn lao động, phƣơng tiện vận chuyển…

- Cỡ mẫu

Phiếu điều tra số 1: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 25 nhân viên thuộc bộ

phận vận chuyển và 17 nhân viên thuộc bộ phận hấp sấy của công ty Urenco 13.

Phiếu điều tra số 2: Tiến hành phỏng vấn các nhân viên khoa kiểm soát

nhiễm khuẩn/ nhân viên y tế tại các bệnh viện, phòng khám. Cụ thể, nghiên cứu thực hiện phỏng vấn tại 76 CSYT, trong đó có nhân viên khoa kiểm soát nhiễm khuẩn tại 05 bệnh viện tuyến TW, 07 bệnh viện đa khoa trực thuộc sở y tế, 04 nhân viên giao nhận CTRYT tại 04 bệnh viện tuyến quận, huyện, 10 Trung tâm y tế và 50 phòng khám tƣ nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Tiêu chí chọn mẫu

Phiếu điều tra số 1: Các nhân viên tham gia trực tiếp vào quá trình giao

nhận, vận chuyển, xử lý CTRYT. Đối tƣợng đƣợc phỏng vấn là những nhân viên có thời gian làm việc từ 6 tháng trở lên tại công ty Urenco 13.

Phiếu điều tra số 2: Các nhân viên khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, các nhân

viên y tế tại các phòng khám tham gia trực tiếp vào quá trình giao nhận CTRYT với bộ phận vận chuyển của cơng ty Urenco 13.

- Tiêu chí loại trừ: nhân viên thuộc bộ phận gián tiếp thuộc công ty Urenco 13; các nhân viên của các CSYT vắng mặt trong buổi khảo sát, ngƣời từ chối phỏng vấn.

Thu thập số liệu:

- Thời gian thu thập: Từ tháng 5/2018 đến tháng 9/2018.

- Phƣơng pháp thu thập: Phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi/ gửi phiếu điều tra.

- Quản lý dữ liệu: Phân loại kết quả phiếu điều tra theo từng nhóm đối tƣợng phỏng vấn. Kiểm tra xác nhận các phiếu đạt yêu cầu, thống kê và tổng hợp kết quả điều tra đƣợc làm cơ sở đánh giá hoạt động xử lý CTRYT của công ty Urenco 13.

Chi tiết mẫu phiếu điều tra và kết quả điều tra đƣợc thể hiện trong phụ lục.

2.4.3. Phương pháp FMEA

FMEA là phƣơng pháp thƣờng đƣợc áp dụng trong hệ thống quản lý chất lƣợng, tập trung vào việc xác định các yếu tố rủi ro có ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất nhằm cải thiện sự an toàn, độ tin cậy, chất lƣợng sản phẩm và

quá trình sản xuất ra sản phẩm. FMEA xếp hạng các rủi ro tiềm ẩn bằng việc xác định hệ số ƣu tiên rủi ro (RPN) để có các hoạt động hiệu chỉnh phù hợp. Thang điểm cho các thành phần của RPN bao gồm: mức độ nghiêm trọng của rủi ro (SEV), tần suất xảy ra rủi ro (OCC), và khả năng phát hiện rủi ro (DET), điểm số của (SEV) và (OCC) càng cao thì mức độ nghiêm trọng càng cao và tần suất xảy ra của rủi ro càng lớn. Tƣơng tự, giá trị của (DET) càng cao thể hiện cho khả năng càng khó phát hiện ra các rủi ro. Các rủi ro có chỉ số RPN càng lớn thì đƣợc xếp thứ tự ƣu tiên càng cao [16].

Công thức xác định RPN = DET * SEV * OCC

Thông thƣờng, giá trị (SEV), (DET), (OCC) đƣợc xác định từ 1 đến 10. Tuy nhiên, để phù hợp với hoạt động sản xuất của công ty Urenco 13, nghiên cứu lựa chọn mức thang điểm đánh giá từ 1 - 5, nhằm thể hiện sự tập trung về điểm số đánh giá và đơn giản hóa trong xác định điểm cho các hệ số. Thang điểm cụ thể của các yếu tố đƣợc qui định cụ thể trong phụ lục.

Qui trình cụ thể thực hiện xác định rủi ro trong hoạt động xử lý CTRYT của Urenco13:

Bƣớc 1: Lập nhóm FMEA gồm 10 thành viên bao gồm đại diện quản lý, kỹ sƣ môi trƣờng, trƣởng các bộ phận vận chuyển, bộ phận hấp sấy tham gia vào qui trình đánh giá rủi ro. Xác định tất cả các hoạt động trong qui trình xử lý CTRYT của cơng ty Urenco13; bao gồm cả hoạt động thƣờng xuyên và không thƣờng xuyên; hoạt động do đơn vị khác tác động vào cơng ty. Nhóm FMEA cần xem xét lại tồn bộ qui trình xử lý CTRYT của cơng ty Urenco 13 thông qua các lƣu đồ, sơ đồ hệ thống xử lý.

Bƣớc 2: Căn cứ các hoạt động tại bƣớc 1, nhóm FMEA tiến hành thảo luận, trao đổi để xác định rủi ro trong từng khâu của qui trình xử lý CTRYT. Xây dựng thang điểm cụ thể cho từng yếu tố (SEV), (OCC), (DET).

- Xác định mức độ nghiêm trọng cho từng rủi ro (SEV): Ứng với mỗi rủi ro, nhóm FMEA xác đinh mức độ nghiêm trọng của chúng và cho điểm.

- Xác định tần suất xảy ra rủi ro (OCC): Dựa vào dữ liệu thực tế hoặc dự đốn từ kinh nghiệm và kiến thức, nhóm FMEA xác định và cho điểm tần suất xảy ra rủi ro.

- Xác định khả năng phát hiện ra rủi ro (DET): Nhóm FMEA xác định và cho điểm mức độ phát hiện rủi ro.

Đánh giá điểm rủi ro (RPN) cho từng hoạt động, dựa vào yếu tố mức độ nghiêm trọng (SEV), mức độ xuất hiện (OCC), khả năng phát hiện (DET);

Xếp hạng các rủi ro theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. Sử dụng quy tắc 80/20 để chọn ra các hoạt động rủi ro cao cần kiểm soát chặt chẽ.

Trong trƣờng hợp các giá trị (SEV), (OCC), (DET) khác nhau nhƣng giá trị (RPN) bằng nhau gây khó khăn trong việc ƣu tiên các rủi ro để đề xuất giải pháp cải tiến. Do vậy với những rủi ro có giá trị (RPN) bằng nhau, nhóm FMEA cần thảo luận, xem xét đƣa ra lựa chọn rủi ro cần thiết nhất hơn để tiến hành khắc phục, hạn chế tần suất xảy ra rủi ro.

Bƣớc 3: Lập danh mục các rủi ro đáng kể

- Gửi danh mục tới các bộ phận liên quan của công ty Urenco 13, tiến hành kiểm soát hoạt động, hạn chế rủi ro và các tác động mơi trƣờng có thể xảy ra.

- Trong quá trình thực hiện nếu phát hiện rủi ro mới: đề xuất phân tích đánh giá rủi ro. Từ đó đƣa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lƣợng, góp phần ổn định hoạt động sản xuất, bảo vệ môi trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động xử lý chất thải rắn y tế của công ty urenco 13, thành phố hà nội (Trang 37 - 42)