CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các vấn đề chung liên quan đến chất lượng khơng khí
1.1.4. Quản lý chất lượng khơng khí
Khi đánh giá hiện trạng quản lý CLKK cần xác định một khung mẫu để từ đó có thể phân tích từng thành phần cũng như xác định mối liên hệ giữa các thành phần với nhau. Khung quản lý CLKK (Hình1.1) được điều chỉnh từ nghiên cứu của IPIECA (2004) [66] có cấu trúc đơn giản nhưng khoa học cho phép lựa chọn phương án ưu tiên tuỳ thuộc vào nguồn lực thực tế và các tiêu chí cục bộ. Khung này dựa trên các kinh nghiệm từ nhiều quốc gia trên thế giới cũng như tổng hợp từ hàng trăm hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới (WB) [56], Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Chương trình Mơi trường của Liên hợp quốc (UNEP), Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ (US EPA) và nhiều tổ chức khác. Kinh nghiệm từ nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy cần thiết phải xây dựng một qui trình chi tiết để thực hiện chương trình quản lý CLKK dựa vào các nguyên tắc về các đối tượng CLKK, khoa học cơng nghệ, phân tích các phương án giảm thiểu và mối liên quan của các tổ chức, các nhân trong quá trình ra quyết định.
Hình 1.1 chỉ ra sơ đồ phác thảo quá trình quản lý CLKK [35, 66], bao gồm tất cả các thành phần chủ yếu.
Số liệu kiểm kê phát thải:
Nguồn điểm Nguồn diện Nguồn đường
Số liệu thời tiết
và địa hình Số liệu đo đạc CLKK Yêu cầu cải
thiện CLKK Tiêu chuẩn CLKK Mơ hình CLKK Các nguồn gây ơ nhiễm chính Các chính sách giảm thiểu phát thải:
Khu công nghiệp Nhà máy nhiệt điện Phương tiện giao thông Nhiên liệu
Duy tu, bảo dưỡng
Mục tiêu giảm phát thải nhằm đạt tiêu
chuẩn CLKK
Mơ hình Chi phí - Hiệu quả Chi phí thấp nhất để đạt được Tiêu chuẩn CLKK
Chi phí cho các biện pháp giảm phát thải
Kiểm kê và kiểm sốt phát thải
Thơng tin Mơi trường
Phân tích lơi ích (hiệu quả) chi phí
Hình 1.1. Hệ thống Quản lý CLKK đô thị
Nguồn: “IPIECA, 2004”
Các thành phần cốt lõi của khung quản lý CLKK cho mỗi quốc gia hay địa phương cần được xây dựng từ các vấn đề sau:
- Mục tiêu CLKK cho quốc gia/địa phương và dự kiến thời gian đạt được mục tiêu này.
- Xác định và đánh giá hiện trạng CLKK hiện tại.
- Cách thức xây dựng Hệ thống kiểm kê phát thải tổng hợp gồm nhiều loại nguồn thải.
- Xác định phương pháp mơ hình CLKK thích hợp để có thể sử dụng mô phỏng ảnh hưởng của các nguồn thải tới CLKK xung quanh.
- Xác định chỉ tiêu giảm phát thải để có thể đạt được mục tiêu CLKK.
- Xác định các hướng ưu tiên đối với các biện pháp kiểm sốt tiềm năng khi có các kịch bản tăng trưởng và phát thải tương lai, đánh giá mối quan hệ và tính
Từ Hình 1.1 có thể thấy, phương pháp mơ hình đánh giá CLKK là một công cụ hữu hiệu trong quản lý CLKK, giúp xác định mục tiêu giảm lượng phát thải nhằm đạt được mục tiêu CLKK. Mục tiêu và những kết quả đạt được của luận án sẽ góp phần thực hiện một số bước, phần trong sơ đồ hệ thống quản lý CLKK nêu trên.