CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.4. Khái quát điều kiện tự nhiên và hiện trạng chất lượng khơng khí
1.4.1. Một số đặc điểm tự nhiên của thành phố Hà Nội
a) Vị trí địa lý
Thành phố Hà Nội có tọa độ địa lý từ 20°53' đến 21°23' độ vĩ Bắc và 105°44' đến 106°02' độ kinh Đông, trong vùng tam giác châu thổ sơng Hồng (nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sơng Hồng). Tính đến hết năm 2012, Thành phố Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên là 3.328,89 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn [37].
b) Địa hình
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, địa hình đa dạng bao gồm vùng núi cao, vùng đồi thấp và vùng đồng bằng thấp trũng. Dạng địa hình chủ yếu của Hà Nội là địa hình đồng bằng (chiếm đến ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội) [37].
c) Thủy văn
Hà Nội có Sơng Hồng là con sơng chính chảy qua, đoạn sơng Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km. Ngồi ra, Hà Nội cịn có đoạn sơng Đà là ranh giới giữa Hà Nội với Phú Thọ, hợp lưu với dịng sơng Hồng ở phía Bắc, tại huyện Ba Vì. Trên địa phận Hà Nội cịn nhiều sơng lớn khác như sơng Đáy, sơng Đuống, sơng Cà Lồ, sơng Tích. Hà Nội cịn có các sơng nhỏ chảy trong khu vực nội thành như sông Nhuệ, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét... được xem như những đường tiêu thốt nước thải chính của Thành phố. Ngồi hệ thống các con sông, Hà Nội cũng là một Thủ đô đặc biệt nhiều đầm hồ, là dấu vết cịn lại của các dịng sơng cổ. Theo thống kê, hiện tổng số hồ trong khu vực nội thành là 110 hồ tự nhiên và nhân tạo, với tổng diện tích mặt hồ khoảng 1.165 ha, dung tích 33 triệu m3 nước.
Hình 1.2. Bản đồ địa hình thành phố Hà Nội tỉ lệ 1:100 000
Trong q trình phát triển, nhiều sơng hồ đã bị giảm diện tích rất nhiều, thậm chí có hồ, ao đã biến mất hồn tồn. Hiện nay còn một số hồ nhỏ ở nội thành như: hồ Ba Mẫu, hồ Đồng Nhân, hồ Đống Đa, hồ Giám, hồ Giảng Võ, hồ Ngọc Khánh, hồ Thanh Nhàn, hồ Thành Công, hồ Thủ Lệ, hồ Xã Đàn [41].
d) Đặc trưng khí hậu Hà Nội
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Đồng bằng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đơng lạnh, ít mưa.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm ở Hà Nội là 23,6oC. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đơng với nhiệt độ trung bình 18,6 °C. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10 đã tạo ra đặc điểm khí hậu đặc trưng của Hà Nội với 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông [37].
Độ ẩm và lượng mưa: Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 139
ngày mưa một năm. Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 9, trong đó lượng mưa trung bình lớn nhất là vào tháng 7 (lên đến 550,5 mm - năm 2009).
Chế độ gió: Hà Nội có hai hướng gió chủ đạo là gió Đơng Bắc (thổi vào mùa Đơng) và gió Đơng Nam (thổi vào mùa Hè). Gió Đơng Nam là gió có tần suất xuất hiện lớn nhất trong năm. Các tháng có tần suất gió Đơng Nam lớn là tháng III, IV, V đạt trên 40%, các tháng mùa Đông, tần suất này có giảm đi nhưng vẫn trên 15%. Gió Đơng Bắc (NE) và gió Đơng (E) cũng có tần suất xuất hiện lớn. Các tháng giữa mùa Đơng, tần suất gió NE đều trên 20%. Hướng gió E xuất hiện nhiều vào tháng IV và V, đạt 15 - 16%. Như vậy, có thể thấy hướng dịng khí đến Hà Nội chủ yếu là từ Đơng sang Tây. Tốc độ gió trung bình khơng lớn, tháng có tốc độ gió trung bình thấp nhất là tháng 1 khoảng 1,5 m/s cịn lớn nhất vào tháng 4 có tốc độ 2,5 m/s [43]. Những yếu tố khí tượng trên có ý nghĩa quyết định đối với sự lan truyền các chất ô nhiễm trong khí quyển, cần phải tính đến trong việc đánh giá CLKK.
Chế độ nắng : Khu vực Hà Nội nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, với
lượng bức xạ tổng cộng trung bình năm khoảng 105 - 120 Kcal/cm2 và có số giờ nắng thuộc loại trung bình, đạt khoảng 1000 – 1.650 giờ/năm. Tháng VI là tháng có số giờ nắng nhiều nhất đạt 200 - 220 giờ/tháng và tháng I, II có số giờ nắng ít nhất khoảng 25 - 45 giờ/ tháng [37].