7. Kết cấu chính của Luận văn
1.2. Biến đổi khí hậu và sinh kế bền vững
1.2.2. Nghiên cứu sinh kế trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Theo Chambers và Conway (1992) các sinh kế bền vững là các sinh kế có thể đối phó và phục hồi từ các cú sốc, duy trì hoặc tăng cường năng lực và tài sản trong khi không làm suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Khi xem xét các tác động hiện tại và tương lai của biến đổi khí hậu, có thể nhận thấy rằng, biến đổi khí hậu là một yếu tố chủ chốt liên quan đến khả năng bị tổn thương của sinh kế. Các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (ví dụ như mực nước biển dâng và các điều kiện thời tiết khắc nghiệt) lên các nguồn lực tự nhiên (như đất, nước, thủy sản) và các nguồn lực vật chất (như đường xá, hệ thống thủy lợi, mạng lưới điện) là rất đáng kể. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trở nên phức tạp cả ở hiện tại và tương lai, các sinh kế được đánh giá không chỉ dựa vào việc các sinh kế này có bền vững trên 3 phương diện kinh tế, xã hội và mơi trường hay khơng mà cịn dựa vào việc các sinh kế này có thể giảm nhẹ biến đổi khí hậu hoặc thích ứng với biến đổi khí hậu hay khơng.
Biến đổi khí hậu đã trở thành thách thức lớn với mọi cộng đồng. Bất kỳ thay đổi nào về khí hậu cũng dẫn đến sự mất ổn định về môi trường và xã hội. Đối với những nơi khó khăn và sinh kế phụ thuộc nhiều vào nguồn tài ngun thiên nhiên thì chính là nơi dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu. Cộng đồng là chủ nhân nhưng cũng là nạn nhân nhận lãnh hậu quả biến đổi khí hậu. Cư dân đang mưu sinh tại các địa bàn vùng trung du, miền núi, nhất là những
vùng đất thấp thuộc lưu vực sông, cửa sông, bãi ngang... đang chịu ảnh hưởng hết sức to lớn của biến đổi khi hậu và nguy cơ của nó ngày càng lớn.
Trong các ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu thì nơng nghiệp là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các hiện tượng khí hậu cực đoan do tác động của biến đổi khí hậu. Trong nghiên cứu của Helal Ahammad đã đề cập tới “các vấn đề và thách thức của nông nghiệp Australia trong việc thích nghi với thay đổi thời tiết, đặc biệt là xem xét các ảnh hưởng của thay đổi khí hậu có thể xảy ra đối với ngành sản xuất nơng nghiệp của Australia. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng những khu vực (phụ thuộc lớn vào ngành nơng nghiệp) có thể phải chịu những mất mát đáng kể do ảnh hưởng của việc thay đổi khí hậu.
Các cơng trình nghiên cứu tính dễ bị tổn thương ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu từ những năm cuối của thế kỷ XX và được tiếp cận theo các lĩnh vực khác nhau của hệ thống tự nhiên, kinh tế - xã hội, cộng đồng dân cư và các tài nguyên ven biển trên quy mô nghiên cứu từ vùng/ khu vực đến cả đới ven biển Việt Nam. Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương xã hội và khả năng phục hồi ở Việt Nam khi môi trường thay đổi của Adger và cộng sự đã đánh giá tính dễ bị tổn thương xã hội ở huyện ven biển miền Bắc Việt Nam (huyện Giao Thủy, Nam Định). Kết quả nghiên cứu cho thấy do sự đổi mới về kinh tế bắt đầu từ giữa thập kỉ 80 đã làm tăng tính bất cơng bằng trong thu nhập và phúc lợi địa phương, gây ảnh hưởng tới năng lực thích nghi của người dân địa phương khi phải đối mặt với cả sự thay đổi tổ chức và những ảnh hưởng của thay đổi khí hậu.
Từ năm 2007 đến nay đã có nhiều dự án hợp tác giữa Việt Nam và quốc tế và đã có những tiếp cận tổng hợp đến việc nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu. Tổ chức Oxfam tại Việt Nam và Viện Sau
đại học về nghiên cứu môi trường, Trường Đại học Kyoto, Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu những lựa chọn để giải quyết rủi ro do hạn hán ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này tập trung vào phân tích ảnh hưởng của tần suất hạn hán tới sinh kế của cộng đồng tại các khu vực thường xuyên bị hán hán của tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đề cập tới cộng đồng cảm nhận như thế nào với hạn hán và thay đổi khí hậu, chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ làm sao để có thể đối phó với thảm họa từ thiên nhiên, đặc biệt đối với hạn hán. Năm 2007, báo cáo về nghèo đói với biến đổi khí hậu của Oxfam Quốc tế đã có những cảnh báo về sự suy tàn sinh kế của người nghèo, nêu rõ sự gia tăng các thảm họa khí hậu ảnh hưởng tới nhiều người đặc biệt là hộ nghèo, người nghèo khơng có sức mạnh để chống chịu lại các thảm họa. Trong báo cáo “Thay đổi mơi trường tồn cầu và an ninh con người” đề cập tới mối quan hệ giữa nghèo đói và thích ứng với biến đổi khí hậu, báo cáo cũng xem xét tới thực trạng thể chế trong việc kếp hợp giải pháp thích ứng với biến đối khí hậu của việc thực thi các chính sách hỗ trợ phát triển hiện nay.
Cuối năm 2010, dự án “Tiếp cận tổng hợp đến các đối tượng dễ bị tổn thương nhằm ứng phó với các thảm họa tự nhiên tại miền Trung Việt Nam” được hợp tác giữa Đại học Nông lâm Huế - Đại học Huế và Viện GSGES – Đại học Kyoto, Nhật Bản dưới sự tài trợ của cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA. Khu vực nghiên cứu của dự án gồm 4 xã: Hương Phong, Hương Vân thuộc huyện Hương Trà, 1 xã thuộc huyện miền núi A Lưới và nhóm dân cư vạn đò định cư tại thành phố Huế. Đây là những nơi thương xuyên gặp thiên tai và dễ bị tổn thương bởi những ảnh hưởng của thiên tai và cần có sự hỗ trợ để nâng cao năng lực đối phó với thiên tai. Dự án được thực hiện với mục tiêu làm rõ tính dễ bị tổn thương do thiên tai và hoàn cảnh của người dân dễ bị tổn thương trong khu vực đối tượng, nâng cao năng lực phòng chống
thiên tai qua các lớp tập huấn cho người dân dễ bị tổn thương. Biên soạn và phân phối các tập tài liệu kỹ thuật và tập huấn về đối phó thiên tai cũng như đa dạng hóa sinh kế. Nâng cao kiến thức ứng phó thiên tai của chính quyền các cấp, và cộng đồng qua các lớp tập huấn, cấu trúc lại mạng lưới kết hợp nhằm đối phó thiên tai và đa dạng hóa sinh kế.
Như vậy ta có thể thấy, gắn kết khung sinh kế bền vững nhất là sinh kế nông nghiệp nông thôn với yếu tố biến đổi khí hậu sẽ giúp xây dựng các sinh kế bền vững và thích ứng trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Đây là một nhu cầu cấp bách hiện nay trong bối cảnh khí hậu ngày càng biến đổi bất thường và gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên sinh kế của người dân.