Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng dân cư các xã miền núi huyện ba vì, thành phố hà nội trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 30)

CHƢƠNG 2 : CÁC ĐẶC TRƢNG SINH KẾ VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

2.1. Các đặc điểm về kinh tế xã hội và đặc trưng về sinh kế

2.1.1. Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

Các xã miền núi huyện Ba Vì nằm ở phía Tây thủ đơ Hà Nội, vị trí địa lí: từ 20o53’ đến 21o01’vĩ độ Bắc; từ 105o01’ đến 105o20’ kinh độ Đơng, phía Đơng giáp thị xã Sơn Tây, phía Nam giáp tỉnh Hồ Bình, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ. Với địa hình thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đơng Bắc, có cao độ +300 ÷ 1.296m; độ dốc địa hình >25o, với diện tích tự nhiên 19.943,63ha.

Các xã miền núi huyện Ba Vì là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về kinh tế, văn hố, thương mại và du lịch. Có địa chất cơng trình thuận lợi để phát triển đơ thị, cơng nghiệp. Có hệ thống sơng, hồ, núi đa dạng và nhiều thắng cảnh đẹp tạo nên một nền kinh tế có nhiều tiềm năng phát triển. Tổng số lao động nông thôn của 07 xã là: 33.028 người, với tổng giá trị sản xuất đạt 644.731 triệu đồng. Trong đó: nông nghiệp chiếm 65,02%; thương mại và dịch vụ 16,97%; thu khác 18%.

Khu vực miền núi huyện Ba Vì gồm có 74 thơn với 15.769 hộ (có 6.583 hộ dân tộc thiểu số là người Mường, Dao), tổng nhân khẩu là 67.987 người (có 24.973 người dân tộc thiểu số). Tổng diện tích tự nhiên 19.943,63ha: diện tích đất nơng nghiệp 6.126,06 ha; diện tích đất lâm nghiệp 9.436,86ha; diện tích đất ở: 599,29ha; diện tích đất cơng, cơng sở 1.611,29ha và diện tích đất khác 2.143,13ha. (theo số liệu điều tra, thống kê năm 2013 của Chi cục thống kê huyện Ba Vì). Có thể nói khu vực nghiên cứu được thiên

Hệ thống giao thông thuỷ bộ: rất thuận lợi nối liền các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc với toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ, từ Trung tâm huyện lỵ theo quốc lộ 32 đi Sơn Tây về Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ hoặc ngược Trung Hà đi Tây Bắc, Việt Bắc. Đồng thời cũng từ trung tâm huyện theo sông Hồng ngược Trung Hà theo sông Lô, sông Thao lên Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, hoặc theo sơng Đà đi Hồ Bình - cửa ngõ Tây Bắc của Tổ quốc. Ngoài ra trên địa bàn huyện cịn có một số tuyến đường Tỉnh lộ như 411A,B,C; 412, 413, 414, 415 và các đường liên huyện, đê sông Hồng, sông Đà... thông thương giữa các vùng, miền, các tỉnh, các huyện. Với những lợi thế về giao thông đường thủy, đường bộ, khu vực này có điều kiện khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với bên ngoài, tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật để phát triển kinh tế với cơ cấu đa dạng: nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Về hệ sinh thái rừng: theo số liệu thống kê năm 2008, diện tích rừng tồn huyện có 10.724,9 ha, trong đó rừng sản xuất 4.400,4 ha, rừng phòng hộ 78,4 ha và 6.246 ha rừng đặc dụng. Diện tích rừng tự nhiên tập trung chủ yếu ở vùng núi Ba Vì từ độ cao 400m trở lên. Rừng tự nhiên được phủ xanh bằng các loại thảm thực vật phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều loại cây đặc trưng của rừng nhiệt đới thuộc phạm vi Vườn Quốc gia Ba Vì. Thực hiện việc trồng mới, chăm sóc và bảo vệ rừng, từ năm 2010 đến nay tại khu vực này đã trồng thêm được 2.100 ha rừng. Thực hiện các phương án phòng cháy rừng, chống hiện tượng phá rừng xảy ra nguyên nhân do nhân dân vùng núi đã thay đổi cơ bản tập quán đun nấu, số hộ còn đun nấu bằng bếp lửa truyền thống đa số sử dụng sản phẩm phụ của các cơ sở chế biến gỗ nên hiện tượng chặt phá cây rừng làm nhiên liệu hầu như không xảy ra trên địa bàn. Ngoài ra, các hộ nhận

khoán trồng rừng sản xuất đã chủ động tu bổ, chăm sóc và thu hoạch theo chu kỳ góp phần vào tăng thu nhập, phủ xanh đồi núi trọc. Trên địa bàn 07 xã miền núi khơng có tình trạng đất rừng bị bỏ hoang hố.

Dịch vụ du lịch: nơi đây có thể nói là được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cả bức tranh sơn thuỷ hữu tình, với hệ sinh thái phong phú, thảm thực vật đa dạng, được coi là "lá phổi xanh" phía Tây thủ đơ Hà Nội, là điểm đến của khách du lịch trong và ngồi nước. Đó chính là Vườn Quốc gia Ba Vì. Nơi đây có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như: núi, rừng, thác, suối, sông, hồ cùng với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Tiên, Hồ Tiên Sa, Thiên Sơn - Suối Ngà, Khu du lịch Tản Đà, Thác Đa, Hồ Suối Hai, Hồ Cẩm Quỳ... nơi có nhiều trang trại đồng quê, nhiều sản phẩm nông nghiệp phong phú. Giá trị tăng thêm dịch vụ du lịch đạt 1.803 tỷ đồng. Doanh thu du lịch đạt 70 tỷ đồng, thu hút 1,5 triệu lượt khách đến với Ba Vì. Đây chính là một lợi thế trong việc tăng cường nguồn sinh kế cho các xã gần các khu du lịch.

2.1.2. Các đặc trƣng sinh kế

Thu nhập chính của người dân của bảy xã miền núi Ba Vì chủ yếu đến từ hai nguồn: thứ nhất là sản xuất nông nghiệp để lấy lương thực, hoa màu phục vụ cho con người và phục vụ chăn nuôi, sản phẩm chăn ni sau đó được bán đi để lấy nguồn thu nhập; thứ hai, nguồn thu này có được từ việc đi làm thêm những nghề phụ khác trong thời gian nông nhàn, rảnh rỗi. Sản xuất nông nghiệp bao gồm trồng lúa, hoa màu và chăn ni trâu bị, lợn và các loại gia cầm. Trong 7 xã thì xã Ba Vì và xã n Bài là có tỉ lệ hộ làm nơng nghiệp chiếm cao nhất, xã Tản Lĩnh và xã Khánh Thượng có tỉ lệ các hộ dân làm dịch vụ, thương nghiệp khá cao. So sánh giữa hai giai đoạn từ 2006 đến 2011 thì tỉ lệ làm dịch vụ,

thương nghiệp vận tải đã tăng lên hầu hết ở các xã và tỉ lệ hộ làm nông nghiệp giảm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng lớn.

Bảng 2.1: Cơ cấu các loại hình sinh kế ở 7 xã Tỉ lệ các loại hộ (%) Hộ NN Hộ LN Hộ CNXD Hộ DV, TN, VT Năm 2006 2011 2006 2011 2006 2011 2006 2011 Tản Lĩnh 75,90 65,53 0,09 0,14 1,89 5,51 22,03 28,67 Ba Trại 79,41 70,39 2,15 0,20 5,83 6,20 12,58 23,20 Minh Quang 89,47 87,38 0,00 0,00 0,94 2,22 9,55 10,36 Ba Vì 98,69 86,55 0,00 1,08 0,00 5,21 1,31 7,16 Vân Hòa 89,19 83,35 0,04 0,10 0,65 3,60 9,99 12,90 Yên Bài 94,31 82,71 0,61 0,07 0,61 4,74 4,36 12,11 Khánh Thƣợng 82,14 67,25 0,83 0,81 4,79 8,19 12,24 23,48

(Nguốn: Số liệu điều tra NN-NT năm 2006 và 2011)

Lúa nước vẫn là cây trồng chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, nguồn thu từ loại cây này không mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Tuy nhiên, với đặc thù là vùng nông thôn, người dân các xã vẫn duy trì sản xuất loại cây này. Mục đích trồng lúa hiện nay của người dân là chỉ tạo ra nguồn lương thực tự cung tự cấp trong gia đình chứ khơng trơng chờ vào việc cải thiện kinh tế hộ gia đình từ cây lúa. Một thực tế đang diễn ra hiện nay tại các xã là người dân không mặn mà với việc trồng lúa vì giá trị kinh tế khơng cao. Điều này dẫn đến tình trạng một số gia đình hiện nay khơng cịn trồng lúa nữa mà chuyển sang trồng

cỏ, hoặc cho những gia đình khác mượn ruộng. Những trường hợp như thế này bắt đầu xuất hiện trong những năm gần đây tại địa phương khi nghề chăn ni bị sữa phát triển mạnh ở đây.

Diện tích trồng cây chè ổn định từ năm 2010 đến nay: cụ thể năm 2010 có 1.600ha trồng chè, tăng gần 300ha so với năm 2008; tổng sản lượng 25.444,3 tấn; tổng giá trị sản xuất 25.482,18 triệu đồng. Đây là cây công nghiệp và là một trong hai sản phẩm được cơng nhận thương hiệu Ba Vì, góp phần xố đói, giảm nghèo cho nhân dân của một số xã trong khu vực như: năm 2012 xã Ba Trại giảm 138 hộ nghèo

Những năm gần đây, nghề ni bị sữa phát triển mạnh tại Ba Vì kéo theo một số diện tích đất nơng nghiệp được chuyển đổi sang trồng cỏ. Đây là loại cây dễ trồng, tiền và công sức đầu tư không lớn, phát triển nhanh và phù hợp với khí hậu của địa phương. Trong những năm tiếp theo, nếu nghề nuôi bị sữa ở đây phát triển mạnh thì diện tích đồng cỏ có thể sẽ tăng lên so với hiện nay.

Nghề ni bị sữa xuất hiện ở Ba Vì từ lâu, cách đây khoảng 20 năm nghề này có sự phát triển mạnh. Đặc biệt từ 2007, nghề này thật sự phát triển rộng rãi trong các hộ gia đình ở Tản Lĩnh. Sỡ dĩ có hiện tượng này là do những năm gần đây, một số công ty, nhà máy sữa đã xây dựng và đầu tư cơ sở tại địa phương. Nhu cầu nguyên liệu của các nhà máy và giá sữa ổn định khi thu mua từ người dân tạo động lực cho người dân đầu từ vào nghề này. Hơn nữa, thu nhập từ ni bị sữa cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. Ngoài ra, những hỗ trợ ban đầu về vốn để người dân phát triển chăn nuôi cũng là một trong những yếu tố thuận lợi tạo động lực để phát triển nghề này. Thứ nhất, hằng năm, tại địa phương đều có mở các lớp tập huấn kỹ thuật chăn ni bò cho người dân do trung tâm chăn nuôi gia súc lớn kết hợp với xã thực hiện.

Thứ hai, chính sách cho người dân vay vốn để mua bị. Người dân có hai nguồn để vay: qua các “tanh”? ở địa phương hoặc qua nhà máy sữa cho vay với lãi suất 0% và người dân sẽ trả dần qua lượng sữa.

Bảng 2.2: Các loại hình trồng trọt và chăn nuôi ở 7 xã

DT Lúa (ha) SL lúa (tạ) DT Chè (ha) DT Ngô (ha) SL ngô (tạ) Rừng trồng (ha) Số gia súc Số gia cầm Số bò sữa Tản Lĩnh 352 18443 60 82 3877 16 11478 145445 1322 Ba Trại 152 7574 499 82 3731 95 5351 95151 20 Minh Quang 300 15326 102 98 4927 8 9664 98104 0 Ba Vì 13 557 5 14 606 9 1914 20173 0 Vân Hòa 249 13723 97 66 2813 103 13038 45922 490 Yên Bài 210 9402 248 26 1065 123 6017 27821 300 Khánh Thƣợng 241 14105 9 53 2657 596 7278 45386 0

(Nguốn: Số liệu điều tra NN-NT năm 2011)

Các nhóm kinh doanh chủ yếu: kinh doanh vật liệu xây dựng, vận tải, ăn uống - giải khát, hàng tiêu dùng - nhu yếu phẩm, bách hố. Một số dịch vụ mớí xuất hiện như: dịch vụ cưới hỏi (100% các xã có từ 3 - 5 cơ sở thuê xe, đồ lễ vật, đặt tiệc cưới...); kinh doanh ăn uống, giải khát; dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp; dịch vụ giới thiệu việc làm; trang trí nội thất... đã làm phong phú thêm ngành nghề kinh doanh, dịch vụ và giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn. Thu nhập bình quân của những hộ này đạt 15.500.000 đồng/người/năm đến 20.000.000 đồng/người/năm, góp phần nâng cao đời

sống, ổn định xã hội và làm thay đổi tỷ trọng các thành phần ngành nghề của khu vực.

Các điểm buôn bán nhỏ và vừa tập trung ở khu vực trung tâm các xã, các trục đường giao thông và tại các khu du lịch. Trật tự buôn bán tại các khu du lịch được đảm bảo, trong đó đi đầu là Cơng ty Cổ phần Ao Vua và một số đơn vị khác. Duy trì hoạt động chợ phiên nông thôn tại các chợ như chợ Chẹ (Khánh Thượng), chợ Mộc (Minh Quang) và chợ Ba Trại (Ba Trại) để nhân dân buôn bán vào chợ kinh doanh, giải toả ùn tắc giao thông khu vực xã Tản Lĩnh với hình thức bn bán hàng ở ven đường 414. Xã Tản Lĩnh là xã có tỉ lệ hộ làm dịch vụ, thương nghiệp lớn nhất trong 7 xã nhưng cũng chỉ 70% của 1/11 thôn ở Tản Lĩnh là có người dân bn bán ở khu du lịch. Tuy nhiên, nghề này chỉ mang tính chất thời vụ, người dân thường chỉ làm vào mùa hè – mùa du lịch. Vì vậy, đây khơng phải là nghề ổn định, nghề chính của họ. Những hộ gia đình này ngoài bán hàng du lịch thì họ vẫn sản xuất nông nghiệp, và đi làm những nghề phụ khác. Đây là nghề mang lại thu nhập đủ chi tiêu hàng ngày cho người dân chứ chưa phải là nghề có thể phát triển kinh tế cho mỗi gia đình.

Về tiểu thủ công nghiệp: so với các vùng khác trên địa bàn, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp hơn so với các vùng khác trong huyện. Tổng giá trị sản xuất đạt 592 tỷ đồng, giá trị tăng thêm đạt 234 tỷ đồng. Cơ cấu giá trị gia tăng giá trị sản xuất khoảng 19%/21% giá trị tương ứng. Chủ yếu vẫn là chế biến nông sản, tập trung là chế biến Rong, Giềng, Sắn ở xã Minh Quang và một phần ở Khánh Thượng, Chè búp ở xã Ba Trại và Yên Bài, chế biến sữa ở xã Tản Lĩnh, Yên Bài và Vân Hoà. Tuy nhiên, phải kể đến sự đóng góp của các cơ sở chế biến sữa tập trung và nhỏ lẻ trên địa bàn. Trong đó, riêng Cơng ty sữa Quốc tế chiếm trên 90% sản lượng sữa

thu gom trên địa bàn. Việc đảm bảo vệ sinh an toàn sản phẩm và nâng cao chất lượng của thương hiệu.

2.2. Biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan ở các xã miền núi Ba Vì

2.2.1. Nhiệt độ và nắng nóng

Biến đổi khí hậu khơng đồng nghĩa với thiên tai, đó là 2 hiện tượng tự nhiên song hành nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau, bởi trong nhiều trường hợp, thiên tai là hệ quả trực tiếp của biến đổi khí hậu. Ở khu vực miền núi phía bắc Việt Nam, biến đổi khí hậu được thể hiện qua hiện tượng nhiệt độ tăng và các hiện tượng thời tiết cực đoan như sự thay đổi cực nhiệt độ, nắng nóng kéo dài hơn, rét đậm kéo dài hơn, mưa lớn tập trung hơn nhưng cũng có những đợt khơ hạn kéo dài hơn. Mưa lớn tập trung dễ dẫn đến lũ lụt, lũ ống/lũ quét. Ở khu vực các xã miền núi Ba Vì, thời tiết trong các năm gần đây có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Đối với hiện tượng nhiệt độ khơng khí tăng, kết quả phân tích số liệu khí tượng thủy văn ở đới trạm Ba Vì cho thấy nhiệt độ khơng khí trung bình năm tăng lên 0,7 0C trong vịng 41 năm từ 1970 đến 2011. Tuy nhiên sự tăng lên của nhiệt độ không giống nhau trong suốt 41 năm, ở hình 2.2 ta có thể thấy rõ hai giai đoạn, giai đoạn từ 1970 đến 1990 nhiệt độ tăng dần, cịn giai đoạn từ 1990 đến 2011 có xu hướng tăng chậm hơn nhưng nhìn chung trong cả giai đoạn nhiệt độ đều có xu hướng tăng

Nắng nóng là một trong những loại hình thời tiết đặc trưng của mùa hè ở khắp các khu vực trên lãnh thổ Việt Nam, gây ảnh hưởng nhiều mặt đối với con người, cây trồng và vật nuôi. Thời tiết được gọi là nắng nóng khi nhiệt độ cao nhất trong ngày lớn hơn 350C. Ở Ba Vì số ngày nắng nóng thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10, nhiều nhất là ở tháng 6, tháng 7 với khoảng 6 ngày nắng nóng. Thời gian nắng nóng này thường chịu ảnh hưởng của gió tây khơ nóng, hình thế thời tiết áp thấp nóng phía tây khống chế nên thường gây ra các đợt nắng nóng trên diện rộng. Sự phân bố này phù hợp với sự biến đổi của nhiệt độ, hầu hết đều có xu hướng tăng nhiệt độ.

Hình 2.2: Biến trình nhiều năm và xu thế nhiệt độ khơng khí trung bình năm tại trạm Ba Vì

Hiện tượng rét đậm ở Việt Nam theo các tiêu chuẩn và thống kê khí hậu của Viện khí tượng thủy văn thì rét đậm xảy ra khi nhiệt độ trung bình ngày nhỏ hơn hoặc bằng 150C. Vào mùa đông và đầu mùa xuân các đợt rét đậm xảy ra liên tiếp, kéo dài không những gây ảnh hưởng lớn đến cây trồng vật nuôi và cũng gây thiệt hại rất lớn về mặt kinh tế xã hội. Từ chuỗi số liệu quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng dân cư các xã miền núi huyện ba vì, thành phố hà nội trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)