ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) góp phần nghiên cứu và đánh giá tính đa dạng sinh học của hệ thực vật thuộc vườn quốc gia ba vì để định hướng cho việc bảo tồn và sử dụng có hiệu quả (Trang 33 - 36)

Chƣơng 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ – XÃ HỘI

2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.2.1. Dân số

Theo quy hoạch mở rộng vườn, hiện nay Vườn Quốc gia Ba Vì nằm trong phạm vi hành chính của 16 xã thuộc 5 huyện: huyện Ba Vì có 7 xã: Ba Vì, Ba Trại, Tản Lĩnh, Khánh Thượng, Minh Quang, Vân Hòa, Yên Bài; huyện Thạch Thất có 3 xã là Tiến Xuân, Yên Trung, n Bình; huyện Quốc Oai có 1 xã Đơng Xn; huyện Lương Sơn có 1 xã Lam Sơn; huyện Kỳ Sơn có 4 xã là Yên Quang, Phú Minh, Phúc Tiến và Dân Hòa.

Vườn được chia làm hai vùng: vùng cấm và vùng đệm. Vùng cấm hầu như khơng có dân cư sinh sống. Trên địa bàn 16 xã có 5 dân tộc sinh sống: Mường, Kinh, Dao, Thái và Cao Lan. Dân số khoảng 89.928 người theo điều tra năm 2008. Trong đó dân tộc Mường chiếm 65/%, Kinh chiếm 33%, Dao 1%, Thái, Cao Lan 1%.

Mật độ dân số 567 người/km2. Tốc độ phát triển dân số quanh vùng đệm là 2,26%.

Sự phân bố dân cư và dân tộc không đồng đều trong vùng, người Kinh, người Mường ở hầu hết 7 xã, trong lúc người Dao tập trung chủ yếu ở xã Ba Vì. Dân tộc Dao ở vùng này có tác động rất lớn đến tài nguyên VQG Ba Vì do tập quán du canh du cư của họ.

2.2.2. Lao động và tập quán

Kinh tế trong vùng đệm chưa phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, nghề nơng là chính, nhưng diện tích đất sản xuất nơng nghiệp ít, bình quân chỉ có 500m2/người, năng xuất thấp, lương thực (gồm cả màu quy thóc) chỉ đạt 130 - 150kg/người/năm. Theo báo cáo của các địa phương hiện còn 2.121 hộ nghèo, chiếm 10,3% số hộ trong vùng. Xã Khánh Thượng là xã có tỷ lệ nghèo nhiều nhất.

Tổng số lao động trong vùng chiếm 55% dân số chủ yếu là làm nông nghiệp với loại hình sản xuất lúa nước và trồng cây hoa màu. Riêng đồng bào Dao có

truyền thống du canh du cư nên gây sức ép dối với rừng tự nhiên. Hiện nay một phần dân cư đã chuyển sang trồng rừng và cây ăn quả. Một tiềm năng quan trọng của dân tộc Dao Ba Vì là nghề thuốc nam cổ truyền. Người Dao đã không ngừng phát huy thế mạnh nghề thuốc cổ truyền, từ đứa bé lên 5 đến người già trong làng đều có thể sử dụng thuốc nam thành thạo. Điều này khó tìm thấy ở người Kinh. Nhờ có nghề thuốc cổ truyền, một mặt người Dao đã tự chữa bệnh cho mình, mặt khác đó cũng là nguồn thu nhập kinh tế.

Hoạt động chăn nuôi cũng khá phát triển, đặc biệt là đồng bào Kinh. Các loại gia súc được chăn ni nhiều như: bị sữa, dê và gia cầm. Hiện có một vài cơ sở chăn ni đà điểu. Một số hộ gia đình đi theo hướng ni ong và cá.

Dich vụ du lịch cũng đang rất phát triển ở khu vực VQG Ba Vì và ngày càng có vai trị trong hoạt động kinh tế.

Một số hoạt động công nghiệp trong vùng: chế biến nơng sản, khai thác khống sản, sản xuất vật liệu xây dựng quy mô nhỏ.

2.2.3. Văn hóa xã hội

- Văn hóa: Dân cư sống trong VQG Ba Vì gồm nhiều dân tộc khác nhau vì vậy các hoạt động văn hóa cũng rất đa dạng và mang những đặc điểm riêng. Ví dụ bản sắc văn hoá dân tộc Dao vẫn bảo tồn và giữ nguyên được như: Tết nhảy, múa rùa, múa chuông, cấp sắc lễ hội của làng, cầu mưa, cầu nắng, cầu sức khoẻ cho mọi người....Tuy nhiên do điều kiện giao thơng cịn nhiều khó khăn, kinh tế cịn nghèo, phương tiện thơng tin đại chúng cịn thiếu thốn nên việc tuyên truyền giáo dục, bài trừ hủ tục, phát huy thuần phong mỹ tục còn nhiều hạn chế.

- Hệ thống giáo dục của dân cư vùng đệm trước đây nhìn chung khơng phát triển do đời sống kinh tế thấp, phong tục lạc hậu, hoạt động kinh tế là nơng nghiệp. Tuy nhiên, hiện tại có nhiều cơ sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở huấn luyện và đào tạo quân sự, cơ sở du lịch đang góp phần nâng cao nhận thức văn hóa và giáo dục cho người dân địa phương.

- Hệ thống y tế và chăm sóc y tế chủ yếu tập trung ở thị xã Sơn Tây.

- Khu vực VQG Ba Vì là một vùng có tiềm năng phát triển văn hóa đa dạng và phong phú. Là vùng có thể kết hợp được văn hóa cổ truyền và hiện đại. Từ đó phát triển sức mạnh của tổng hợp văn hóa, phục vụ phát triển xã hội. Núi Ba Vì với các đền chùa gắn liền với các truyền thống văn hóa đẹp của người Việt, với những ngơi làng cổ kính, và đặc biệt là đền thờ Bác Hồ trên đỉnh Vua được hoàn thành vào năm 1999 là các di tích lịch sử văn hóa quan trọng. Nhờ vậy mà hàng năm Ba Vì thu hút rất nhiều lượt khách tới thăm quan. Hoạt động du lịch phát triển mạnh với nhiều loại hình du lich khác nhau: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ ngơi.

2.2.4. Tình hình giao thơng và cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng ở vùng đệm khá thuận lợi, các xã đều có đường liên xã đã được trải nhựa, xe ô tô về đến trung tâm xã, đường từ trung tâm xã đến các thơn cịn là đường cấp phối và đường đất. Đặc biệt ở khu vực VQG Ba Vì và thị xã Sơn Tây có hệ thống giao thơng rất thuận lợi về cả đường bộ, đường thủy và đường không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) góp phần nghiên cứu và đánh giá tính đa dạng sinh học của hệ thực vật thuộc vườn quốc gia ba vì để định hướng cho việc bảo tồn và sử dụng có hiệu quả (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)