Đa dạng về dạng sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) góp phần nghiên cứu và đánh giá tính đa dạng sinh học của hệ thực vật thuộc vườn quốc gia ba vì để định hướng cho việc bảo tồn và sử dụng có hiệu quả (Trang 62 - 67)

4.3.1 .Yếu tố địa lý của các họ thực vật

4.4. Đa dạng về dạng sống

4.4.1. Đa dạng về dạng sống của hệ thực vât VQG Ba Vì khu vực nghiên cứu

Dạng sống nói lên bản chất sinh thái của thực vật và phổ dạng sống là một đặc trưng về bản chất sinh thái của hệ thực vật đó. Raunkiaer (1934) căn cứ về vị trí sự tồn tại của chồi cây qua hai mùa thuận lợi (mùa mưa, nhiệt đới nóng ẩm...) và mùa bất lợi (mùa đơng, tuyết lạnh, gió mùa...) so với mặt đất, ơng đã chia các kiểu dạng sống của thực vật thành các kiểu khác nhau.

Trong luận văn này, dạng sống được chúng tôi đánh giá theo tiêu chuẩn của Raunkiaer (1934), tỷ lệ các nhóm dạng sống đã được xác định sẽ lập thành phổ dạng sống (Spectrum of Biology – SB). Tỷ lệ phần trăm của các nhóm dạng sống và các dạng sống cụ thể được thể hiện trong bảng 11.

Từ số liệu trọng bảng 11, tính trên tổng số lồi đã xác định được dạng sống, chúng tôi đã thành lập phổ dạng sống cho hệ thực vật VQG Ba Vì khu vực nghiên cứu như sau:

SB = 84,85Ph + 2,52 Ch +1,26Hm + 7,30Cr + 4,07Th 84.85 2.52 1.26 7.3 4.07 Ph - 84,85 Ch - 2,52 Hm - 1,26 Cr - 7,30 Th - 4,07 Hình 17. Phổ dạng sống hệ thực vật Ba Vì

Bảng 11. Phổ dạng sống của hệ thực vật VQG Ba Vì khu vực nghiên cứu Dạng sống Ký hiệu Số loài Tỷ lệ % SB

Nhóm cây chồi trên Ph 606 84,73 84,85

Cây gỗ lớn Mg 45 6,30 6,31

Cây gỗ vừa Me 110 15,27 15,29

Cây gỗ nhỏ Mi 121 16,95 16,97

Cây chồi trên lùn Na 132 18,49 18,52

Cây bì sinh Ep 28 3,92 3,93

Cây kí sinh hay bán kí sinh Pp 2 0,28 0,28

Cây mọng nước Suc 5 0,70 0,70

Cây dây leo Lp 104 14,56 14,58

Cây chồi trên thân thảo Hp 59 8,26 8,27

Nhóm cây chồi sát đất Ch 18 2,52 2,52

Nhóm cây chồi nửa ẩn Hm 9 1,26 1,26

Nhóm cây chồi ẩn Cr 52 7,29 7,30

Nhóm cây một năm Th 29 4,06 4,07

Chƣa xác định 1 0,14 -

Tổng số 715 100 100

Đồng thời từ Bảng 11 ta cũng thấy:

+ Nhóm cây chồi trên (Ph) với 606 lồi chiếm 84,73% tổng số loài của khu hệ, ưu thế hơn hẳn so với các nhóm cịn lại. Đây chính là nhóm cây đặc trưng cho vùng nhiệt đới với điều kiện khí hậu thuận lợi.

+ Nhóm cây chồi sát đất (Ch): có 18 lồi bằng 2,52% tổng số loài cả hệ. + Nhóm cây chồi nửa ẩn (Hm): 9 lồi, chiếm 1,26% tổng số loài của hệ thực vật, gặp ở một số lồi thuộc ngành Dương xỉ (Polypodiaceae)...

+ Nhóm cây chồi ẩn (Cr): có 52 lồi, chiếm 7,29% tổng số lồi cả hệ, thường gặp các họ như Cói (Cyperaceae), Kim cang (Smilacaceae), Gừng (Zingiberaceae)... + Nhóm cây chồi một năm (Th): gồm 29 lồi chiếm 4,06%, có nhiều cây thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Tóm lại, khu vực nghiên cứu có nhóm cây chồi trên chiếm ưu thế, trong khi nhóm cây chồi sát đất, cây chồi ẩn, cây một năm chiếm tỷ lệ quan trọng trong số nhóm cây có chồi thấp hơn 25cm vào mùa bất lợi và có rất ít các cây chồi nửa ẩn.

Xét riêng trong nhóm cây chồi trên (Ph), nhóm này bao gồm các dạng sống cụ thể sau (bảng 12):

Bảng 12. Phổ dạng sống của các dạng sống thuộc nhóm cây chồi trên Dạng sống Ký hiệu Số loài Tỷ lệ % SB

Cây gỗ lớn Mg 45 6,30 7,44

Cây gỗ vừa Me 110 15,27 18,02

Cây gỗ nhỏ Mi 121 16,95 20,00

Cây chồi trên lùn Na 132 18,49 21,82

Cây bì sinh Ep 28 3,92 4,63

Cây kí sinh hay bán kí sinh Pp 2 0,28 0,33

Cây mọng nước Suc 5 0,70 0,83

Cây dây leo Lp 104 14,56 17,18

Cây chồi trên thân thảo Hp 59 8,26 9,75

Từ bảng 12 ta có kết quả sau:

+ Cây gỗ lớn (Mg): có 45 lồi, chiếm 6,30% tổng số, lồi nhiều lồi trong nhóm này thuộc các họ Mộc lan (Magnoliaceae), Dẻ (Fagaceae), Long não (Lauraceae), Xoan (Meliaceae)…

+ Cây gỗ vừa (Me): có 110 lồi, chiếm 15, 27% tổng số lồi, nhiều lồi trong nhóm này thuộc các họ Sim (Myrtaceae), Dâu tằm (Moraceae), Bứa (Clusiaceae)… + Cây gỗ nhỏ (Mi): có 121 lồi, chiếm 16,95% tổng số các loài của toàn hệ, đa số các loài thuộc các họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), Mua (Melastomataceae), Sim (Myrtaceae), Chè (Theaceae), Nhân sâm (Araliaceae), Cà phê (Rubiaceae)…

+ Cây chồi trên lùn (Na): có 132 lồi, chiếm 18,49% gồm các cây thuộc các họ Dâu tằm (Moraceae), Đơn nem (Myrsinaceae), Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), Cà (Solanaceae), Ơ rơ (Acanthaceae), Chè (Theaceae)…

+ Cây bì sinh (Ep): có 28 lồi, chiếm 3,92%, các lồi chủ yếu thuộc họ Ráng đa túc (Polypociaceae).

+ Cây ký sinh hoặc bán ký sinh (Pp): nhóm này có số lượng lồi thấp, có 2 lồi, chiếm 0,28% tổng số loài, thuộc họ Tầm gửi (Loranthaceae).

+ Cây mọng nước (Suc): có 5 lồi, chiếm 0,70% tổng số lồi, các loài thuộc họ Thu hải đường (Begoniaceae), Thuốc bỏng (Crassulaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae)…

+ Cây dây leo (Lp): có 104 lồi, chiếm 14,56%, gồm các loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae), Na (Annonaceae), Thiên Lý (Asclepiadaceae)…

+ Cây chồi trên thân thảo (Hp): với 59 loài, chiếm 8,26% tổng số lồi.

+ Nhóm cây có chồi trên mặt đất (Ph): chiếm ưu thế với 629 loài, chiếm 73,62% tổng số loài của cả hệ,

Phổ dạng sống trong nhóm cây chồi trên (Ph) là:

84,85Ph = 7,44Mg + 18,02Me + 20,00Mi +21,82Na + 4,63Ep + 0,33Pp + 0,83Suc + 17,18Lp + 9,75Hp 0.28 0.7 3.92 6.3 8.26 14.56 16.95 17.27 18.49 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Na Me Mi Lp Hp Mg Ep Suc Pp Dạng sống %

Hình 18. Biểu đồ tỷ lệ các dạng sống của nhóm cây chồi trên VQG Ba Vì khu vực nghiên cứu

Phổ dạng sống của hệ thực vật cho phép ta đánh giá về tính chất sinh thái của vùng địa lý, về mức độ bị tác động nhiều hay ít của hệ thực vật một vùng và là cơ sở để so sánh các hệ thực vật với nhau. Có thể thấy nhóm cây chồi trên đất (Ph) có ưu thế hơn hẳn các nhóm cây khác, chiếm 84,73% tổng số lồi thực vật bậc cao có mạch của tồn hệ, hay chứng tỏ Ba Vì là nơi có điều kiện sống thuận lợi cho thực vật thân gỗ, có hạt và nó cũng cho biết hệ thực vật ở đây chưa bị tác động nhiều.

4.4.2. So sánh dạng sống hệ thực vật Ba Vì với một số hệ thực vật khác

Để thấy rõ hơn sự giống, khác nhau của các hệ thực vật, chúng tôi tiến hành so sánh dạng sống của hệ thực vật Ba Vì với hệ thực vật Hồng Liên và Na Hang.

Bảng 13. So sánh dạng sống hệ thực vật Ba Vì với Hồng Liên và Na Hang TT Hệ thực vật Ph (%) Ch (%) Hm (%) Cr (%) Th (%)

1 Ba Vì 84,85 2,52 1,26 7,30 4,07

2 Hoàng Liên 79,26 7,82 1,43 5,06 6,44

3 Na Hang 70,14 4,33 3,50 11,98 10,05

Bảng 13 cho thấy nhóm cây chồi trên (Ph) ở hệ thực vật Ba Vì lớn hơn ở Hoàng Liên và Na Hang, điều này dể hiểu bởi lẽ VQG Hoàng Liên gần khu dân cư và là cái nôi của ngành du lịch từ trước đến nay, cịn Na Hang có sức ép dân số rất lớn, có tới 62 khu định cư nằm trong khu vực bảo tồn. Riêng ở VQG Ba Vì được chia thành 2 khu vực là vùng cấm và cùng đệm, trong đó vùng cấm khơng có người dân sinh sống. Ngược lại, nhóm cây chồi sát đất (Ch) ở Ba Vì có tỷ lệ thấp hơn so với Na Hang và thấp hơn nhiều so với Hoàng Liên. Điều này chứng tỏ rừng VQG Ba Vì các tầng cây cao cịn nhiều, diện tích đất rừng được chiếu sáng thấp, nên nhóm cây chồi trên mặt đất (Ph) giữ được tỷ lệ cao, cịn Hồng Liên và Na Hang thì ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) góp phần nghiên cứu và đánh giá tính đa dạng sinh học của hệ thực vật thuộc vườn quốc gia ba vì để định hướng cho việc bảo tồn và sử dụng có hiệu quả (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)