Cơ cấu lao động của Phủ Lý năm 2000 và 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quá trình đô thị hóa ở thành phố phủ lý tỉnh hà nam giai đoạn 2000 2012 (Trang 50)

Lao động trong khu vực dịch vụ tập trung chủ yếu ở các ngành thương mại, kinh doanh vận tải và thông tin liên lạc….

- Năm 2010, tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị là 4,56%, tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 5,2%[8]. Tỉ lệ thất nghiệp ở Phủ Lý có xu hướng giảm dần do thành phố đã làm tốt khâu giải quyết việc làm và cho vay vốn tạo việc làm. Năm 2010, số hộ được vay vốn tạo việc làm lên 4000 hộ.

Tác động trực tiếp lên tình trạng thất nghiệp là yếu tố chuyên môn kĩ thuật của người lao động. Nếu trình độ chun mơn kỹ thuật của người lao động càng cao thì tỉ lệ thất nghiệp càng thấp. Hiện nay ở thành phố Phủ Lý, tỉ lệ thất nghiệp của lao động chưa qua đào tạo cao nhất chiếm 45,75% số người thất nghiệp, sau đó tỉ lệ thất nghiệp của những người đã qua đào tạo nghề là 33,8%. Tỉ lệ thất nghiệp của lao động qua đào tạo từ trung học chuyên nghiệp trở lên là 20,45%

2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2.2.3.1. Nông nghiệp

Xuất phát điểm từ mô ̣t thành phố trẻ , nơng nghiê ̣p là chủ đa ̣o, thì thành phố Phủ Lý đã có những chính sách đă ̣c thù dựa trên điều kiê ̣n tự nhiên và kinh tế xã hô ̣i để đưa nông nghiê ̣p của thành phố từng bước hiê ̣n đa ̣i đóng góp cho sự phát triển kinh tế chung của thành phố. Ở thành phố Phủ Lý, từ những

năm 2000 đến nay, cả 2 yếu tố trồng tro ̣t và chăn ni này đều có sự thay đổi đáng kể

a) Trồng trọt

Sản xuất nông nghiệp ở Phủ Lý theo hướng nông nghiệp sạch, nơng nghiệp sinh thái có hiệu quả cao và bảo vệ mơi trường và đã hình thành các vùng chuyên canh trồng rau sạch, hoa tươi, cây ăn quả…ở các xã Phù Vân, Liêm Chung, Lam Hạ, Thanh Châu. Phát triển kinh tế trang trại và các mơ hình sản xuất VAC, nhất là trong chăn nuôi, coi đây là khâu đột phá để thúc đẩy sản xuất nơng nghiệp hàng hóa. Ngồi ra thành phố cần trú trọng mở rộng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, giảm bớt hộ nông dân thuầ thúy, tăng các hộ nông dân kiêm nghề và dịch vụ.

Bảng 2.10: Diện tích và năng suất lúa Phủ Lý giai đoạn 2000 - 2012 Năm 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2012 Diện tích(ha) 2512 2067 1990 2040 1675 1644 1610 Năng suất(ta/ha) 49,9 52,5 54,6 56,2 57,5 56,6 56,7 Sản lượng(tấn) 12531 10843 10870 11464 9640 9309 9135

(Niên giá m thống kê Hà Nam qua các năm)

Bảng 2.10 cho thấy tổng sản lượng diện tích gieo trồng lúa ngày càng giảm, nhưng năng suất lại tăng. Nếu năm 2000 diện tích gieo trồng giành cho lúa là 2512 ha thì đến năm 2012 chỉ còn 1610 ha. Trong hơn 10 năm thành phố Phủ Lý mất 902 ha diện tích gieo trồng lúa. Tuy nhiên, năng suất lúa ngày càng tăng, năm 2000 đtạ 49,9ta/ ha tăng 19% so với năm 1999, năm 2005 tổng sản lượng lúa đạt 52,5 tạ/ha tăng 15,5% so với năm 2004. Năm 2012 năng suất lúa đạt 56,7 tạ/ha tăng so với năm 2000. Nguyên nhân là do diện tích đất nơng nghiệp ngày càng ít đi do bị thu hồi để thực hiện nhiều dự án kinh tế và dân sinh. Tuy nhiên, lương thực là vấn đề an ninh quốc gia nên

thành phố có nhiều chính sách hợp lý để tăng năng suất lúa như: quan tâm đến công tác bảo vệ thực vật, phát động phong trào diệt chuột, ốc bưu vàng…khuyến khích thành lập các cơ sở khuyến nơng, đến năm 2012 có 12 câu lạc bộ khuyến nơng ở 9 phường xã, chủ động đầu tư thâm canh tăng vụ, đưa các loại giống lúa có năng suất chất lượng vào sản xuất như lúa lai gồm Nhị ưu 838, Bắc ưu 903…kết hợp chuyển dịch cơ cấu giống, sản xuất nơng nghiệp cịn có những thay đổi về cơ cấu mùa vụ theo hướng tăng diện tích cấy lúa mùa sớm và trà xuân muộn, tích cực đưa vụ đơng thành vụ chính… chính vì vậy nên diện tích cấy lúa giảm nhưng nang suất lúa vẫn tăng.

Diện tích đất gieo trồng một số cây trồng chính trên địa bàn thành phố từ năm 2000 đến năm 2012 đã giảm khoảng 7% từ 109,618 ha xuống 100,473ha. Một số cây trồng chính như ngơ, khoai môn, khoai lang, lạc, đỗ đen khơng cịn được sản xuất trên địa bàn thành phố, chỉ cịn lác đác 1 số xã ven đơ. Các chỉ số phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 2.11: Diện tích và sản lượng một số loại cây trồng của Phủ Lý giai đoạn 2000 - 2012

Năm 2000 2005 2012 Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Tổng số 109.618 550.697 104.566 561.438 100.473 564.685 Cây lương thực 94.544 447.420 85.740 435.014 79.710 452.400 Cây thực phẩm, rau 6.162 76.220 7.410 105.832 5.600 90.400

Cây công nghiệp 4.261 13.534 8.128 12.325 9.279 13.501 Cây ăn quả 4.651 13.523 3.308 8.267 5.884 8.384

Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy trong 12 năm từ năm 2000 đến năm 2012, diện tích gieo trồng giảm hơn 9000 ha. Điều này xuất phát từ chủ trương chung của thành phố đối với sản xuất nông nghiệp sau ngày tách tỉnh. Theo đó, các xã ngoại tỉnh “trở thành vành đai thực phẩm vững chắc” cho thành phố về rau, đậu, thịt, cá, giải quyết nhu cầu lương thực cho nhân khẩu nông nghiệp ngoại thành và nhu cầu thức ăn gia súc để phát triển chăn nuôi thành một ngành sản xuất chính, đồng thời tạo thêm nguồn nơng sản hàng hóa xuất khẩu và nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên, từ sau năm 2008 diện tích gieo trồng một số loại cây chính khơng cịn tăng nữa và có xu hướng giảm nhanh. Trong hơn10 năm giai đoạn 2000- 2012 diện tích này giảm 9145 ha (từ 109618 xuống 100473 ha) trung bình giai đoạn này mỗi năm có gần 1000 ha đất trồng bị mất đi.

Đối với diện tích cây trồng lâu năm (chủ yếu là cây ăn quả như nhãn, bưởi) lại có xu hướng tăng nhưng khơng đáng kể. Năm 2000, diện tích trồng cây lâu năm trên địa bàn thành phơ chủ yếu ở các xã ven đó là 4651 ha đến năm 2005 diện tích này là 3308 ha và năm 2012 là 5884 ha. Như vậy, trong thời gian từ 2000 đến 2012 diện tích trồng cây lâu năm của Phủ Lý tăng hơn 1000 ha. Nhìn chung, mơ hình sản xuất từ cây lúa và rau màu chủn sang mơ hình vườn cây ăn trái kết hợp chăn nuôi được phát triển tại các xã như Liêm Chính, Thanh Châu, Châu Sơn. Đặc biệt xã Phù Vân có nhiều hộ gia đình nông dân mạnh dạn chuyển đổi trồng lúa hoa màu sang trồng hoa, rau sạch, cây cảnh…Có những hộ gia đình sở hữu cây cảnh bạc tỷ. Nhiều câu lạc bộ sinh vật cảnh ra đời thu hút nhiều hộ gia đình tham gia.

Trong nội bộ ngành nơng nghiệp, xu thế chung là giảm dần tỉ trọng của ngành trồng trọt và tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi. Trồng trọt vẫn giữ vai trò chủ đạo, chiếm gần ¾ giá thị sản xuất nông nghiệp của cả ngành.

Cùng với sự thu hẹp về diện tích đất nơng nghiệp, số lao động và nhân khẩu nông nghiệp trên địa bàn thành phố cũng giảm dần theo từng giai đoạn.Nguyên nhân của tình trạng này là do xu thế hiện nay, lao động ở khu vực nông nghiệp, nhất là lực lượng thanh niên chuyển qua làm các nghề như thợ hồ, thợ may hoặc các lao động phổ thơng cho cơng trình, xí nghiệp…nên dẫn tới tình trạng thiếu giảm nguồn lao động

b) Chăn ni

Ngồi ngành trồng trọt, chăn ni cũng chiếm vị trí quan trọng. Trong khi ngành trồng trọt có xu hướng giảm tỉ trọng thì chăn ni vẫn giữ được vị trí của mình. Thống kê các loại vật ni chủ yếu trên địa bàn thành phố là lợn và trâu, bò qua các năm đều tăng, nhưng mức độ tăng thấp. Vào năm 2000 tổng đàn lợn là 18400 con, đến năm 2005 là 24900 con, trong khi đó số bị và trâu khoảng 1600 đến 1700 con, như vậy chăn nuôi lợn vẫn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu ngành chăn ni. Số lượng trâu, bị tăng rất ít, do q trình đơ thị hóa cùng với sự giảm sút đất nông nghiệp, giảm sút về nhân khẩu nông nghiệp nên số lượng đàn trâu bò ở địa bàn Phủ Lý giảm đáng kể nhất là số lượng trâu, chỉ cịn ni ít ở vùng ngoại ơ thành phố

Bảng 2.12: Số gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố giai đoạn 2000 -2012 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2012 Lợn 18400 24900 20900 22000 19600 19600 16000

Bò 1599 1582 1920 1934 1860 1893 1838

Trâu 173 130 70 74 76 68 67

Gia cầm 36000 129000 173800 158000 174300 175800 184400

(Niên giá m thống kê Hà Nam qua các năm)

Ni bị sữa, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, những năm gần đây nhờ chương trình phát triển bị sữa của thành phố nói riêng và của tỉnh Hà Nam nói chung, một số xã có điều kiện tự nhiên thuận lợi như Châu Sơn,

Thanh Châu người dân đã quan tâm và đầu tư vào loại con nuôi mới này và thực tế đã có hiệu quả nên quy mơ đàn bị sữa của thành phố tăng đáng kể(công ty sữa cô gái Hà Lan bao tiêu sản phẩm góp phần thuận lợi cho sự phát triển số lượng bò sữa của thành phố), nhờ vậy giá trị ngành chăn nuôi của thành phố có xu hướng tăng nhanh hơn ngành trồng trọt. Theo số liệu thống kê năm 2003 trên địa bàn thành phố có 800 con bị sữa ở các xã như Thanh Châu, Châu Sơn, Liêm Chính, Lam Hạ số lượng bò sữa trên địa bàn ngày càng phân bố rộng. Đến năm 2010 trên địa bàn thành phố có 2500 con bị sữa phân bố ở các xã phía tây, tây nam thành phố trong đó tập trung nhiều nhất ở xã Châu Sơn.

Những vùng đất trũng, hoang hóa được khai hoang ni trồng thủy sản với những giống cá mới: chép lai, chim trắng, tôm càng xanh,cá rơ đơn tính…đem lại hiệu quả cao. Mơ hình ni trồng thủy sản được phát triển và nhân rộng theo hướng đưa thêm các loại con đặc sản nhu baba, ếch, rắn… Năm 2005 tổng diện tích ni trồng thủy sản của thành phố là 160 ha, trong đó chuyển đổi vùng đất trũng trồng lúa hiệu quả thấp sang đa canh nuôi trồng thủy sản 30 ha, sản lượng cá thu hoạch 320 tấn

Tóm lại giai đoạn 2000- 2012 sản xuất nơng nghiệp của thành phố có sự thay đổi đáng kể trong đó chú ý là sự thu hẹp diện tích đất sản xuất nơng nghiệp và số nhân khẩu hoạt động nông nghiệp. Cơ cấu giá trị sản xuất nơng nghiệp có sự thay đổi rõ rệt, tuy mức độ chuyển dịch chưa mạnh nhưng ghóp phần đáp ứng nhu cầu nền kinh tế thị trường và q trình đơ thị hóa của thành phố Phủ Lý

2.2.3.2. Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Giai đoạn 2000 - 2005 mục tiêu của thị xã đề ra là tăng nhanh tốc độ và tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế. Tập trung phát triển công nghiệp theo hướng gắn với nông nghiệp, vùng nguyên liệu tạo thế ổn định và hiệu quả lâu bền. Khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế, hình thành một số khu công nghiệp tập trung nhằm sử dụng có hiệu quả kết cấu hạ tầng, tạo mơi trường đầu tư thuận lợi nhằm khơi dạy tiềm năng và thu hút đầu tư ngoại tỉnh. Trong giai đoạn 2000- 2005 tồn thị xã có 295 doanh nghiệp mới được hình thành với tổng số vốn đăng kí là 1800 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho 12300 lao động. Tổng doanh thu đạt 1700 tỉ đồng, trong đó nộp thuế là 45 tỉ đồng, nhiều doanh nghiệp sản xuất cơng nghiệp có giá trị sản xuất lớn hoạt động hiệu quả như: công ti may Hà Nam(thuộc công ti may Thăng Long), công ti dệt Hà Nam, công ty may Hapytex, công ty sản xuất giấy bao bì Đơng hải Việt, cơng ty sản xuất mạch nha Đại Thành Phát…Nhiều sản phẩm công nghiệp của thị xã giữ uy tín, một số mở rộng thị trường hướng ra xuất khẩu và có mức tăng trưởng khá như sản phẩm may, dệt, bánh kẹo, sản xuất bột đá…Giai đoạn 2000 - 2005 công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp có mức tăng trưởng khá. Năm 2000 giá trị sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp là 308,1 tỉ đồng và tăng lên 634,6 tỉ đồng vào năm 2005. Tuy nhiên sản xuất công nghiệp- tiểu thủ cơng nghiệp của Phủ Lý quy mơ cịn nhỏ bé, cơng nghệ sản xuất cịn lạc hậu, sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao, chưa thu hút được nhà đầu tư lớn

Giai đoạn 2006 - 2012: Công nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp của thành phố có tốc độ cao nhất trong các ngành và luôn ổn định ở mức cao đã cho thấy ngành công nghiệp đang phát triển mạnh đúng hướng, đã góp phần tích cực tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố

Cơ cấu tỉ trọng giá trị sản xuât công nghiệp phân theo thành phần kinh tế có sự thay đổi. Khu vực cơng nghiệp ngồi quốc doanh và khu vực có vốn

đầu tư nước ngồi có tốc độ phát triển nhanh, với mức tăng trưởng bình quân là 29,8%/ năm và 58,9% năm. Năm 2009, cơ cấu giá trị sản xuất khu vực ngoài quốc doanh chiếm 65,3%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 20,4% giá trị sản xuất công nghiệp

Thành phố Phủ Lý là khu vực tập trung cơng nghiệp có ý nghĩa của địa phương, đây là động lực của nền công nghiệp Hà Nam phát triển. Thành phố đã triển khai quy hoạch và xây dựng khu công nghiệp Châu Sơn, cụm công nghiệp Tây Nam thành phố, cụm công nghiệp Nam Châu Sơn… nhằm ổn định địa điểm sản xuất cho các doanh nghiệp, đồng thời ban hành chính sách cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới vào sản xuất. tổng giá trị sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp của thành phố năm 2010 đạt 1441,8 tỉ đồng

Với mục tiêu là khai thác mọi tiềm năng thế mạnh để phát triển toàn diện kinh tế- xã hội tạo sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhanh theo hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, giữ vững mức tăng trưởng năm 2010 đạt 119,90% trong đó cơng nghiệp xây dựng đạt 122,01%. Các nhà máy, cơng ti chính của Phủ Lý gồm:

- Công ty dệt Hà Nam: Địa chỉ xã Châu Sơn sản xuất bông, vải, sợ

- Cơng ty bia Sài Gịn- Phủ Lý. Địa chỉ 104- Trần Phú- Quang Trung sản xuất bia

- Công ty TNHH JPC Việt Nam. Địa chỉ xã Châu Sơn. Sản xuất vật liệu nhựa - Công ty GRACO SUN Việt Nam. Địa chỉ xã Thanh Châu sản xuất sản

phẩm máy xuất khẩu

- Cơng ty TNHH Trí Hường. Địa chỉ phường Lê Hồng Phong sản xuất các sản phẩm may

- Công ty TNHH Đông Nam A. Địa chỉ số nhà 200, đường Trường Trinh, phường Minh Khai sản xuất máy điều hịa

- Cơng ty cổ phần đá vôi Hà Nam. Địa chỉ xã Châu Sơn - Công ty cấp nước Hà Nam

- Công ty xuât nhập khẩu 27/7 Hà Nam - Nhà máy chế tạo và thiết bị kết cấu thép

Ngoài ra trên địa bàn thành phố cịn có nhiều nhà máy, xí nghiệp có giá trị sản xuất trung bình và tư nhân ở hầu hết các phường xã

Trong số các nhà máy, xí nghiệp kể trên có một số nhà máy có ý nghĩa đối với sự phát triển công nghiệp của thành phố như công ty cổ phần bia Sài Gịn- Phủ Lý, cơng ty dệt Hà Nam

- Cụm công nghiệp Tây Nam thnàh phố được UBND tỉnh chỉ đạo đầu tư mở rộng thêm 127 ha, đưa diện tích của cụm lên 155ha và giao cho công ty phát triển hạ tầng trực thuộc ban quản lý các KCN làm chủ đầu tư.

Hiện tại có 22 dự án đầu tư, trong đó có 20 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất, 2 dự án đang trong giai đoạn đầu tư, xây dựng nhà xưởng, tỉ lệ lấp đầy đạt 65%.Năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp của cum đạt 1184,95

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quá trình đô thị hóa ở thành phố phủ lý tỉnh hà nam giai đoạn 2000 2012 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)