CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.3. Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
1.3.4. Thủy văn, tài nguyên nước
Nghĩa Đàn nằm trong lưu vực sông Hiếu, là nhánh sông lớn nhất của hệ thống sơng Cả, có chiều dài 217 km, đoạn chạy qua Nghĩa Đàn dài 44 km (từ ngã ba Dinh đến Khe Đá).
Ngồi sơng Hiếu, Nghĩa Đàn còn 48 chi lưu lớn nhỏ. Trong đó có 5 nhánh chính:
- Sơng Sào: Bắt nguồn từ vùng núi Như Xuân - Thanh Hoá qua các xã Nghĩa Sơn, Nghĩa Lâm, Nghĩa Trung, Nghĩa Bình (dài 34km), trong lưu vực sơng có nhiều hồ đập lớn nhỏ.
- Khe Cái: Bắt nguồn từ vùng núi Quỳnh Tam chảy qua các xã Nghĩa Lộc, Nghĩa Long về sông Hiếu (dài 23km).
- Khe Ang: Bắt nguồn từ vùng núi Nghi Xuân - Thanh Hoá, chảy qua Nghĩa Mai, Nghĩa Hồng, Nghĩa Thịnh ra sông Hiếu (dài 23km).
- Khe Diên: Bắt nguồn từ Thanh Hố qua Nghĩa n, Nghĩa Thịnh về Sơng Hiếu (dài 16km).
- Khe Đá: Bắt nguồn từ vùng núi Tân Kỳ qua Nghĩa An, Nghĩa Đức, Nghĩa Khánh chảy vào sông Hiếu (dài 17km).
Đặc điểm của khe suối huyện Nghĩa Đàn, nói chung về mùa mưa giao thơng đi lại hết sức khó khăn do phải đi qua nhiều tràn, ngầm bị ngập nước gây ách tắc có khi đến 5 - 7 ngày.
* Tài nguyên nước bao gồm:
- Nguồn nước mặt: Nghĩa Đàn nằm trong lưu vực sông Hiếu, là nhánh sông lớn của hệ thống Sông Cả, bắt nguồn từ biên giới Việt - Lào qua Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp vể Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, gặp sông Cả tại Cây Chanh (huyện Anh Sơn). Sông Hiếu dài 217 km, đoạn chạy qua huyện Nghĩa Đàn dài 44 km (từ ngã ba Dinh đến Khe Đá). Tổng diện tích lưu vực 5.032 km2.
Cùng với Sơng Hiếu cịn có 48 sơng suối lớn nhỏ, trong đó có 5 nhánh chính, đó là Sơng Sào dài 34 km, Khe Cái dài 23 km, Khe Hang dài 23 km, Khe Diên dài 16 km, Khe Đá dài 17 km, các sơng suối lớn nhỏ có nước quanh năm và địa hình thích hợp tạo cho Nghĩa Đàn nhiều thuận lợi trong công tác đầu tư xây dựng nhiều cơng trình thủy lợi, với trên 100 hồ đập lớn nhỏ có trữ lượng hàng trăm triệu m3. Trong đó có 2 cơng trình lớn là hồ Sơng Sào và hồ Khe Đá.
Với lợi thế về nguồn nước mặt tạo cho Nghĩa Đàn có thế mạnh triển kinh tế nơng nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và là cơ sở cho việc xây dựng vùng du lịch sinh thái trong tương lai.
- Nguồn nước ngầm: Cho đến nay, chưa có tài liệu nào đánh giá chính thức về nguồn nước ngầm huyện Nghĩa Đàn nhưng qua thực tế cho thấy mạch nước ngầm ở Nghĩa Đàn tương đối sâu và có nhiều tạp chất của khống vật. Khả năng khai thác nguồn nước ngầm phục vụ các ngành sản xuất là rất khó khăn.