KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá tính đa dạng sinh học nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An và đề xuất giải pháp phát triển hợp lý (Trang 36)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng đa dạng sinh học nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

3.1.1. Đa dạng sinh học cây trồng nông nghiệp và giá trị sử dụng

3.1.1.1. Cây lương thực

Theo kết quả điều tra, trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn hiện có 30 giống cây lương thực, trong đó lúa và ngơ chiếm tỷ trọng lớn nhất về cả số lượng giống cây trồng cũng như sản lượng.

Bảng 3.1: Danh mục phân bố chủ yếu của các giống cây lương thực

trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn

TT Tên giống Địa điểm ghi nhận sự xuất hiện phổ biến

1. Dong riềng địa phương Rải rác trên địa bàn huyện

2. Khoai lang đà nẵng Thị trấn Nghĩa Đàn, Nghĩa Lâm, Nghĩa Trung 3. Khoai lang giống nhật

KL22 Nghĩa Long

4. Khoai lang HL284 Nghĩa Yên

5. Khoai lang HL518 Nghĩa Trung, nghĩa Yên 6. Khoai lang rau VĐ1 Rải rác trên địa bàn huyện 7. Lúa Bao thai Rải rác trên địa bàn huyện

8. Lúa Khải Phong số 1 Nghĩa Hưng, Nghĩa Yên, Nghĩa Minh, Nghĩa Khánh

9. Lúa lai Nhị ưu 986 Nghĩa Lạc, Nghĩa Đức, Nghĩa Khánh 10. Lúa Nghệ An Nghĩa Yên, Nghĩa Khánh

11. Lúa Nhị ưu 838 Nghĩa Đức, Nghĩa Thắng, nghĩa Liên, Nghĩa Lạc, Nghĩa Mai, thị trấn Nghĩa Đàn

13. Lúa PHB71

Nghĩa Hưng, Đức Sơn, Nghĩa Trung, Nghĩa Hội, Nghĩa Thịnh Nghĩa Hồng, Nghĩa Thắng, Nghĩa Yên, Nghĩa Hội, Nghĩa Lợi, thị Trấn Nghĩa Đàn

14. Lúa Q 5 Nghĩa Phúc, Nghĩa Lợi

15. Lúa Q ưu số 1 Nghĩa Bình, Nghĩa Khánh

16. Lúa SL8H- GS9 Nghĩa Hưng, Nghĩa Hội, Nghĩa Khánh, thị trấn 17. Lúa Syn 6 Nghĩa Thắng, Nghĩa Trung

18. Lúa XL94017 Nghĩa Khánh, thị trấn, Nghĩa Hội, Nghĩa Lợi 19. Ngô 30Y87 Nghĩa Hội, Nghĩa Đức

20. Ngô CP 333 xã Ngĩa Hội, Nghĩa Đức 21. Ngô CP989 Rải rắc tồn huyện

22. Ngơ CP-DK888

Nghĩa Mai, Nghĩa Hiếu, Nghĩa Thắng, Nghĩa Liên, Nghĩa Lộc, Nghĩa Minh,, Nghĩa Yên, Nghĩa Thọ, Nghĩa Hội

23. Ngô DK6919 Nghĩa Hội, Nghĩa Đức 24. Ngô DK9901 Nghĩa Hội, Nghĩa Đức 25. Ngô LVN 10 Nghĩa Hiếu, Nghĩa Khánh 26. Ngô LVN 61 Nghĩa Hội, Nghĩa Đức 27. Ngô MX10 Nghĩa Hội, Nghĩa Đức 28. Ngô NK66 Rải rắc tồn huyện 29. Ngơ SSC 2095 Nghĩa Hội, Nghĩa Đức

30. Ngô VN2 Nghĩa Hiếu, Nghĩa Khánh

Hoạt động trong phát triển nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn phải nhắc đến nhiều nhất hiện nay đó là chuyên canh cây lúa. Theo kết quả thống kê thì tổng sản lượng lúa năm 2014 của huyện Nghĩa Đàn năm 2014 là 33.000 tấn trên diện tích 6.050 ha, năng suất 5,5 tấn/ha. Các giống lúa huyện Nghĩa Đàn được ưu tiên sử dụng là các giống có năng suất cao và có khả năng chịu sâu bệnh hại tốt. Điển hình là giống lúa Nhị Ưu 986, lúa PHb71 và lúa nhị ưu 838.

Giống lúa SL8H-GS9 thể hiện tính nổi trội hơn so với giống lúa Nhị ưu 838 như tính chống đổ khá, chống chịu tốt với điều kiện thời tiết bất thuận, khả năng đẻ nhánh khoẻ, tập trung... được trồng tại một số xã: Nghĩa Hưng, Nghĩa Hội, Nghĩa Khánh, Thị trấn.

Tại một số xã như: Nghĩa Hưng, Nghĩa Yên, Nghĩa Minh, Nghĩa Khánh đang đang phát triển giống lúa Khải Phong 1. Theo ý kiến của một số hộ dân thì đây là giống lúa có năng suất cao vào ổn định, nguồn thu nhập đều cho người dân.

Lúa Bao thai là có nhiều đặc tính q như cơm ngậy, ngon, vị đậm và chịu đựng tốt với các yếu tố bất thuận ở địa phương. Tuy nhiên, thực tế trong sản xuất hiện nay, các giống lúa Bao thai cũ đã thối hóa, hạt giống có chất lượng thấp, khơng đồng đều, chất lượng gạo không ổn định. Biện pháp kỹ thuật canh tác chưa hợp lý, lạc hậu cũng là những nguyên nhân dẫn tới năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất thấp.

Ngoài các loại lúa trên, huyện Nghĩa Đàn còn trồng các giống lúa: Lúa Nghệ An, Lúa Q 5, Lúa Q ưu số 1, Lúa Syn 6, Lúa XL94017.

Đứng sau cây lúa, cây ngô ở Nghĩa Đàn đóng vai trị thứ 2 về đa dạng kiểu gen cây trồng đồng thời đứng thứ 2 về sản lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp. Tổng sản lượng ngô của huyện Nghĩa Đàn năm 2014 là 13.001 tấn trên diện tích 2.889 ha, năng suất 4,5 tấn/ha.

Do phát triển mạnh chăn nuôi nên để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu và phục vụ ngành chế biến thức ăn chăn nuôi, các giống lai hiện đang đươc ưu tiên sử dụng, các giống lúa phổ biến được trồng tại vùng nay, như các giống: 30Y87, CP 333, Ngô CP989, CP-DK888, DK9901, NK66, C919, DK6919, SSC, LC2095, MX10, LVN61, LVN 10.

Các giống này được người dân đánh giá cao bởi tính năng vượt trội: Năng suất cao trồng ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh và hơn thế rất thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt… Trong số đó phải kể đến giống ngô C919 đã được đưa vào trồng, giúp giảm bớt thiệt hại sau đợt hạn hán kéo dài năm 2010. Từ đó đến nay năng suất giống ngơ này liên tục tăng từ mức 35 tạ/ha đến nay đạt 41 tạ/ha. Giống

ngô C919 với các đặc điểm như sau: Chiều cao cây 191,7cm, chiều cao đóng bắp 90cm, bộ lá thon gon. Chiều dài bắp 16 - 18cm, đường kính bắp 4,5cm, có 14 - 16 hàng hạt, tỷ lệ hạt/ bắp 76,8%, dạng hạt bán rang ngựa, màu vàng đẹp, lá bị bao kín bắp, giống có khả năng chịu úng, chịu.rét, chống đổ và nhiễm sâu bệnh nhẹ.

Tương tự như giống ngô lai nhập ngoại C919, giống DK 9001 là giống lai do công ty giống Mosanto Việt Nam lai tạo, bắp thon dài, lõi nhỏ hạt bán rắng ngựa, cây cao trung bình, đóng bắp thấp, lá đứng, rất thích hợp cho việc tăng mật độ, năng suất bình quân 55 - 60 tạ/ha, thời gian sinh trưởng tương tự giống lúa C919.

Giống nhập ngoại khác như DK 6919, SSC 2950 cũng được đánh giá cao và được người dân sử dụng rộng rãi. Giống DK 6919 có xuất xứ từ Mỹ, dạng câygọn, tán lá đứng, chiều cao cây là đóng bắp trung bình, có bộ rễ chân kiềng phát triển, sạch bệnh, giống ngơ DK 6919 có tỷ lệ nảy mầm cao, bộ rễ phát triển khỏe nên có khả năng chống hạn, chống rét và kháng bệnh cao. Đặc điểm của bộ giống này là hạt đầy bắp, bắp dài lõi nhỏ, hạt sâu cay, màu sắc hạt đẹp. Đặc biệt bộ lá cây xanh bền từ gốc đến ngọn rất phù hợp cho chăn nuôi gia súc vào vụ Đông, năng suất cao từ 8 - 10 tấn/ha.

Giống lúa SSC 2095 có tiềm năng năng suất 10 -11 tấn/ha, thời gian sinh trưởng từ 83 đến 88 ngày, đây là giống trung ngày chịu nóng hạn, sạch bệnh, thích nghi rộng, hạt vàng cam. Lá bao kín hạt, sạch bệnh, thích nghi rộng. Năng suất thực tế của giống ngô này tại các địa phương ổn định ở mức 60-70 tạ/ha, năng suất đạt cao nhất vào vụ đông.

Tương tự các giống ngô nhập, các giống ngơ có xuất xứ trong nước là NK66, NK6654, VN10 (ngô đỏ) và VN14 cũng mới được sử dụng nhưng do những đặc tính tốt nên đã phổ biến rộng rãi. Các giống ngô VN10 và VN 2 được sử dụng ít hơn so với giống ngô NK, chủ yếu tại các xã Nghĩa Hiếu, Nghĩa Khánh thuộc huyện Nghĩa Đàn.Hai giống ngơ này có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, chịu hạn, chống chịu sâu bệnh tốt và cũng cho năng suất ổn định từ 7-8 tấn/ha.

Ngồi các giống ngơ nhập thì các giống ngơ nội cũng được sử dụng khá rộng rãi với những đặc tính nổi trội như các giống: LVN 61, MX 10. Đặc biệt là giống

LVN 61 đây là giống ngô được đánh giá năng suất tốt, tính ổn định cao, khả năng thích ứng rộng, kháng sâu bệnh, cứng cây chống chịu đổ gãy khá, đặc biệt là chịu hạn, chịu mật độ và đất nghèo dĩnh dưỡng rất tốt. Ngoài năng suất cao giống LVN 61 cịn được ưa chuộng bởi khi chín sinh lý (lá bi vàng, khơ) thân lá vẫn xanh có thể dùng làm thức ăn chăn nuôi rất tốt trong mùa đơng. LVN 61 có thời gian sinh trưởng trừ 90 đến 105 ngày, năng suất cao, chiều cao 180 - 190cm, chiều cao đóng bắp 90 - 95cm chiều dài bắp 20 - 22cm, đường kính bắp 4.8 - 5.5cm, hạt màu vàng cam, dạng rang ngựa, số hàng hạt 16 - 18 hàng, số hạt/hàng 40 - 42 hạt, trọng lượng 1000 hạt 300 - 320g.

Tỷ lệ đất cát và đất cát nhẹ cao thích hợp với nhiều loại cây có củ chứa tinh bột thuộc nhóm lương thực như khoai lang. Sản lượng khoai lang của huyện Nghĩa Đàn năm 2014 là 1.200 tấn trên diện tích336 ha, năng suất 3,56 tấn/ha.

Khoai lang có xu hướng được trồng tập trung ở đồng bằng cho tới đối núi thấp. Khoai lang giống Nhật được trồng thí điểm tại Nghĩa Long - Nghĩa Đàn từ năm 2012 với diện tích 5 ha trên đất đồi núi, đất đỏ bazan, đất pha cát với 68 hộ tham gia. Sau 4 tháng thu hoạch, qua kiểm tra đánh giá cây khoai lang Nhật trồng trên đất pha cát là phù hợp và cho năng suất củ đat 14 - 16 tấn/ha cao gấp đôi năng suất khoai lang thường và cây lúa.

Giống khoai lang KL22 có nhiều ưu điểm vượt trôi so với khoai lang địa phương là có khả năng chịu hạn tốt, ít sâu bệnh phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, năng suất là và củ cao.

Khoai lang Nhật trồng có phẩm chất củ ngon, ngọt, được người dân ưa chuộng và hiện nay trên thị trường có giá từ 5 - 6 nghìn đồng/kg. Ngồi ra cịn có các giống khoai lang có nguồn gốc từ nhật như giống khoai lang HL518, HL284. Giống KL518 có thời gian sinh trưởng 95 - 110 ngày, năng suất củ tươi 17 - 32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27 - 30 %, chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sung, hà và đục thân. khoai lang HL284 có thời gian sinh trưởng 90 - 105 ngày. Năng suất củ tươi 18 - 29 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 28 - 31 %, chất lượng củ luộc khá, độ bột nhiều hơn độ dẻo,

vỏ củ màu trắng, thịt củ màu trắng kem, dạng củ đều, dây xanh, nhiễm sùng và sâu đục thân trung bình

Nhìn chung, theo đánh giá của người dân do chất lượng đất phù hợp, khả năng cấp nước, cấp giống đảm bảo, dịch bệnh ít nghiêm trọng nên khoai vẫn được người dân gieo trồng.

3.1.1.2. Cây có hạt chứa dầu

Tại Nghĩa Đàn có 13 cây lấy hạt chứa dầu (nằm trong nhóm cây rau màu) gồm có đậu tương, lạc.

Bảng 3.2: Danh mục phân bố chủ yếu của các giống cây có hạt chứa dầu Nghệ An

STT Tên giống Địa điểm ghi nhận sự xuất hiện phổ biến

1. Đậu tương ĐT 92 Rải rắc toàn huyện 2. Đậu tương ĐT93 Rải rắc toàn huyện 3. Đậu tương ĐVN 11 Rải rắc toàn huyện 4. Đậu tương lai ĐVN 10 Rải rắc toàn huyện 5. Lạc L08 Rải rắc toàn huyện 6. Lạc L12 Rải rắc toàn huyện

7. Lạc L14 Toàn huyện

8. Lạc L15 Rải rắc toàn huyện

9. Lạc L18 Nghĩa Hưng, Thị Trấn Nghĩa Đàn 10. Lạc L23 Thị trấn Nghĩa Đàn

11. Lạc L26 Thị trấn Nghĩa Đàn 12. Lạc sen Toàn huyện

13. Lạc Sen lai 75/23 Nghĩa Mai, Nghĩa Trung, Thị Trấn Nghĩa Đàn Lạc là cây nông sản chủ lực và có thương hiệu ở huyện Nghĩa Đàn, hiện nay các giống lạc chủ yếu được sử dụng tại địa phương là các giống mới có năng suất cao như L14, L18, L23, L26 và giống Lạc Sen. Sản lượng lạc của huyện Nghĩa Đàn năm 2014 là gần 600 tấn, với diện tích là 300 ha, năng suất 1,9 tấn/ha.

Giống Lạc L18 là giống nội, được chọn ra từ tập đồn lạc nhập nội, có thời gian sinh trưởng từ 100 đến 130 ngày tùy vụ, L18 thuộc dạng hình thực vật Spanish, dạng thân cứng, chiều cao thân chính từ 35 - 45cm, tán gọn, chống đổ tốt, là có màu xanh đậm. Quả to, eo trung bình, gân rõ, vỏ lụa màu hồng, chịu thâm canh cao. Tiềm năng năng suất quả 50 - 70 ta/ha. L18 có khối lượng 100 quả 168 - 178 gram.Khối lượng 100 hạt 60 - 65 gram, tỷ lệ nhân 69 - 71%. L18 có khả năng kháng sâu cao, kháng bệnh hại lá (đốm nâu, đốm đen, gỉ sắt) và kháng bệnh héo xanh vi khuẩn trung bình.

Giống lạc L23 có thời gian sinh trưởng ở vụ Xuân là 120 ngày, 105 ngày trong vụ Thu Đơng, cứng cây, chiều cao thân chính từ 45 - 50cm, tán gọn, lá có màu xanh đậm. Quả eo trung bình, có gân rõ, vỏ lụa màu hồng nhạt, chịu thâm canh cao. Năng suất quả trung bình 50 - 55 tạ/ha, thâm canh có thể đạt 53 tạ/ha, L23 có khối lượng 100 quả 145 - 150 gram, khối lượng 100 hạt 58 - 61 gram, tỷ lệ nhân 70 - 72%, L 23 có khả năng chịu hạn, kháng cao với bệnh gỉ sắt, đốm nâu, héo xanh vi khuẩn và sâu chích hút, kháng trung bình với bệnh đốm đen tốt, chống đổ tốt.

Những khó khăn trong vấn đề cấp nước và trình độ canh tác đang làm hạn chế năng suất của lạc tại đây. Các dịch sâu bệnh hại như sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, bệnh khô vằn, thối rễ cũng ảnh hưởng tới năng suất nên lạc chưa đạt được hiệu quả năng suất tối đa. Tuy nhiên khả năng cung cấp giống và thị trường tiêu thụ tốt nên vẫn được mở rộng diện tích.

Huyện Nghĩa Đàn hiện có các giống đậu tương như Đậu tương ĐT 92, Đậu tương ĐT93, Đậu tương ĐVN 11, Đậu tương lai ĐVN 10 với tổng sản lượng năm 2014 là 585 tấn trên diện tích 450 ha, năng suất 1.05 tấn/ha.

3.1.1.3. Cây rau màu khác.

Rau màu khác trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn bao gồm các loại rau ăn lá, cây hoa, cây rau ăn quả… Trên địa bàn toàn huyện Nghĩa Đàn hoa màu trên HST đồng ruộng bao gồm cả quy mơ nhỏ lẻ hộ gia đình đến quy mơ cánh đồng mẫu lớn trồng với mục tiêu thương mại, xuất khẩu. Do đó, thành phần lồi và thành phần giống

cũng đa dạng và phong phú về chủng loại. Trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn có 46 giống cây rau.

Bảng 3.3. Danh mục phân bố chủ yếu của các giống cây rau Nghệ An

STT Tên giống Địa điểm ghi nhận sự xuất hiện phổ biến

1. Bắp cải BC1 Toàn huyện 2. Bí xanh HNN99 Tồn huyện

3. Bí xanh NV86 Rải rác tồn huyện 4. Bí xanh số 1 Tồn huyện

5. Bí đỏ F1-125

Nghĩa Hiếu, Nghĩa Đức, Nghĩa Trung, Thị Trấn Nghĩa Đàn, Nghĩa Liên, Nghĩa Bình, Nghĩa Minh 6. Cà chua Savior Nghĩa Yên, Nghĩa An, Nghĩa Thọ, Nghĩa Khánh 7. Cà dái dê F1 Toàn huyện

8.

Cà pháo Tiểu Tuyết TN122 Toàn huyện 9. Cà rốt lai F1 Super VL- 444 Toàn huyện 10. Cà rốt SP-3496

Thị Trấn Nghĩa Đàn, Nghĩa Trung, Nghĩa Đức, Nghĩa Lộc, Nghĩa Thọ

11. Cải canh cao sản Rải rác toàn huyện 12. Cải củ số 8 Toàn tỉnh

13. Cải củ số 9 Trung du, đồng bằng

14. Dấp cá Toàn huyện

15. Dưa chuột Amata 765 Nghĩa Hưng, Nghĩa lâm 16. Gừng dé (gừng trâu) Rải rác toàn huyện 17. Hoa cúc VCM-2 Toàn huyện

18. Húng chó Tồn huyện

19. Húng lủi Toàn huyện

21. Kinh giới Toàn huyện

22. Lá lốt Toàn huyện

23. Măng tây Nghĩa Thịnh, Nghĩa Minh

24. Mộc nhĩ Toàn huyện

25. Mùi tàu Toàn huyện

26. Mướp

Nghĩa Hưng, Nghĩa Sơn, Nghĩa Lợi, Thị trấn Nghĩa Đàn, Nghĩa Liên

27. Nấm mỡ Toàn huyện

28. Nấm rơm Toàn huyện

29. Nghệ Rải rắc khu vực miền núi, trung du

30. Ớt HB9 Nghĩa Thắng, Nghĩa Đức, Thị trấn Nghĩa Đàn

31. Rau đay Toàn huyện

32. Rau dền Toàn huyện

33. Rau diếp Toàn huyện

34. Rau mồng tơi Toàn huyện

35. Rau mùi Toàn huyện

36. Rau muống Toàn huyện

37. Rau ngót Tồn huyện

38. Rau răm Toàn huyện

39. Riềng Toàn huyện

40. Sả Toàn huyện

41. Su hào

Nghĩa Lâm, Nghĩa Trung, Nghĩa Lộc, Nghĩa Thọ, Nghĩa Khánh, Nghĩa Sơn

42. Thì là Tồn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá tính đa dạng sinh học nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An và đề xuất giải pháp phát triển hợp lý (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)