Ghi chú:
Nguồn: [17]
HST cỏ biển có vai trị chức năng sinh thái lớn hơn nhiều so với các chức năng khác. Bản thân cỏ biển cịn ít được sử dụng ngoài việc làm thức ăn gia súc và phân bón. Giá trị sinh thái của cỏ biển là nơi sống, nơi sinh sản của các loài sinh vật khác.
Các kết quả nghiên cứu đã xác định 17 loài rong biển và 41 loài động vật đáy sống cùng với cỏ biển, ngoài ra số lượng loài, mật độ, khối lượng động vật đáy trong thảm cỏ biển cao hơn từ 2,8 – 6,1 lần so với ngoài thảm cỏ biển.
c) Hệ sinh thái vùng triều
Đây là HST quan trọng bậc nhất của vịnh Tiên Yên. Do mức độ giao động của thuỷ triều lớn và tác động của các yếu tố động lực khác nhau, đã tạo lên một hệ thống bãi triều rộng lớn bao quanh dải ven bờ phía tây – tây bắc của vịnh, chạy dài suốt từ Mũi Ngọc đến Mũi Chùa.
Hệ thống bãi triều ở đây có hai loại chính là các bãi triều cửa sơng có RNM bao phủ và các bãi triều bùn khơng có RNM. Khi nước triều rút cạn (0,1 – 0,4 m) thì hệ thống bãi triều khoảng trên 18.000 ha gần như lộ ra hồn tồn. Các bãi triều phía đơng – đơng nam thường rất hẹp, có các dải thực vật ngập mặn nhỏ chạy song song bờ đảo.
Cụ thể sự phân bố HST bãi triều trong khu vực nghiên cứu như sau:
- Từ Mũi Ngọc đến Hà Cối, các bãi triều phát triển ra tận lạch sâu giáp đảo Vĩnh Thực, phủ kín phần phía đơng - bắc vịnh Hà Cối với diện tích vào khoảng 3000 ha. Trầm tích bãi triều chủ yếu là cát hạt trung, hạt nhỏ mài mòn và chọn lọc tốt. Các bãi triều ở đây bị chia cắt thành nhiều mảng nhỏ do các lạch triều gây ra. Bề mặt các bãi thường thoải.
- Từ Hà Cối đến Đầm Hà: đây là vùng rộng lớn có thể đạt đến diện tích vùng triều trên 10.000 ha. Đặc điểm nổi bật của các bãi triều ở đây là xuất hiện nhiều bãi
cuội ven bờ có nguồn gốc từ sơng đưa ra. Tiếp theo thường là các bãi bùn, cát có thực vật ngập mặn bao phủ.
- Từ Đầm Hà đến Tiên Yên – Vạn Hoa: ở đây bị ảnh hưởng của nhiều cửa sơng, nên bãi triều thường có cấu tạo từ cát trung phủ một lớp bùn mỏng. Ở khu vực này còn xuất hiện các bãi cát vàng phân bố xen kẽ với dạng bãi triều khác từ Núi Cuống đến đảo Vạn Hoa. Tổng diện tích các bãi triều ở đây khoảng trên 3491 ha.
Nhìn chung HST vùng triều của khu vực Tiên Yên phân thành hai đới khá rõ rệt gồm đới bãi triều lầy sú vẹt và đới bãi triều thấp bùn, cát:
- Đới bãi triều lầy sú vẹt: thường phân bố từ mực triều trung đến cao triều, được phủ kín bới các cây ngập mặn như Đước vịi, Vẹt dù, Trang, Mắm quăn và sú phát triển mạnh tạo thành các RNM thuận lợi cho bồi tụ bùn - sét.
- Đới bãi triều thấp: thường khơng có thực vật ngập mặn bao phủ. Đới này phân bố từ triều trung đến phần thấp triều. Thành phần trầm tích chủ yếu là cát bột và bột. Thành phần sinh vật là các loài sinh vật đáy chiếm ưu thế. ở đây bắt gặp hầu hết các bãi đặc sản như bãi sá sùng (Sipunculus nudus) sâu đất (Phascosoma
similis), ngao, sị lơng, sị huyết, don, dắt, thiếp, tôm rảo, cua bùn.v.v.
HST vùng triều đóng vai trị hết sức quan trọng, đây là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động ni trồng và khai thác các lồi đặc sản cua cư dân ven bờ Tiên Yên. Ngoài ra, hệ còn tạo ra các giá trị sinh thái như bãi giống quan trọng, như bãi sò huyết giống ở Chương Cả và Cửa Mô hoặc bãi giống ngao khu vực Đá Chồng, bãi Sò Huyết (Vĩnh Thực).
d) Hệ sinh thái đáy mềm
Bao gồm toàn bộ phần đáy vịnh còn lại, chiếm diện tích khoảng 2/3 tồn Vịnh Tiên Yên. Khu vực này. Tại vùng đáy mềm, hầu hết các bãi tôm, cua, cá phân bố ở đây. Khơng những vậy, phần đáy mềm cịn là khu vực xử lý các chất ô nhiễm từ lục địa đổ xuống, góp phần làm sạch mơi trường cho toàn khu vực.
Ngồi các HST kể trên, phần trên các đảo cịn có hệ sinh thái Rừng nhiệt đới thường xanh che phủ từ 98% đến 100% diện tích đảo nổi của hầu hết các đảo trong khu vực. Cấu trúc của các quần xã động vật, thực vật trong rừng khá phức tạp có số
lượng loài phong phú (thường từ trên 100 loài cây đến gần 400 loài và kèm theo khoảng gần 200 loài động vật). Rừng thường phân tầng, tầng thấp nhất là các trảng cỏ, tiếp theo là cây bụi, tầng cao nhất là các cây thân gỗ.
2.2.1.5. Tài ngun khống sản
Nhìn chung, tài ngun khống sản trong khu vực nghiên cứu khơng phong phú và trữ lượng không lớn. Chủ yếu là một số mỏ, điểm quặng ven bờ có nguồn gốc sa khoáng và một số biểu hiện khống sản biển nơng ven bờ. Cụ thể, diện phân bố và trữ lượng của các khoáng sản này như sau:
a) Các mỏ và điểm quặng ven bờ
Đã phát hiện các điểm mỏ sa khoáng biển titan - zircon - Đất hiếm (Nguyễn Biểu, nnk, 1985; Trần Văn Trị, 1991) phân bố dọc theo dải bờ biển gồm: Bình Ngọc, Vĩnh Thực, Hà Cối, Quan Lạn, Hồng Châu, Thái Ninh. Sa khống titan ven biển đã được khai thác sử dụng trong nước và xuất khẩu. Ngoài ilmenit trong các sa khống này cịn chứa các khống vật nhóm Đất hiếm và kim loại hiếm như zircon, thori… Tuy nhiên, đa số các tụ khống có quy mơ nhỏ, các sa khống titan ven biển đều phân bố sát bờ biển hoặc ven các đảo, trong các bãi cát hoặc cồn cát nguồn gốc biển - gió tuổi Holocen (mvQ23) hoặc mvQ22-3). Ở nhiều nơi các thân sa khống đang bị xói lở tạo các thân sa khống ở bãi triều, cồn ngầm. Các sa khoáng titan tập trung trong các cồn cát từ Hà Cối đến Mũi Ngọc và rìa phía nam đảo Vĩnh Thực, rìa đơng đảo Quan Lạn. Các diện phân bố sa khoáng đều kéo dài 7-10 km, rộng vài chục mét đến hàng trăm mét, ở mỗi tụ khống và điểm quặng có 1-2 thân sa khống dạng lớp dày 0,5 - 3 m. Do sự vận chuyển của dịng nước và sóng mà một số thân quặng chưa thật ổn định, cịn đang bị "trơi dạt". Hầu hết các thân quặng đều lộ thiên hoặc bị phủ một lớp cát mỏng.
Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu của sa khống là ilmenit, ngồi ra có zircon, rutil và một số khoáng vật khác. Hàm lượng ilmenit trong sa khoáng khác nhau ở các tụ khống, điểm quặng. Ở tụ khống Bình Ngọc hàm lượng ilmenit thay đổi từ 10kg/m3 đến 625kg/m3 (trung bình: 100-150kg/m3); ở Vĩnh Thực: 10- 30kg/m3. Các tụ khoáng và điểm quặng vùng này đều có quy mơ nhỏ. Tổng trữ
lượng và tài nguyên khoảng 90.000 tấn TiO2.
b) Biểu hiện khống sản biển nơng ven bờ
Các dị thường trọng sa chủ yếu là các khoáng vật Ilmenit, Zircon và Rutil - Ilmenit: là khoáng vật nặng phổ biến nhất trong vùng, hàm lượng nền tại các điểm khảo sát 238,6g/m3. Trên cơ sở phân bậc hàm lượng của mỗi bậc vành, đã khoanh định được 5 vành bậc III, 4 vành bậc II và một số vành bậc I.
- Zircon: là khoáng vật nặng phổ biến thứ hai trong vùng, hàm lượng nền qua các điểm khảo sát là 42g/m3. Đã khoanh vẽ được 3 vành bậc III và 3 vành bậc II của khoáng vật zircon và một số vành bậc I.
- Rutil + anatas: là các khoáng vật nặng phổ biến thứ ba trong vùng, hàm lượng nền 25,5 g/m3. Theo kết quả nghiên cứu trước đó đã khoanh vẽ được 4 vành phân tán bậc III và 6 vành phân tán bậc II của các khoáng vật rutin và anatas.
c) Vùng triển vọng tài nguyên khoáng sản
Theo các kết quả nghiên cứu dấu hiệu về khoáng sản đã đưa ra đánh giá ban đầu về triển vọng khoáng sản đáy biển vùng vịnh Tiên Yên [17]. (Hình 2.12):