Phương pháp thu thập mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng ô nhiễm kim loại nặng và dầu mỡ trong nước biển ven bờ tại cụm cảng xuất than nam cầu trắng, thành phố hạ long và đề xuất giải pháp giảm thiểu (Trang 40 - 42)

CHƢƠNG 2 : ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.3. Phương pháp thu thập mẫu

Các mẫu trầm tích và mẫu nước được lấy dọc cụm cảng Nam Cầu Trắng: lấy theo từng cặp trầm tích và nước tại cùng một điểm:

- Hoạt động khảo sát thực địa được bắt đầu tiến hành vào tháng 09/2018 (đợt 1) đại diện cho mùa mưa và vào tháng 02/2019 (đợt 2) đại diện cho mùa khô.

- Các mẫu nước được lấy theo phương pháp hỗn hợp tại nhiều điểm khác nhau với cùng một đối tượng. Mẫu được lấy ở độ sâu trung bình 20 cm và chứa trong các bình Polime. Các thơng số cơ bản về nước được đo trực tiếp tại hiện trường bằng máy đo 6 chỉ tiêu chất lượng nước YSI 6600. Mỗi điểm được lấy 2 bình, mỗi bình 0,5 lít. Một bình dùng để đo hàm lượng kim loại nặng thì cho vào 2 ml HNO3 đặc để bảo quản.

- Các mẫu trầm tích cũng được lấy theo phương pháp hỗn hợp ở tầng mặt với độ sâu trung bình khoảng 8 – 12m. Mẫu được lấy bằng gầu lấy mẫu trầm tích đáy WildCo đóng vào túi PE và bảo quản lạnh < 40C cho đến khi phân tích. Mẫu được xử lý tại phịng thí nghiệm, sấy khơ ở nhiệt độ 600C cho đến khi khối lượng không

đổi, giã và rây qua rây 1mm. Khi phơi các mẫu được đảm bảo kí hiệu chính xác và tránh nhiễm bẩn chéo giữa các mẫu và các nguồn khác bên ngoài. Các mẫu sau khi xử lý được đựng trong túi nilơng trắng. Các vị trí lấy mẫu nước và trầm tích được thể hiện ở bảng 2.4 và hình 2.3:

Bảng 2.4: Vị trí lấy mẫu và kí hiệu mẫu

Vị trí

lấy mẫu QT1 QT2 QT3 QT4 QT5 QT6 QT7

Mẫu nước SW01 SW02 SW03 SW04 SW05 SW06 SW07 Mẫu trầm tích Se01 Se02 Se03 Se04 Se05 Se06 Se07

Hình 2.3. Sơ đồ mạng điểm quan trắc môi trƣờng

Sắp xếp theo thứ tự là từ trên xuống dưới từ trái qua phải các vị trí từ QT1 đến QT7. Cụ thể

+ QT1 (SW01+Se01): Trung tâm khu vực cụm cảng

+ QT2 (SW02+Se02): Ven bờ khu đô thị - Đối diện cảng Quyết Thắng + QT3 (SW03+Se03): Luồng vận chuyển than – Trước mặt cảng QThắng + QT4 (SW04+Se04): Ven bờ khu đô thị - Phía Tây Nam cụm cảng + QT5 (SW05+Se05): Giữa luồng vận chuyển cách bờ 250m – phía Nam cụm cảng Nam Cầu Trắng

+ QT6 (SW06+Se06): Luồng vận chuyển phía Đơng Nam cụm cảng + QT7 (SW07+Se07): Trên luồng vận chuyển – xa bờ 1.500m

Các mẫu nước và trầm tích lấy trên cùng một vị trí và là mẫu đại diện cho mức độ ô nhiễm cho khu vực nghiên cứu. Tại mỗi vị trí đều lấy mẫu tại 02 thời điểm là triều lên và triều xuống để đánh giá mối quan hệ giữa thủy triều và nồng độ chất ô nhiễm. Lấy mẫu vào 02 đợt đại diện mùa mưa và mùa khô cũng để đánh giá nồng độ chất ô nhiễm. Tổng cộng khối lượng mẫu phân tích gồm :

+ Số mẫu nước tầng mặt : 28 mẫu/02 đợt lấy mẫu + Số mẫu trầm tích : 28 mẫu/02 đợt lấy mẫu

+ Số mẫu phân tích trong phịng thí nghiệm : 56/56 mẫu

Tại các vị trí thu mẫu, người lấy mẫu và thu mẫu đều có biên bản quan trắc hiện trường ghi chú rõ thời gian lấy mẫu và các điều kiện thời tiết xung quanh tại thời điểm lấy mẫu như : Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, hướng gió và một số thơng số đo nhanh như pH nước và trầm tích, nhiệt độ của nước và trầm tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng ô nhiễm kim loại nặng và dầu mỡ trong nước biển ven bờ tại cụm cảng xuất than nam cầu trắng, thành phố hạ long và đề xuất giải pháp giảm thiểu (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)