KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả các trang trại chăn nuôi lợn tập trung tại huyện chương mỹ hà nội (Trang 29)

3.1. Thực trạng chăn nuôi lợn trên địa àn huyện Chƣơng Mỹ 3.1.1. Số lƣợng trang trại trên địa àn huyện Chƣơng Mỹ

Theo kết quả điều tra về tình hình chăn ni lợn và gia cầm tại các trang trại của Chi cục Thống kê huyện Chương Mỹ tháng 7/2017 thì trên địa bàn Huyện có 460 trang trại (bao gồm cả trang trại chăn nuôi gia súc và trang trại chăn nuôi gia cầm) với tổng số 58.174 con lợn, 2.114.124 con gia cầm [5]: .

Bảng 3.1. Số lƣợng các trang trại chăn nuôi trên địa àn huyện Chƣơng Mỹ

TT Tên xã/ phƣờng Số trang trại

1 Thị trấn Chúc Sơn 2

2 Thị trấn Xuân Mai 3

3 Xã Phụng Châu 32

4 Xã Tiên Phương 35

5 Xã Đông Sơn 40

6 Xã Đông Phương Yên 2

7 Xã Phú Nghĩa 22

8 Xã Trường Yên 45

9 Xã Ngọc Hòa 10

10 Xã Thủy Xuân Tiên 24

11 Xã Thanh Bình 65 12 Xã Trung Hòa 7 13 Xã Đại Yên 7 14 Xã Thụy Hương 6 15 Xã Tốt Động 45 16 Xã Lam Điền 75 17 Xã Tân Tiến 2

18 Xã Nam Phương Tiến 6

19 Xã Hợp Đồng 0

20 Xã Hoàng Văn Thụ 3

21 Xã Hoàng Diệu 4

22 Xã Hữu Văn 5

3.1.2. Thực trạng quản lý chăn nuôi tại các trang trại lợn trên địa àn huyện Chƣơng Mỹ

Để tiến hành đánh giá thực trạng các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Chương Mỹ, học viên tiến hành phát phiếu điều tra 64 trang trại. Kết quả điều tra thu được như sau:

3.1.2.1. Quy mô, kiểu chuồng trại chăn nuôi

Tổng số lợn nuôi tại 64 trang trại được khảo sát là 130.075 con. Các trang trại chăn ni lợn được khảo sát có diện tích trang trại dao động từ 1.500 m2 đến 2,2 ha, diện tích chuồng ni dao động từ 1500 m2 đến 8000 m2. Diện tích khu chăn ni chính so với diện tích trang trại là 22,4%. Mật độ lợn là 0,48 con/m2, tỷ lệ là 0,34 - 0,78%.

Về vị trí trang trại lợn, có 28/64 (chiếm tỷ lệ 43,75%) số trang trại chăn nuôi lợn nằm trong khu dân cư. Số trang trại nằm ngoài khu dân cư với khoảng cách từ khu dân cư, cơng trình xây dựng khác tới trang trại là hơn 56,25%. Những thông số này là đáp ứng được theo nội dung của quy chuẩn QCVN 01-14/2011/BNNPTNT và góp phần làm giảm tác động do hoạt động chăn nuôi lợn gây ra cho môi trường và người dân. 24 Xã Mỹ Lương 1 25 Xã Thượng Vực 1 26 Xã Hồng Phong 2 27 Xã Đồng Phú 0 28 Xã Trần Phú 4 29 Xã Văn Võ 0 30 Xã Đồng Lạc 12 31 Xã Hịa Chính 0 32 Xã Phú Nam An 0 Tổng 460

56.25%

43.75%

Trang trại nằm trong khu dân cư Trang trại nằm ngồi khu dân cư

Hình 3.1. Tỷ lệ trang trại chăn ni lợn nằm trong và nằm ngồi khu dân cƣ

Nguồn gốc đất của các trang trại bao gồm: đất ở (25% tương đương 16 trang trại), đất thuê (21,88%, tương đương 16 trang trại), đất nông nghiệp (12,5%, tương đương 8 trang trại), đất nông nghiệp chuyển đổi (20 trang trại tương đương 31,25%), đất khác (4 trang trại tương đương 6,25%). Đánh giá sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất: 51 trang trại (79,7%) phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, 10 trang trại (15,6%) không phù hợp và 3 trang trại (4,7%) đang chờ cấp phép. Hình 3.2 thể hiện nguồn gốc đất. 25.0 25.0 12.5 31.3 6.3 Đất ở Đất thuê

Đất nông nghiệp Đất nông nghiệp chuyển đổi Đất khác

Hình 3.2. Nguồn gốc đất của các trang trại

Hình 3.3. Sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất

Về kiểu trang trại: Đại đa số chuồng trại được thiết kế kiên cố, thoáng mát đạt tỷ lệ 78,13 % (50 trang trại), 18,75% trang trại được thiết kế bán kiên cố (12 trang trại), 2 trang trại (3,13%) ẩm thấp. Chuồng trại hầu hết đều có phên chống nóng, phun nước hàng ngày để hạ bớt nhiệt. Trong chuồng có lắp đặt quạt điện, hệ thống thơng gió giúp cho chuồng trại được thống mát.

Kết quả điều tra kiểu trang trại lợn của 64 trang trại khảo sát được thể hiện trong hình 3.4 dưới đây:

Hình 3.4. Kiểu chuồng trại

Các khu vực chức năng trong trang trại chăn ni đầy đủ bao gồm: khu chăn ni chính, khu chăn ni tân đáo, khu cách ly bệnh, khu xử lý chất thải, khu xuất

bán lợn, khu hành chính và khu phục vụ chăn nuôi (gồm nhà xưởng, kho) và khu xử l động vật chết (lò thiêu, đất chơn). Trong q trình điều tra khảo sát 64 trang trại cho thấy, có 18/64 trang trại (chiếm 28,13%) có đủ cả 7 khu vực nói trên. Có 8/64 (chiếm 12,5%) trang trại có 6 khu gồm: Khu vực chăn ni chính; khu vực ni tân đáo; khu vực cách lý bệnh; khu vực xử lý chất thải; khu xuất bán lợn; khu hành chính và khu phục vụ chăn ni (gồm nhà xưởng, kho). Có 33/64 trang trại (chiếm 51,5%) có khu ni tân đáo và 41/64 trang trại (chiếm 64 %) có khu cách ly bệnh; 29/64 trang trại (chiếm 45,31%) có khu xử lý chất thải, 64/64 trang trại (chiếm 100%) có khu chăn ni chính và khu hành chính, 26/64 trang trại (chiếm 40,63%) có khu xử l động vật chết, 42/64 trang trại (chiếm 65,63%) có khu xuất bán lợn.

3.1.2.2 Quy trình ni lợn tại các trang trại

Nguyên liệu đầu vào của các trang trại chăn nuôi lợn gồm: giống, điện, nước, thức ăn, vacxine, thuốc thú y, thuốc khử trùng.

- Số trại chăn nuôi liên doanh với các công ty chế biến thực phẩm là: 14 trại

Các trang trại chăn nuôi liên doanh với một số công ty như công ty CP, công ty Tân Đại Phát, cơng ty Hồng Gia Đơng Dương. Các cơ quan này sẽ cung cấp cho các trang trại từ con giống  thức ăn  văcxin, thuốc (đi ngồi, men tiêu hố...)  bác sĩ thú y  bao tiêu đầu ra.

- Số trại tự bao tiêu đầu ra là: 50 trại Trong đó:

+ 30 trang trại cung cấp cho các lò mổ;

+ 20 trang trại tiêu thụ sản phẩm tại các chợ đầu mối

Khoảng cách từ trang trại đến nơi tiêu thụ là tương đối lớn, 57 trang trại có khoảng cách từ trang trại đến nơi tiêu thụ trên 1km (89,06%), chỉ có 7 trang trại có khoảng cách dưới 1km (10,94%).

Thức ăn dùng trong chăn nuôi: chủ yếu là thức ăn công nghiệp là 49 trang trại và 15 trang trại chăn nuôi bằng thức ăn đậm đặc.

Nguồn nước sử dụng cho chăn nuôi chủ yếu là nước giếng khoan là 54 trang trại chiếm 84,4%, 10 trang trại bơm từ nước ao hồ chiếm 15,6%.

3.1.2.3. Hệ thống vệ sinh chuồng trại, xử lý chất thải

Trong chăn nuôi, vấn đề vệ sinh chuồng trại là hết sức quan trọng để giảm đi bệnh tật cho gia súc, gia cầm, góp một phần đáng kể cho sự thành cơng hay thất bại trong nghề.

Yêu cầu vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn là cần phải có hố sát trùng có chứa vơi bột hoặc thuốc sát trùng tại đường vào khu chăn nuôi. Đây là biện pháp tốt nhất để phịng bệnh cho vật ni. Về cơ bản, các trang trại chăn nuôi tập trung trong đợt khảo sát đã đáp ứng đúng yêu cầu này, tuy nhiên vẫn cịn có 3 trang trại có hố khơng đạt yêu cầu (chiếm tỷ lệ 0,48%).

Hình 3.5. Hệ thống mƣơng nƣớc khử trùng các phƣơng tiện trƣớc khi vào trang trại

Trước khi vào trang trại, toàn bộ các phương tiện vận chuyển đều phải đi qua một vũng nước trũng sâu khoảng 30 cm, phía dưới nước có vơi khử trùng để giảm được dịch bệnh từ những xe chở thức ăn, văcxin từ trang trại này lây nhiễm sang trang trại khác.

Đối với cán bộ, công nhân trước khi vào chuồng nuôi cho lợn ăn hoặc làm vệ sinh... đều phải đi qua phịng sát trùng, sát khuẩn để đảm bảo khơng lây nhiễm bệnh vào lợn.

Hình 3.6. Sát trùng trƣớc khi vào chuồng ni

Các cơng trình bảo vệ mơi trường tại các trang trại nghiên cứu

Yếu tố cây xanh trong các trang trại chăn nuôi tập trung rất quan trọng, góp phần giảm tiếng ồn và mùi hôi ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Cây xanh trong 64 trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Chương Mỹ được khảo sát cho kết quả như sau:

- 40 trang trại chăn ni lợn có rất nhiều cây xanh; - 20 trang trại có tỉ lệ cây xanh ít;

- 4 trang trại chăn ni lợn khơng có cây xanh trong khn viên trang trại. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ cây xanh của 64 trang trại khảo sát được thể hiện trong hình 3.7 dưới đây:

62.5 34.4

3.1

Trang trại có nhiều cây xanh Trang trại có ít xanh Trang trại khơng có cây xanh

Hình 3.7. Cây xanh trang trại

Đặc biệt, một số trang trại chăn ni tập trung có diện tích lớn đã đầu tư hệ thống ao, hồ điều hịa để cải thiện mơi trường.

Thiết kế sàn chuồng nuôi trong 64 cơ sở chăn nuôi lợn được khảo sát trong đó: - 50 trang trại có chuồng ni lát nền xi măng;

- 04 trang trại nền chuồng nuôi lát gạch; - 09 trang trại dùng đệm lót sinh học;

- 01 trang trại kết hợp nền xi măng và đệm lót sinh học;

78.1 6.3 14.1 1.6 Chuồng nuôi lát nền xi măng Chuồng ni lát nền gạch Chuồng ni nền đệm lót sinh học Hình 3.8. Thiết kế sàn chuồng ni

Là các yếu tố giúp góp phần làm điều kiện vệ sinh trang trại chăn nuôi được đảm bảo.

Do số lượng lợn chăn nuôi lớn, nên lượng phân và nước thải phát sinh từ các trang trại chăn nuôi lợn khá nhiều. Theo kết quả điều tra tại 64 trang trại chăn nuôi lợn cho thấy tỷ lệ phân tách chất thải rắn và lỏng tại các trang trại đạt 46,87% (30 trang trại), 34 trang trại không phân tách chiếm 53,13%. Việc phân tách chất thải rắn và lỏng có nghĩa quan trọng đối với việc lựa chọn hình thức xử l cũng như hiệu quả của các biện pháp xử lý chất thải trong các trang trại.

Hiện nay có khá nhiều biện pháp xử lý chất thải đang được áp dụng trong các trang trại chăn ni tập trung, trong đó phổ biến nhất là sử dụng hầm biogas, ủ phân compost, thu gom phân để bán, bón cho cây trồng, làm thức ăn cho cá.

Trong đó:

- 51/64 trang trại chăn nuôi nằm trong đợt khảo sát, đạt tỷ lệ 79,68%, có đầu tư xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý chất thải.

- 57/64 trang trại bố trí khu xử lý chất thải chăn ni nằm ở cuối hướng gió. - 09/64 trang trại sử dụng đệm lót sinh học với men vi sinh.

- 05/64 trang trại dùng hố ủ phân.

- 36/64 trang trại sử dụng hầm biogas để sử dụng cho mục đích sinh hoạt như khí đốt hoặc điện thắp sang.

- 14/64 trang trại khơng có hệ thống xử lý.

Các biện pháp xử lý chất thải được áp dụng đã và đang góp phần hiệu quả giảm thiểu lượng chất thải thải ra môi trường. Tuy nhiên các biện pháp trên chưa xử lý hết được lượng chất thải phát sinh từ các trang trại lợn. Hiện tượng xả thải phân thải và nước thải ra các ao, hồ, sông, mương, kênh tưới xung quanh các trang trại còn rất phổ biến. Đây là ngun nhân chính gây ra ơ nhiễm môi trường nước xung quanh các trang trại chăn ni lợn.

Đường thốt nước bao quanh chuồng trại chăn nuôi của 31/64 trang trại là hở, 33/64 trang trại có đường thốt nước bao quanh trang trại kín.

Kết quả điều tra 64 trang trại nuôi lợn trên địa bàn huyện Chương Mỹ được thể hiện trong bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1. Kết quả điều tra của 64 trang trại chăn nuôi của huyện Chƣơng Mỹ

STT Đặc điểm Số lƣợng (trang trại)

1 Vị trí trang trại

1.1 Trong khu dân cư 28

1.2 Ngoài khu dân cư 36

2 Nguồn gốc đất

2.1 Đất ở 16

2.2 Đất thuê 16

2.3 Đất nông nghiệp 8

2.4 Đất nông nghiệp chuyển đổi 20

3 Quy hoạch sử dụng đất

STT Đặc điểm Số lƣợng (trang trại)

3.2 Không phù hợp với quy hoạch 10

3.3 Đang chờ cấp phép 3

4 Kiểu chuồng trại

4.1 Kiên cố 50

4.2 Bán kiên cố 12

4.3 Ẩm thấp 2

5 Cách thức tiêu thụ sản phẩm

5.1 Tự bao tiêu đầu ra 50

5.2 Liên danh với các công ty thực

phẩm 14

6 Nguồn nước cung cấp cho các trang trại

6.1 Giếng khoan 54

6.2 Ao hồ 10

7 Tỷ lệ cây xanh trong trang trại

7.1 Nhiều cây xanh 40

7.2 Ít cây xanh 20

7.3 Khơng có cây xanh 04

8 Cấu tạo sàn chuồng

8.1 Nền xi măng 50 8.2 Lát gạch 04 8.3 Đệm lót sinh học 09 8.4 Nền xi măng + đệm lót sinh học 01 9 Chất thải rắn và chất thải lỏng 9.1 Tách riêng 30 9.2 Khơng tách 34

10 Đường thốt nước bao quanh trang trại

10.1 Kín 33

3.2. Thực trạng quản lý môi trƣờng tại các trang trại lợn trên địa àn huyện Chƣơng Mỹ

3.2.1. Hiện trạng xử lý chất thải

Qua kết quả khảo sát của học viên tại các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Chương Mỹ cho thấy, hầu hết các hộ chưa thức được vấn đề ô nhiễm bởi chất thải rắn do chăn nuôi lợn phát sinh. Các chủ hộ đều chưa phân loại chất thải và chưa có khu thu gom chất thải nguy hại theo quy định.

Qua q trình điều tra, thu thập thơng tin của học viên tại các hộ chăn nuôi lợn tập trung trên địa bàn huyện Chương Mỹ, cho thấy hầu hết tất cả các trang trại chăn nuôi đều thu gom chất thải rắn chăn nuôi và phương pháp xử lý chủ yếu là xử lý bằng hầm biogas, riêng có 01 hộ là sử dụng phương pháp đệm lót sinh học.

Qua q trình khảo sát cho thấy, các hộ chăn ni đều thực hiện thu gom và xử lý chất thải rắn chăn nuôi, các phương pháp áp dụng đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên q trình thực hiện cịn chưa đảm bảo như: hầu hết bể thu gom chất thải rắn của các hộ chưa có mái che.

3.2.2. Đánh giá khả năng chi trả phí mơi trƣờng của các chủ trang trại chăn nuôi lợn tại huyện Chƣơng Mỹ

Theo quy định tại nghị định 154/2016/NĐ-CP. Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải cơng nghiệp được tính như sau:

F = f + C, trong đó: a) F là số phí phải nộp;

b) f là mức phí cố định 1.500.000 đồng/năm;

c) C là phí biến đổi, tính theo: Tổng lượng nước thải ra; hàm lượng thông số ô nhiễm và mức thu đối với mỗi chất theo bảng 2.9 dưới đây:

Số TT

Thơng số ơ nhiễm tính phí Mức phí (đồng/kg)

1 Nhu cầu ơ xy hóa học (COD) 2.000

2 Chất rắn lơ lửng (TSS) 2.400

3 Thủy ngân (Hg) 20.000.000

4 Chì (Pb) 1.000.000

5 Arsenic (As) 2.000.000

Số phí biến đổi (C) được tính cho từng chất gây ơ nhiễm theo cơng thức sau: Số phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp (đồng) = Tổng lượng nước thải thải ra (m3) x Hàm lượng chất gây ơ nhiễm có trong nước thải (mg/l) x 10-3 x Mức thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải công nghiệp của chất gây ô nhiễm thải ra môi trường (đồng/kg)

- Trường hợp có lượng nước thải trung bình trong năm tính phí dưới 20 m3/ngày đêm, số phí cố định (f) phải nộp là: 1.500.000 đồng/năm;

- Trường hợp có lượng nước thải trung bình trong năm tính phí từ 20m3/ngày đêm trở lên, số phí phải nộp hàng qu được tính theo cơng thức sau:

Fq = (f/4) + Cq Trong đó:

+ Fq là số phí phải nộp trong qu (đồng); + f = 1.500.000 đồng;

+ Cq là số phí biến đổi phải nộp trong quý.

Theo kết quả thu được từ việc điều tra tại 64 trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Chương Mỹ có 42 cơ sở đã kê khai, nộp phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải công nghiệp chiếm 65,6%. Tuy nhiên phần lớn các trang trại đã kê khai nộp phí này đều có quy mơ lớn, số lượng đầu lợn trên 1.000 con.

Các trang trại chưa đóng phí có quy mơ nhỏ hơn, khả năng tài chính cịn hạn hẹp nên mức phí có thể đóng thấp hơn mức phí đang quy định của Nghị định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả các trang trại chăn nuôi lợn tập trung tại huyện chương mỹ hà nội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)