2.1.4. Đặc điểm khí hậu
Để phân tích đặc điểm khí hậu tại tỉnh Gia Lai, học viên đã sử dụng số liệu các trạm khí tượng và đo mưa với độ dài chuỗi số liệu 35 năm (1980 – 2014). Danh sách các trạm được trình bày trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Danh sách các trạm khí tượng và đo mưa tại tỉnh Gia Lai
TT Tên trạm Loại trạm Huyện Độ cao (m) Kinh độ Vĩ độ
1 Plêiku Khí tượng Plêi Ku 800 108°01’ 13°58’ 2 An Khê Khí tượng An Khê 422 108°39’ 13°57’ 3 Auyun Pa Khí tượng Auyun Pa 160 108°27’ 13°23’ 4 Pơ Mơ Rê Thủy văn Mang Yang 828 108°21’ 14°02’ 5 Biển Hồ Đo mưa TX PLêi Ku 822 108°01’ 14°03’ 6 Chư Prông Đo mưa Chư Prông - 107°51’ 13°39’ 7 Chư Sê Đo mưa Chư Sê - 108°05’ 13°42’ 8 Mang Yang Đo mưa Đắk Đoa - 108°24’ 14°00’ 9 Kbang Đo mưa Kbang - 108°38’ 14°10’ 10 KRông Pa Đo mưa KRông Pa - 108°42’ 13°18’ 11 Thôn 4 Đo mưa Mang Yang - 108°08’ 14°10’ 12 Yaly Đo mưa Chư Păh - 107°45’ 14°12’
Tại các trạm khí tượng có tất cả các số liệu về bức xạ, nhiệt, ẩm, gió và các hiện tượng thời tiết đặc biệt được xử lý và cập nhật đến năm 2014.
2.1.4.1. Chế độ nắng, gió
Số giờ nắng trung bình năm: biến đổi không lớn giữa các vùng trong tỉnh. Các
tháng mùa khô (từ tháng II cho đến tháng V), số giờ nắng trung bình tháng tương đối lớn: trên 200 giờ. Các tháng mùa mưa (tháng VIII-XI) nhỏ hơn 200 giờ.
Bảng 2.2. Số giờ nắng trung bình tháng và năm (giờ)
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Plei Ku 262.9 259.4 270.7 238.2 209.4 153.2 143.8 126.6 133.2 177.0 199.9 231.1 2405.5 An Khê 175.9 203.9 238.8 250.9 247.7 220.3 211.1 191.9 168.3 163.0 141.0 134.3 2347.0 Ayunpa 188.2 226.5 253.5 259.3 249.9 209.8 206.3 188.2 167.2 161.9 154.1 147.4 2412.4
Hướng và tốc độ gió: Ở Tây Nguyên nói chung và ở Gia Lai nói riêng chịu sự chi
phối của các hồn lưu gió mùa Đơng Nam Á, luân phiên tác động theo mùa. Từ tháng V-XI, gió có thành phần hướng Tây là chủ yếu, trong đó chiếm ưu thế nhất là hướng Tây và Tây nam. Tháng X-IV năm sau, gió có thành phần hướng Đơng là chính, trong đó chiếm ưu thế là hướng Đơng và Đơng bắc. Do ảnh hưởng của địa hình nên hướng gió và tốc độ gió có sự khác biệt nhất định giữa các vùng.
Bảng 2.3. Tốc độ gió trung bình tháng và năm (m/s)
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Plei Ku 2.9 2.9 2.7 2.2 2.1 2.8 2.9 3.2 2.1 1.9 2.9 3.1 2.6 An Khê 2.5 2.4 2.3 2.0 2.3 3.5 3.7 3.5 2.1 1.9 2.7 2.9 2.6 Ayunpa 1.5 1.9 2.1 2.0 1.6 1.8 1.8 1.8 1.3 1.0 1.2 1.4 1.6
Nguồn: Phịng Địa lý khí hậu, Viện Địa lý
Tốc độ gió trung bình tháng của các tháng dao động trong phạm vi 1,6–2,6 m/s. Ở các vùng khuất gió như thung lũng sơng Ba tốc độ gió giảm đáng kể so với các vùng khác trong tỉnh. Thời kỳ có tốc độ gió lớn ở vùng cao là các tháng VI–IX, ở vùng thấp là các tháng II-IV.
Bảng 2.4. Tốc độ gió lớn nhất tháng và năm (m/s)
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Plei Ku 18 20 20 21 24 22 22 24 24 18 28 18 28 An Khê 13 23 14 24 20 22 20 24 16 18 20 14 24 Ayunpa 14 12 15 20 20 15 12 16 18 15 20 12 20
Nguồn: Phịng Địa lý khí hậu, Viện Địa lý
Tốc độ gió lớn nhất ở Gia Lai đạt 28m/s, số ngày có tốc độ gió lớn nhất trung bình đạt trên 10m/s khoảng 10-15 ngày vào các tháng mùa đông (XII-III).
2.1.4.2. Chế độ nhiệt
Nhiệt độ trung bình năm: giảm dần theo độ cao. Ở vùng núi cao (> 700m), nhiệt
độ trung bình năm <22°C; Những vùng có độ cao 200-700m, nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng 22-24°C. Nhiệt độ trung bình năm > 24°C phân bố ở những vùng thấp dưới 200m. Biên độ nhiệt độ năm nhỏ và phổ biến ở các nơi
trong khoảng 4 – 6○C. Sự hạ thấp của nhiệt độ theo độ cao địa hình làm cho nhiệt độ các tháng mùa hè không quá cao.
Bảng 2.5. Nhiệt độ trung bình tháng và năm (○C)
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Plei Ku 18.9 20.6 22.7 24.1 23.9 23.0 22.4 22.2 22.3 21.8 20.7 19.3 21.8 An Khê 19.8 21.2 23.3 25.5 26.2 26.2 25.6 25.3 24.7 23.5 22.0 20.2 23.6 Ayunpa 22.4 24.1 26.5 28.4 28.4 27.7 27.2 26.8 26.3 25.4 24.2 22.7 25.9
Nguồn: Phịng Địa lý khí hậu, Viện Địa lý
Mặc dù nền nhiệt độ bị hạ thấp đáng kể trên các cao nguyên nhưng biến trình năm của nhiệt độ về cơ bản vẫn giống biến trình năm của nhiệt độ các vùng thấp có cùng vĩ độ, vẫn thuộc loại biến trình năm của nhiệt độ vùng nhiệt đới gió mùa. Đó là biến trình đơn có một cực đại vào mùa hạ và một cực tiểu vào mùa đơng (hình 2.3).
Hình 2.3. Biến trình năm của nhiệt độ khơng khí trung bình tại các trạm khí tượng
Sự thay đổi nhiệt độ từ tháng này sang tháng khác trong các tháng mùa đông lớn hơn so với các tháng mùa hạ. Vào mùa hạ, nhiệt độ giảm từ đầu mùa đến cuối mùa và trị số giảm giữa các tháng không quá 1°C, vào mùa đông nhiệt độ thay đổi giữa các tháng với giá trị phổ biến đạt trên 1,4°C (trừ tháng XII và tháng I).
Nhiệt độ khơng khí tối cao tuyệt đối: Nhiệt độ tối cao tuyệt đối có giá trị lớn nhất
vào tháng 4, đạt 40,7oC ở các vùng thấp. Tại các vùng cao nhiệt độ tối cao tuyệt đối giảm dần, đạt 38,3oC ở An Khê và 36,0oC ở Pleiku.
Bảng 2.6. Nhiệt độ khơng khí tối cao tuyệt đối tháng và năm (°C)
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Plei Ku 32.4 34.4 35.8 36.0 34.5 33.1 31.8 31.6 31.0 30.8 32.0 31.3 36.0 An Khê 34.0 35.9 37.2 38.3 37.8 37.6 36.5 35.0 35.2 34.4 32.0 31.1 38.3 Ayunpa 36.1 38.5 39.6 40.7 40.5 37.4 37.1 36.1 35.9 34.9 34.3 33.4 40.7
Nguồn: Phịng Địa lý khí hậu, Viện Địa lý
Nhiệt độ khơng khí tối thấp tuyệt đối: Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có giá trị thấp
nhất vào tháng I, đạt 5,6oC ở Pleiku và 9,0oC ở An Khê.
Bảng 2.7. Nhiệt độ khơng khí tối thấp tuyệt đối tháng và năm (°C)
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Plei Ku 5.6 8.2 7.6 13.0 16.8 16.6 17.0 16.7 15.0 12.0 9.0 6.1 5.6 An Khê 9.0 12.0 11.9 15.6 18.9 19.0 19.5 19.0 17.8 13.2 13.0 9.8 9.0 Ayunpa 10.3 10.2 11.3 18.9 21.0 21.5 20.9 20.9 20.3 16.4 13.6 10.4 10.2
Nguồn: Phịng Địa lý khí hậu, Viện Địa lý 2.1.4.3. Chế độ mưa-ẩm
Chế độ mưa tỉnh Gia Lai phụ thuộc vào sự hoạt động của các hệ thống hoàn lưu và chịu sự tác động mạnh mẽ của địa hình. Chế độ mưa phân hóa thành 2 mùa: mùa mưa và mùa khơ. Từ cuối tháng IV, đầu tháng V, các đợt gió mùa Tây nam gây mưa trên toàn lãnh thổ Tây Nguyên. Do đó, mùa mưa ở tỉnh Gia Lai thường bắt đầu từ tháng V, có nơi từ tháng IV. Mùa mưa kéo dài đến tháng X ở vùng phía Tây và vùng giữa của lãnh thổ. Ở vùng phía Đơng của tỉnh do ảnh hưởng của gió mùa Đơng bắc và điều kiện địa hình, mùa mưa thường kéo dài đến tháng XI.
Lượng mưa trung bình năm
Lượng mưa trung bình năm dao động từ 1.100 đến trên 2.300mm và có sự phân bố khơng đồng đều. Vùng Tây nam là nơi có lượng mưa cao nhất, với lượng mưa trên 2.300mm/năm. Những vùng trũng thấp có lượng mưa dưới 1.200mm/năm (bảng 2.8).
Bảng 2.8. Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm)
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Plei Ku 2.4 5.6 25.9 93.6 239.1 328.6 390.0 474.2 354.3 194.4 63.1 8.9 2180.0
An Khê 22.6 10.7 21.0 60.9 142.7 104.4 122.5 137.3 199.7 343.3 305.0 106.0 1576.2 Ayunpa 2.1 3.5 14.3 56.7 160.1 134.2 128.6 160.2 232.9 225.1 153.1 22.0 1292.8
Pơ Mơ Rê 1.4 1.3 29.7 77.8 214.4 245.0 241.5 338.6 301.4 241.1 124.5 18.6 1835.4 Biển Hồ 1.8 11.0 35.1 81.1 228.3 287.7 392.7 425.7 316.0 185.0 57.8 10.1 2032.3 Chư Prông 0.1 3.5 16.4 84.3 252.4 379.3 430.6 524.6 371.6 194.8 60.1 8.2 2325.7 Chư Sê 0.2 0.4 11.4 62.0 202.7 246.3 278.1 386.1 305.9 178.8 63.6 5.1 1740.4 Mang Yang 0.0 2.8 15.4 68.2 156.7 250.6 265.4 303.6 277.5 154.3 68.3 5.0 1567.7 Kbang 6.9 4.2 14.5 64.3 162.0 85.4 108.3 137.8 208.1 293.8 251.9 51.5 1388.8 KRông Pa 2.8 1.6 12.3 38.6 131.3 85.6 108.0 118.1 197.1 250.0 190.4 41.3 1177.1 Thôn 4 0.8 3.3 37.3 105.8 222.6 275.0 347.1 370.0 330.3 199.4 95.1 14.5 2001.4 Yaly 0.8 8.9 38.5 86.2 228.0 217.2 321.1 361.1 308.5 167.5 49.5 6.4 1793.7
Nguồn: Phịng Địa lý khí hậu, Viện Địa lý
Biến trình năm của lượng mưa thuộc loại biến trình mưa vùng nhiệt đới gió mùa, lượng mưa tập trung vào thời kỳ gió mùa Tây nam.
Hình 2.4. Biến trình năm của tổng lượng mưa tháng tại các trạm khí tượng
Chênh lệch lượng mưa giữa mùa khô và mùa mưa rất lớn. Biến trình của lượng mưa có một cực đại chính vào tháng VIII ở khu vực phía Tây và tháng IX hoặc tháng X ở khu vực phía Đơng và một cực tiểu chính vào tháng I hoặc tháng II (Hình 2.4).
Hình 2.5. Bản đồ phân bố tổng lượng mưa năm, thu từ tỷ lệ 1/100.000
Lượng mưa 3 tháng lớn nhất
Lượng mưa 3 tháng lớn nhất phân hóa giữa các vùng phụ thuộc vào hoạt động của hệ thống gió mùa, đặc biệt là gió mùa Tây Nam. Ở vùng phía Tây, tại Chư Prơng nơi đón gió mùa Tây Nam sớm nhất lượng mưa 3 tháng lớn nhất rơi vào các tháng VI-VIII, tại khu vực phía Tây bắc, nơi đón gió mùa chậm hơn, lượng mưa 3 tháng lớn nhất rơi vào các tháng VII-IX. Ở vùng giữa của tỉnh, lượng mưa 3 tháng lớn nhất rơi vào các tháng VII-IX. Phần phía Đơng do vị trí đón gió mùa Tây nam chậm hơn so với các vùng khác và do ảnh hưởng của gió mùa Đơng bắc nên lượng
mưa 3 tháng lớn nhất tập trung vào các tháng IX-XI.
Lượng mưa 3 tháng nhỏ nhất
Lượng mưa nhỏ nhất nhìn chung rơi vào tháng mùa khô (tháng XII đến tháng II năm sau) với tổng lượng mưa trung bình tháng chỉ đạt dưới 100mm. Riêng ở vùng phía Đơng, lượng mưa 3 tháng nhỏ nhất rơi vào các tháng từ I–III.
Số ngày mưa
Số ngày mưa trung bình năm dao động trong khoảng từ 140 – 158 ngày. Vùng đơng nam có số ngày mưa nhỏ nhất (A Yun Pa: 140 ngày). Vùng có số ngày mưa nhiều nhất là vùng giữa của tỉnh (Pleiku: 158 ngày). Vùng Đông bắc tuy mùa mưa kéo dài hơn các vùng khác do ảnh hưởng của gió mùa Đơng bắc nhưng số ngày mưa chỉ đạt ở mức trung bình so với các vùng khác (An Khê: 149 ngày).
Bảng 2.9. Số ngày mưa trung bình tháng và năm (ngày)
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Plei Ku 0.6 1.0 3.4 8.4 18.1 22.9 26.4 27.5 24.9 15.8 7.3 2.2 158.3 An Khê 9.2 3.7 4.6 7.2 13.7 12.0 13.6 15.8 18.4 19.4 17.4 13.9 149.1 Ayunpa 1.6 1.5 2.6 7.0 15.5 15.5 17.3 20.8 20.6 18.1 13.0 6.3 139.8
Nguồn: Phịng Địa lý khí hậu, Viện Địa lý
Số ngày mưa trong năm tập trung vào các tháng mùa mưa, trong đó tháng VII, VIII và tháng IX là những tháng có nhiều ngày mưa nhất, ở Pleiku trong các tháng nầy mỗi tháng có trên dưới 25 ngày mưa, ở các khu vực khác cũng có 18-20 ngày mưa. Trong mùa ít mưa, mỗi tháng trung bình khơng q 10 ngày mưa, trong đó các tháng I-III phổ biến khơng q 5 ngày mưa.
Độ ẩm khơng khí
Độ ẩm tương đối trung bình năm phần lớn dao động trong khoảng 80-83%. Phân bố không gian của độ ẩm tương đối thể hiện theo quy luật chung là tăng theo độ cao địa hình cho đến độ cao khoảng 800-900m.
Bảng 2.10. Độ ẩm khơng khí tương đối trung bình tháng và năm (%)
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Plei Ku 77 73 72 75 84 89 91 92 90 86 82 79 83 An Khê 85 83 80 79 79 79 80 83 85 87 88 87 83 Ayunpa 78 74 71 70 76 78 80 82 84 86 84 81 79
Nguồn: Phịng Địa lý khí hậu, Viện Địa lý
Độ ẩm tương đối thay đổi theo mùa. Biến trình năm của độ ẩm tương đối khá phù hợp với biến trình năm của lượng mưa và ngược lại với biến trình năm của nhiệt độ.
Hình 2.6. Biến trình năm của độ ẩm khơng khí tương đối trung bình
Ở vùng phía Tây của khu vực nghiên cứu có độ ẩm tương đối lớn nhất vào khoảng tháng VII đến tháng IX, độ ẩm trong thời gian này đạt trên 90%, các tháng khác trong mùa mưa, độ ẩm tương đối cũng đạt trên 80%. Trong các tháng mùa khô (XII-IV) độ ẩm tương đối chỉ vào khoảng 70-75%, riêng tháng XII có độ ẩm tương đối xấp xỉ 80% (bảng 2.10, hình 2.6).
Vùng phía Đơng của khu vực nghiên cứu, biến trình năm của độ ẩm tương đối ngược hẳn so với phía Tây. Độ ẩm tương đối trong thời gian từ tháng VII đến tháng III năm sau đều đạt giá trị trên 80% và có giá trị lớn trong các tháng XI-XII, với trị số 87-88%. Độ ẩm tương đối đạt giá trị thấp nhất trong các tháng bắt đầu mùa mưa (IV-VI). Trong mùa khơ, mặc dù độ ẩm tương đối có xuống thấp nhưng vẫn lớn hơn so với sườn phía Đơng (hình 2.6).
2.1.4.4. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt
Ở Gia Lai có các hiện tượng thời tiết đặc biệt như: sương mù, dông, mưa phùn, mưa đá, lốc…Tuy nhiên, các hiện tượng thời tiết như: mưa phùn, mưa đá rất ít khi xuất hiện. Số liệu nhiều năm cho thấy số ngày xuất hiện của các hiện tượng thời tiết này dao động trong khoảng từ 0 đến 1.
Sương mù
Ở Gia Lai tháng nào cũng xuất hiện sương mù. Sương mù bình lưu thường hình thành vào các tháng cuối mùa mưa, sương mù bức xạ thường hình thành trong các tháng mùa đơng. Số ngày sương mù trong năm có sự chênh lêch khá nhiều giữa các khu vực. Số ngày sương mù dao động chủ yếu trong khoảng 20-60 ngày/năm. Trên các vùng cao sương mù thường xuất hiện nhiều hơn và trong các thung lũng, số ngày sương mù thường ít, chỉ có khoảng 20 ngày/năm.
Bảng 2.11. Số ngày sương mù trung bình tháng và năm (ngày)
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Plei Ku 2.0 1.8 1.8 2.0 4.5 7.3 10.7 10.7 11.7 5.5 1.9 1.3 61.0 An Khê 2.4 5.6 6.6 2.8 1.4 1.3 1.8 2.3 3.2 2.7 1.5 1.1 32.4 Ayunpa 4.2 1.4 0.0 0.0 0.0 0.1 0.0 0.1 0.5 2.7 3.0 4.1 16.2
Nguồn: Phịng Địa lý khí hậu, Viện Địa lý
Ở phía Tây, sương mù xảy ra nhiều nhất vào tháng VIII-IX, trung bình trong các tháng này có trên dưới 10 ngày sương mù. Trong mùa khơ (XI-IV), trung bình mỗi tháng chỉ có 1-2 ngày sương mù. Phần phía Đơng, sương mù lại xuất hiện nhiều nhất vào khoảng tháng II-III với 5-7 ngày sương mù/tháng, các tháng còn lại trong năm trung bình mỗi tháng có 1-3 ngày sương mù.
Dông
Số ngày dơng trung bình năm ở các cao nguyên chủ yếu dao động trong khoảng 80-110 ngày/năm. Nơi nhiều dơng hàng năm có trên 100 ngày, và nơi ít dơng cũng có khoảng 80-90 ngày/năm.
Bảng 2.12. Số ngày dơng trung bình tháng và năm (ngày)
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Plei Ku 0.1 1.0 4.7 10.7 16.3 11.1 10.3 10.1 12.5 7.3 0.7 0.1 84.9 An Khê 0.1 0.5 2.8 9.0 16.3 9.3 11.3 9.5 12.0 6.0 0.7 0.0 77.2 Ayunpa 0.2 1.2 5.1 14.2 21.3 12.3 13.1 12.8 18.5 12.0 1.6 0.1 112.0
Nguồn: Phịng Địa lý khí hậu, Viện Địa lý
Dơng xảy ra nhiều nhất vào các tháng đầu mùa hạ (IV-V), trung bình các tháng này có 10-20 ngày dông, nhiều nhất là tháng V (15-20 ngày dông/tháng).