Biểu hiện của biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông trà khúc – sông vệ dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (Trang 36)

+ Bão: Lưu vực sông Trà Khúc - sơng Vệ nằm sâu trong đới nội chí tuyến

với khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều vào nửa sau mùa nóng và nửa đầu mùa lạnh. Và chịu ảnh hưởng của bão chủ yếu tập trung vào các tháng X, XI, XII. Trong các năm gần đây khu vực tỉnh Quảng Ngãi chịu ảnh hưởng của một số cơn bão lớn như:

Năm 2004: Cơn bão số 2 (hình thành ngày 11/6/2004 đến tối ngày 11/6 đã đổ bộ vào phía Bắc tỉnh Bình Định). Sức gió mạnh nhất gần tâm bão cấp 9, cấp 10, giật trên cấp 11 đã ảnh hưởng đến 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Bão số 2 xuất hiện trái quy luật (sớm hơn bình thường ở Trung Trung Bộ) nên đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản đối với lưu vực sông Trà Khúc - sông Vệ. Ngoài cơn bão số 2, trong năm 2004 Quảng Ngãi cịn có đợt lũ xảy ra từ ngày 23 - 28/11/2004. Do ảnh hưởng của khơng khí lạnh kết hợp với hồn lưu bão số 4 đã gây mưa lớn làm cho mực nước các sơng trong tỉnh lên nhanh và duy trì ở mức cao dài ngày. Mực nước trên các sông Trà Bồng, sông Vệ, Trà Khúc đều vượt báo động 3 từ 19cm đến 141cm.

Năm 2005: Cơn bão số 8 hình thành ở biển Đơng ngày 28/10, di chuyển chậm, đường đi phức tạp, kéo dài, khi vào sát bờ, bão di chuyển theo hướng tây bắc dọc ven biển các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Bão số 8 kết hợp với khơng khí lạnh đã gây ra gió mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11 ở vùng gần tâm bão đi qua, đồng thời mưa to gây lũ lớn trên các sông Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ và Sông Trà Câu.

Năm 2006: Bão số 6 trực tiếp ảnh hưởng đến tỉnh Quảng Ngãi. Ngày 29/9 vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,7 độ vĩ bắc - 115 độ kinh đơng, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, giật trên cấp 13, sau đó bão số 6 tiếp tục di chuyển khá ổn định theo hướng tây mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20km cho đến khi đổ bộ vào đất liền vào lúc 8 giờ sáng ngày 01/10/2006. Tại Quảng Ngãi trong quá trình di chuyển bão đã gây gió mạnh cấp 9 đến cấp 10. Tại huyện Lý Sơn sức gió mạnh cấp 10, cấp 11, giật trên cấp 13 trong nhiều giờ liền, vùng ven biển có gió mạnh cấp 7,

cấp 8, giật trên cấp 8, trong đất liền cấp 5, cấp 6 giật trên cấp 7. Thời gian bão số 6 ở gần Quảng Ngãi nhất là lúc 3 - 4 giờ ngày 01/10/2006. Lượng mưa tại Quảng Ngãi không lớn (ngoại trừ tại Lý Sơn 350mm). Tổng lượng mưa trong bão phổ biến 50 - 100mm.

Năm 2007: Cơn bão số 5 Lekima gây mưa to rất to ở hầu hết các tỉnh Bắc Trung bộ và Trung Trung bộ, gió giật cấp 12, trên cấp 12. Gió trung bình cấp 11 khi đổ bộ. Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to trong các ngày 30/9 - 1/10.

Bão số 7 vào ngày 22 - 24 tháng 11 năm 2007 gây mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

Trong đó cơn bão số 9 Ketsana đổ bộ vào huyện Bình Sơn vào ngày 26/9 và gây gió mạnh cấp 11, giật cấp 14 tại Lý sơn. Mưa rất to, vượt lũ lịch sử trên các sông Trà Bồng và các sông trong tỉnh đều trên báo động III.

Năm 2009: Riêng cơn bão số 9 năm 2009, diễn biến phức tạp và đã gây lớn trên địa bàn lưu vực. Các khu vực có nguy cơ chịu nhiều tác động mạnh nhất là vùng đồng bằng ven các cửa sơng chính như: Khu đơng huyện Bình Sơn, khu đơng thành phố Quảng Ngãi và huyện Mộ Đức, khu Đông Nam huyện Đức Phổ.

Năm 2013: Quảng Ngãi chịu ảnh hưởng lớn của các đợt mưa, lũ, đặc biệt là cơn bão số 14 (Haiyan) và trận lũ lụt lịch sử từ ngày 14 - 16/11, làm 25 người chết, 167 người bị thương, tổng thiệt hại về kinh tế khoảng 1.829 tỷ đồng, chiếm khoảng 6,5% GDP.

Ngồi ra, Quảng Ngãi cịn chịu ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới gây mưa. Nhiều nơi trong khu vực phải đối mặt với tình trạng ngập nước, tắc đường, nứt núi và nhiều khu vực đã bị cô lập. Mưa lớn cũng gây ra lũ quét, nhiều tuyến đường trên các huyện miền núi bị sạt lở nặng, với khối lượng đất đá lên đến hàng ngàn mét khối, gây ách tắc giao thông. Những năm gần đây, lũ quét thường xuất hiện bất ngờ, khốc liệt gây thiệt hại về người và tài sản.

Có thể thấy được hàng năm lưu vực sông Trà Khúc – sông Vệ chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn bão gây ra. Các cơn bão tập trung nhiều vào mùa lũ, có những

lụt, lũ quét, sạt lở đất xảy ra trong cơn bão đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Trong nhiều năm trở lại đây bão lũ xảy ra càng nhiều và mạnh hơn thể hiện tính cực đoan của khí hậu và biến đổi khí hậu gây ra trên lưu vực.

+ Lũ lụt

Các trận lũ lụt của xảy ra trên lưu vực sông Trà Khúc – sông Vệ:

Trận lũ 1996: Tại Quảng Ngãi trận lũ lớn xảy ra vào năm 1996. Lượng mưa kéo dài liên tục trong nhiều ngày nên sông Trà Khúc xuất hiện lũ kép với 8 đỉnh lũ trên báo động III, gây ngập úng trọng cho hạ du gồm có thị xã Quảng Ngãi, huyện Sơn Tịnh với mực nước ngập từ 0,5 - 1m. Sông Vệ xuất hiện lũ quét vào tháng XI có mực nước đỉnh lũ lớn nhất tại trạm An Chỉ là 9,28m, tại cầu sông Vệ là 5,25m vượt báo động III tới 1,12m, thời gian lũ kéo dài khoảng 9 ngày với 8 đỉnh lũ. Do phần hạ du sông Vệ được nối với sông Trà Khúc nên khi mực nước 2 sông dâng lên đã gây ngập úng cho phần hạ dụ.

Trận lũ 1998: Năm 1998 là năm có sự xuất hiện của bão và ATNĐ (áp thấp nhiệt đới) khác biệt so với nhiều các năm khác, mùa bão đến sớm và kết thúc muộn hơn, kéo dài trong 4 tháng từ tháng IX đến tháng XII, xuất hiện 2 ATNĐ và 4 trận bão trong thời gian này đồng thời đường đi của bão cũng biến động mạnh. Diễn biến một số trận lũ lớn vào năm 1998 như sau:

Trận lũ từ ngày 19 - 22/XI: Khu vực miền Trung chịu tác động trực tiếp của cơn bão số 5 kết hợp với dải HTNĐ (hội tụ nhiệt đới) và KKL (khơng khí lạnh) tăng cường ở phía Bắc có lượng mưa rất lớn từ 300 - 500mm. Vì vậy lũ trên các sơng ở Quảng Ngãi lên rất nhanh gây ra các đợt lũ kép đặc biệt lớn. Trên sông Trà Khúc tại trạm Trà Khúc mực nước vượt báo động III 2,02m vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1996 là 0,74m. Đây là trận lũ xảy ra đồng bộ trên tồn dải miền Trung và Nam Trung bộ có mức đỉnh lũ cao nhất trong 10 năm trở lại đây, mực nước tại các hồ chứa đều vượt ngưỡng tràn từ 1 - 5m gây ngập lụt nghiêm trọng nhiều nơi trên lưu vực sông Trà Khúc - sông Vệ.

Trận lũ năm 1999: Năm 1999 là năm có lượng mưa đặc biệt lớn. Lượng mưa trong mùa lũ cũng như mùa cạn đều vượt từ 1,5 - 2 lần so với trung bình

nhiều năm. Bão số I xuất hiện sớm ở khu vực Nam Trung bộ kết hợp với không khí lạnh gây mưa lũ tiểu mãn vào các ngày 27 - 28/IV trên các sông, với biên độ từ 1 - 2m gây thiệt hại gần 5 tỷ đồng.

Mùa lũ, lượng mưa lớn và tập trung thành nhiều đợt trong vòng 2 tháng (từ 17/X - 21/XII), gây ra 6 trận lũ từ báo động II trở lên, trong đó trận lũ lớn nhất vào đầu tháng XII.

Trận lũ ngày 1 - 6/XII: Do khơng khí lạnh tăng cường, áp thấp nhiệt đới ở khu vực Nam Trung bộ và đới gió đơng trên cao, mưa diễn biến rất phức tạp và phân bố không đều theo không gian trên từng lưu vực. Lưu vực sông Trà Khúc mưa lớn chủ yếu ở vùng trung và hạ lưu. Lượng mưa lớn đã gây ra một trận lũ lịch sử chưa từng có trong vịng thế kỷ qua. Dạng lũ nhiều đỉnh và kéo dài nhiều ngày. Đỉnh lũ lớn nhất đo được, trên sông Trà Khúc tại trạm Trà Khúc là 8,36m cao hơn lũ lịch sử năm 1964 là 0,35m lưu lượng lớn nhất; sông Vệ tại trạm sông Vệ là 5,99m, cao hơn lũ lịch sử năm 1964 là 0,23m. Mưa cực lớn lại khá tập trung nhưng lũ lên chậm (lượng mưa 1h đo được ở Ba Tơ, Minh Long, Sơn Giang liên tục nhiều giờ đo được 40 - 50mm có giờ trên 90mm). Ở vùng núi

nhiều nơi sinh lũ quét như ở Ba Tơ, Minh Long, Nghĩa Hành... Lũ năm 2008: Năm 2008 là năm có số trận lũ xảy ra nhiều (7 trận, trong đó

có 1 trận lũ nhỏ xảy ra vào ngày 29 - 30/X), số trận lũ xảy ra nhiều nhưng đỉnh lũ không lớn (xấp xỉ và thấp hơn trung bình nhiều năm). Thời gian xuất hiện lũ đồng nhất trên các sông. Quy mô lũ không lớn nhưng diễn biến mưa phức tạp khơng do những hình thế thời tiết lớn như bão hoặc áp thấp nhiệt đới kết hợp gây nên.

So với quy luật nhiều năm, tình hình bão, mưa lũ năm 2008 có những biểu hiện khác thường:

- Bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên biển Đông khác thường về số lượng (17 cơn); thời gian xuất hiện hầu hết trong các tháng; cường độ mạnh và phần lớn di chuyển lên phía Bắc, ít ảnh hưởng đến Quảng Ngãi.

- Mùa mưa lũ kết thúc muộn: Đợt mưa lũ cuối tháng XII kéo dài sang tháng I năm 2009 là quá muộn và trái với quy luật, đây là đợt mưa lũ đặc biệt chưa có trong chuỗi số liệu trên 30 năm quan trắc được.

So với TBNN cùng thời kỳ: Mực nước trung bình tháng IX ở mức xấp xỉ và thấp hơn TBNN; tháng X, XI và XII ở mức xấp xỉ và cao hơn.

Lũ năm 2013: Ngày 15/11 trên sông Trà Khúc tại trạm Trà Khúc: 8,76m (0h/16), trên báo động III: 2,26m, cao hơn đỉnh lũ lịch sử năm 1999 là 0,40m; Sông Vệ tại trạm Sông Vệ: 6,03m, trên báo động III: 1,53m; cao hơn đỉnh lũ lịch sử năm 1999: 0,04m. Lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất tại trạm Sơn Giang đạt 16.800m3/s. Đây là đỉnh lũ lớn nhất trong 37 năm trở lại đây trên sông Trà Khúc.

Trong thời kỳ từ 1979 - 2013, năm 1999 có lưu lượng trung bình lớn nhất tại trạm Sơn Giang với 363m3/s và lưu lượng đỉnh lũ đạt 10.700m3/s. Năm 2013 có lưu lượng trung bình năm 235m3/s nhưng lưu lượng đỉnh lũ lại đạt cao nhất là 16.800m3/s. Tại trạm An Chỉ năm 1999 có lưu lượng trung bình năm lớn nhất đạt 132,75m3/s với lưu lượng đỉnh lũ đạt 3.330m3/s, lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất trên lưu vực sông Vệ vào năm 1987 với 4.290m3/s.

Như vậy, diễn biến lũ lụt trên lưu vực sông Trà Khúc - sông Vệ trong những năm gần đây diễn ra khá phức và gây nhiều thiệt hại lớn. Tác động của biến đổi khí hậu tồn cầu đã gây ảnh hưởng đến tình hình lũ lụt cho lưu vực sơng.

+ Hạn, kiệt

Về mùa kiệt, dịng chảy trong sơng nhỏ, nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là nước ngầm. Mùa kiệt trên sông Trà Khúc kéo dài từ tháng I tới tháng IX với tổng lượng dòng chảy chỉ chiếm 37,6% tổng lượng dịng chảy năm. Trong năm có 2 thời kỳ kiệt, thời kỳ kiệt nhất xuất hiện vào tháng IV với lưu lượng tháng Qbq = 54,8 m3/s tương ứng với mơ đun bình qn 22,46 l/s.km2, thời kỳ kiệt thứ 2 xảy ra vào tháng VII, VIII với lưu lượng trung bình tháng VII là 62,2m3/s. Như vậy tỷ lệ dịng chảy trung bình tháng IV và tháng VII so với dòng chảy năm đạt 2,3% và 2,6%. Ba tháng kiệt nhất, tháng III, IV, V, lượng dòng chảy chỉ chiếm 8,11% lượng

dòng chảy năm. Hai tháng VII, VIII, lượng dòng chảy chỉ chiếm 5,44% lượng dòng chảy năm. Trong khi đó lượng dịng chảy tháng XI chiếm 29,75% dòng chảy năm.

Trên lưu vực sơng Vệ tổng lượng dịng chảy mùa kiệt chiếm 27,4% dòng chảy cả năm. Dòng chảy 3 tháng kiệt nhất (từ tháng VI – VIII) có lưu lượng trung bình là 13,7m3/s, ứng với mơ đun dịng chảy là 16,8 l/s.km2 tương ứng 5,6% lượng dòng chảy năm. Lượng dòng chảy tháng VII là tháng kiệt nhất chỉ 1,59% lượng dòng chảy năm.

Theo số liệu quan trắc từ 1977 - 2013 thì năm kiệt nhất là năm 1982. Đây là năm kiệt nhất trong toàn vùng duyên hải Nam Trung bộ. Lưu lượng trung bình năm 1982 chỉ đạt 84,8m3/s tại Sơn Giang và lưu lượng nhỏ nhất 26m3/s vào tháng VI. Tại trạm An Chỉ lưu lượng trung bình năm nhỏ nhất là 25,6m3/s, lưu lượng nhỏ nhất 4,3m3/s rơi vào tháng VI.

+ Nước biển dâng

Tình trạng nước biển xâm nhập đã ảnh hưởng nặng đến khu đơng các huyện Bình Sơn, Mộ Đức, Đức Phổ và TP. Quảng Ngãi. Sự bất thường của thiên nhiên đã gây nên hậu quả nặng nề cho lưu vực.

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình trạng xói lở ở các xã ven biển đang diễn ra ngày một nghiêm trọng. Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi, trong năm 2012 chiều dài bờ biển bị xói lở gần 30km và có xu hướng tăng nhanh trong năm 2013 và nhiều năm tiếp theo. Hiện tượng xói lở bờ biển xảy ra ở hầu hết các huyện ven biển, dọc hai bên sông và khu vực Cửa Đại (sông Trà Khúc), Cửa Lở (sông Vệ), cửa Mỹ Á (sông Trà Câu) với mức độ ngày càng nặng. Một số khu vực đã có kè chắn sóng như Bình Châu, Bình Hải (Bình Sơn), Tịnh Kỳ (TP. Quảng Ngãi), Phổ Thạnh, Phổ Châu (Đức Phổ) nhưng xói lở vẫn xảy ra.

2.4. Biến đổi khí hậu trong lưu vực sơng Trà Khúc – sơng Vệ

Biến đổi khí hậu sẽ làm thay đổi sự phân bố tài nguyên nước, dịng chảy các sơng, chất lượng và việc cung cấp nước. Nếu xác định được những thay đổi của nước có những giải pháp ứng phó cho nhiều vấn đề liên quan đến lĩnh vực sử dụng

như: nước sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, quy hoạch quản lý các hệ thống tài nguyên nước, bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Biến đổi khí hậu tác động đến tài nguyên nước trước hết là làm thay đổi lượng mưa và phân bố mưa ở các vùng. Nhiệt độ tăng làm tăng lượng bốc hơi và do đó mưa sẽ nhiều hơn. Đặc điểm của mưa đối với từng khu vực sẽ thay đổi. Lượng mưa có thể tăng lên hoặc giảm đi. Mùa mưa cũng có thay đổi đáng kể về thời gian bắt đầu và kết thúc. Tuy nhiên sự tăng lượng mưa xảy ra không đồng đều.

Những thay đổi về mưa dẫn đến sự thay đổi về dịng chảy của các sơng, tần suất và cường độ của trận lũ, tần suất và đặc điểm của hạn hán, lượng nước trong đất, việc cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Biến đổi khí hậu sẽ làm tăng thiên tai liên quan đến nước, trong đó quan trọng nhất là lũ lụt và hạn hán. Những năm gần đây các thiên tai liên quan đến nước dường như xảy ra nhiều hơn.

2.4.1. Nhiệt độ

Số liệu nhiệt độ của trạm Quảng Ngãi đã được thu thập từ năm 1977 - 2013. Nhiệt độ trung bình năm có xu hướng tăng tại trạm Quảng Ngãi. Ba tháng có nhiệt độ trung bình lớn nhất là tháng V, VI, VII. Nhiệt độ lớn nhất đạt 40,5o

C quan trắc được vào tháng 6 năm 1983. Nhiệt độ nhỏ nhất là 12,9oC quan trắc được vào tháng XII năm 1999. Nhìn chung chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm của khu vực có sự dao động lớn. Xu thế nhiệt độ lớn nhất và nhỏ nhất tại trạm Quảng Ngãi cũng có xu hướng tăng trong thời gian gần đây.

Hình 2.3. Nhiệt độ khơng khí trung bình tháng, trung bình nhiều năm, nhiệt độ nhỏ nhất, nhiệt độ lớn nhất tại trạm Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông trà khúc – sông vệ dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (Trang 36)