Đặc điểm trầm tích giai đoạn Oligocen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa tầng phân tập trầm tích oligocen miocen khu vực lô 102 103 khu vực đông bắc bể sông hồng (Trang 49 - 53)

Chương 3 : Đặc điểm trầm tích và quy luật cộng sinh tướng

3.1. Đặc điểm trầm tích

3.1.1 Đặc điểm trầm tích giai đoạn Oligocen

Trầm tích này có thành phần thạch học chủ yếu là cát kết màu xám sáng, xám sẫm, đơi chỗ phớt tím, xen các lớp cuội kết, sạn kết. Phủ lên trên là các lớp bột kết,

sét kết màu xám đen rắn chắc xen ít lớp cuội có độ mài trịn, chọn lọc kém. Được thành tạo trong mơi trường lũ tích, bồi tích.

a. Giai đoạn Oligocen sớm

Cát kết thuộc nhóm cát kết đa khống grauvac – litic có kích thước hạt khơng đều (từ 0.1 – 1mm), độ mài tròn từ kém đến trung bình, độ chọn lọc kém (So>3). Hàm lượng thạch anh chiếm từ 30 – 50%, chủ yếu là thạch anh có nguồn gốc biến chất, plagiocla chiếm 5 – 15%, orthocla 10 – 15%, mảnh đá 40 – 60%. Thành phần mảnh đá bao gồm: mảnh silic, ryolit và đá phiến thạch anh – xerixit, thạch anh – mica, đá phiến thạch anh – silimalit, Q – disten, Q – storolit có nguồn gốc từ phức hệ sơng Hồng. Thành phần xi măng chiếm từ 8 – 25% bao gồm chủ yếu là matrix vụn cơ học và sét, thứ đến là oxit Fe3+ và SiO2.nH2O. Các thành phần này đặc trưng cho mơi trường lục địa.

Hình 3. 1.LK102 (3703,00;N+x90N)

Cát kết grauvac hạt nhỏ, xi măng lấp đầy – cơ sở với cacbonat, matrix xerixit và VCHC

Trong đá bắt gặp hiện tượng xerixit hóa ở plagiocla và pelit hóa ở felspat – K. Ranh giới tiếp xúc của các hạt vụn theo kiểu đường cong và răng cưa thể hiện hệ số biến đổi thứ sinh (I = 1.25 – 0.5) đặc trưng cho gian đoạn thành đá muộn.

Nhóm đá acko có thành phần khống vật tương tự nhóm đá grauvac.Kiến trúc xi măng thuộc loại tiếp xúc có thành phần phổ biến là sét, hydroxit sắt, xerixit và cacbonat.

Hình 3. 2.Lk 102 (3652,20;N+ x 90N)

Cát kết acko – litic, xi măng tiếp xúc gồm sét và hydroxit sắt

Hình 3. 3Lk 102 (3728,20;N+ x 90N)

Cát kết acko – litic giàu calcit, xi măng tiếp xúc, thành phần: xerixit, cacbonat

b. Giai đoạn Oligocen muộn

Cát kết chủ yếu là grauvac – litic, kích thước hạt từ nhỏ trến trung, ít hạt thơ, độ mài trịn từ trung bình đến kém ( Ro = 0.3 – 0.9), độ chọn lọc từ trung bình đến kém (So = 1.58 – 3.0). Trong đá có nhiều mảnh đá silic, quartzit và ít mảnh đá vơi.

Kiến trúc xi măng theo kiểu lấp đầy và cơ sở với thành phần chủ yếu là cacbonat, hydroxit sắt và sét. Đá biến đổi ở giai đoạn hậu sinh muộn, biến sinh sớm.

Hình 3. 4LK 102 (3377,60: N+ x 90N)Cát kết grauvac –litic, xi măng lấp đầy gồm cacbonat, hydroxyt và sét

Hình 3. 5LK102 (3419,20; N+ x 90N)Cát bột kết grauvac, xi măng lấp đầy

Nhóm đá bột kết của giai đoạn Oligocen chủ yếu là bột kết Grauvac, nằm xen kẹp với đá cát kết và sét bột kết. Các hạt vụn có kích thước khơng đều, độ mài tròn chọn lọc kém.Nền chiếm 15 – 30% giàu hydroxit Fe và kaolin.

Hình 3. 6LK102 (3847,40; N+ x 90N)

Bột cát kết grauvac hạt trung, xi măng lấp đầy chủ yếu là cacbonat

Hình 3. 7LK102 (3844,80; N+ x 90N)

Bột kết grauvac giàu mica, xi măng cơ sở - lấp đầy gồm xerixit, clorrit và kaolin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa tầng phân tập trầm tích oligocen miocen khu vực lô 102 103 khu vực đông bắc bể sông hồng (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)