Chương 3 : Đặc điểm trầm tích và quy luật cộng sinh tướng
3.2. Đặc điểm cộng sinh tướng theo thời gian và không gian
1. Khái niệm tướng (Theo Rukkhin và Teodorovic) Tướng là những trầm tích được thành tạo trong một vị trí nhất định có cùng những điều kiện khác với những vùng lân cận.
Định nghĩa này có 2 nội dung:
Trong 1 vị trí nhất định: có nghĩa là mơi trường cổ địa lý hay hồn cảnh lắng đọng trầm tích đặc trưng. Ví dụ: Vị trí hồ khác với bãi bồi,..
Có cùng điều kiện nghĩa là mỗi vị trí trên có những đặc trưng riêng của nó về thành phần thạch học, cổ sinh và địa hóa.
Vì vậy khi phân biệt tướng này với tướng kia phải dựa vào thành phần trầm tích và mơi trường thành tạo nên trầm tích đó. Hai nhân tố đó liên hệ chặt chẽ với nhau. Đó là quan hệ nhân quả: Môi trường là nguyên nhân, còn thành phần trầm tích là kết quả.
2. Phân loại tướng: Dựa vào điều kiện địa lý tự nhiên, chia thành 3 nhóm tướng:
a. Nhóm tướng lục địa: bao gồm nhóm tướng sườn tích, tướng tàn tích, tướng lũ tích, tướng lịng sơng, tướng bãi bồi, tướng đê cát ven lịng, tướng cồn sơng và tướng hồ đầm lầy nước ngọt.
b. Nhóm tướng chuyển tiếp: bao gồm tướng đồng bằng châu thổ, tướng tiền châu thổ, tướng sườn châu thổ, tướng đê cát ven bờ, tướng vũng vịnh.
c. Nhóm tướng biển: bao gồm tướng ven biển, tướng biển nông và tướng biển sâu.
3. Mô tả một số tướng tiêu biểu của trầm tích khu vực nghiên cứu
- Tướng cát lịng sơng: bao gồm cát hạt thơ đến hạt trung, đa khống, chọn lọc mài trịn kém. Có cấu tạo phân lớp xiên chéo đồng hướng chứng tỏ hình thành trong mơi trường lục địa.
- Tướng cát cồn chắn cửa sông: bao gồm cát hạt trung đến hạt nhỏ, ít khống, chọn lọc mài tròn tốt, tạo thành cồn chắn trước cửa sơng do sóng và dịng chảy ven bờ tác động tái trầm tích của vật liệu do sơng mang tới.
- Tướng bột sét bãi bồi: độ chọn lọc kém, cấu tạo phân lớp sóng xiên đứt đoạn. - Tướng sét bột tiền châu thổ: chủ yếu là trầm tích hạt thơ chiếm khoảng 70%, ít gặp các trầm tích hữu cơ. Tướng này có liên quan chặt chẽ đến q trình trầm tích ở cồn chắn cửa sơng.
- Tướng sét sườn châu thổ: Chủ yếu là trầm tích lục ngun do sóng mang tới. Trầm tích tương đối đồng nhất có cấu tạo nêm tăng trưởng rất đặc trưng, trong đó trầm tích bột sét nằm song song với nhau, dạng thấu kính nhỏ, phân lớp xiên chéo, gợn sóng.
- Tướng sét than đầm lầy ven biển: bao gồm sét màu đen, độ chọn lọc trung bình, chứa phong phú vật chất hữu cơ.
- Tướng sét bột biển nông: bao gồm chủ yếu sét kết và bột kết do sóng mang tới, ngồi ra cịn là sản phẩm hao mòn của bờ biển, màu thay đổi từ màu lục đến xám nhạt, nâu và đen, các thể trầm tích ổn định rộng theo đường phương, phân lớp ngang phát triển. Trầm tích vụn cơ học và sét biển nông phổ biến glauconit.
4. Đặc điểm cộng sinh tướng. a. Định nghĩa cộng sinh tướng:
Cộng sinh tướng là sự phân bố liền kề của hai hay nhiều tướng theo chiều nằm ngang và chiều thẳng đứng trong mối quan hệ với sự thay đổi mực nước biển và chuyển động kiến tạo
b. Đặc điểm cộng sinh tướng khu vực nghiên cứu
Nhóm tướng lục địa Tuổi địa chất Nhóm tướng chuyển tiếp và biển
Hình 3. 10Cộng sinh tướng theo thời gian và không gian của khu vực nghiên cứu
a ab ab am ap m m am mb a amb a ab m am Miocene muộn (Tiên Hưng) am,amb m ml Miocene giữa (Phù Cừ) Miocene sớm (Phong Châu) Oligocene (Đình Cao) a ab
Tướng trầm tích trong giai đoạn Oligocen
Trong Oligocen quá trình tách giãn diễn ra mạnh mẽ trên tồn bộ diện tích khu vực nghiên cứu, các đứt gãy cổ tái hoạt động, hàng loạt các đứt gãy mới được hình thành, làm chia cắt địa hình móng cổ trước Đệ tam thành các khối nhơ, các khối sụt dạng địa hào, địa lũy. Trong suốt quá trình tách giãn, các khối nâng cao bị bào mịn, trầm tích được vận chuyển từ chỗ cao đến lấp đầy các địa hào, hố sụt.
Mặt cắt trầm tích Oligocen theo thứ tự từ dưới lên như sau: - Tướng cuội sạn proluvi, cát-sạn aluvi.
- Tướng nón quạt cửa sơng và tướng bột sét tiền châu thổ, tiếp theo là tướng sét bột tiền châu thổ.
- Kết thúc bằng tướng cát bột biển nông, sét bột vũng vịnh giàu vật chất hữu cơ.
Tướng trầm tích trong giai đoạn Miocen * Thời kỳ Miocen sớm (N11)
Thời kỳ này ứng với hệ tầng Phong Châu. Mở đầu chu kỳ là các tướng bột cát đồng bằng châu thổ và bột sét tiền châu thổ. Kết thúc là các tướng sét, sét bột sườn châu thổ và tầng sét dày biển nơng xa bờ chứa glauconit, đóng vai trị như một tầng chắn khu vực tương ứng với tầng sét rotalit của bể Cửu Long. Trong thời kỳ này mực nước biển có sự dao động lên xuống nhịp nhàng, biển có xu thế tiến mạnh, lùi yếu và đạt cực vào cuối Miocen sớm (nóc Phong Châu). Bản chất tướng trong thời kỳ này có sự phân nhịp – chu kỳ, mỗi nhịp trầm tích ở phía dưới là trầm tích cát, bột sét lên trên là sét than. Các lớp cát khá dày trong khi đó các lớp bột sét, sét than thì mỏng. Đợt ngập lụt cực đại xảy ra vào cuối thời kỳ Phong Châu, đầu Phù Cừ, do vậy ranh giới giữa hai tập Phù Cừ và Phong Châu là chuyển tiếp tương ứng với mặt ngập lụt cực đại.
* Thời kỳ Miocen giữa (N 12)
Thời kỳ ứng với hệ tầng Phù Cừ khởi đầu bởi các tướng cát bột aluvi, bột sét đồng bằng châu thổ, tiếp đến là sét tiền châu thổ chứa than và cuối cùng là sét bột biển nông.
Đáy Miocen hạ là mặt phản xạ mang tính chất khu vực hình thành sau q trình tạo Rift. Thời kỳnày biển tiếp tục có xu thế mở rộng vào đất liền với sự thay đổi lên
xuống nhịp nhàng. Trầm tích theo chiều thẳng đứng có sự phân nhịp, mỗi nhịp trầm tích từ dưới lên trên bao gồm các lớp cát, bột, sét và trên cùng là sét than. Trong tập trầm tích Phù Cừ các lớp sét than và than xuất hiện nhiều hơn, bề dày tăng dần vào cuối Miocen. Mơi trường trầm tích cũng có sự dao động nhịp nhàng với mơi trường biển nông chiếm ưu thế. Sự chuyển tướng từ bột sét châu thổ ngập nước sang tướng bột sét pha cát biển nông và kết thúc là tướng sét bột biển nông.
* Thời kỳ Miocen muộn (N13)
Thời kỳ này tương ứng với hệ tầng Tiên Hưng. Trầm tích thay đổi khá đa dạng từ tướng sạn- cát aluvi, bột sét châu thổ chứa than ở phía tây bắc đến tướng sét vôi xen kẽ sét bột prodelta ở phần phía TN và ĐB khu vực nghiên cứu.
Đáy Miocen muộn là ranh giới thể hiện đáy của một pha trầm tích hình thành trong điều kiện sụt lún và mực nước biển tăng nhẹ trong toàn bộ khu vực. ̉