3.2 ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG HOANG MẠC HĨA ĐẤT VEN BIỂN HUYỆN THẠCH HÀ THẠCH HÀ
Vì hạn hán là một trong những tác nhân cơ bản dẫn đến HMH nên nghiên cứu thực trạng HMH trước hết cần nghiên cứu thực trạng hạn hán. Theo thống kê diện tích đất hạn ven biển huyện Thạch Hà của Sở TN&MT Hà Tĩnh năm 2015 thu được bảng thống kê diện tích hạn theo mức độ như bảng 3.4sau:
Bảng 3.4: Thực trạng hạn hán đất ven biển huyện Thạch Hà
Thạch Hải Thạch Bàn Thạch Đỉnh Thạch Khê Thạch Trị Thạch Lạc Thạch Văn Thạch Hội Diện tích đất NN (ha) 636,84 360,3 427,9 504,69 983,26 567,57 851,38 816,44 Ít hạn 154,7 98,7 34,6 214,2 187,6 78,5 99,67 176,3 Hạn đáng kể 132,4 67,6 38,8 99,76 198,72 165,7 196,3 276,8 Hạn nặng 114,34 26,1 122,8 38,13 251,04 107,07 122,81 125,54 Hạnnghiêmtrọ ng 235,4 167,9 231,7 152,6 345,9 216,3 432,6 237,8
Nguồn: Sở TN&MT Hà Tĩnh năm 2015
Hầu hết các xã trên địa bàn huyện Thạch Hà đều xảy ra hạn hán với các mức độ khác nhau. Hạn xảy ra nặng nhất ở các xã như: Thạch Hải, Thạch Đỉnh, Thạch Trị và Thạch Văn.
Xã Thạch Đỉnh là một trong những xã điển hình của vùng đất cát ven biển tỉnh Hà Tĩnh mà chính quyền địa phương và cộng đồng đang phải đương đầu với thách thức di cư của người dân do cuộc sống khó khăn và khơng ổn định trên vùng cát. Thảm cây tự nhiên trên cồn cát, ở Trảng Cháy và vùng kề cận chủ yếu là cây tràm, ngồi ra cịn có xương rồng, dứa dại, chổi xể... Đơi nơi cịn sót lại các cây thân gỗ cao đến 6-7m, đường kính 20-30cm như chọi, dé, bời lời là các cây bản địa có sức chống chịu tốt trên vùng cát.Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Thạch Đỉnh là 1.147
ha, trong đó đất hoang hoá 370ha (chiếm 32,25%), nằm ở khu vực Trảng Cháy. Thạch Đỉnh có ít ruộng lúa, đất núi đá và cồn cát hoang hoá nhiều, lại thường xuyên bị thiên tai đe dọa. Dân số toàn xã: 3452 người/ 765 hộ, trong đó có 1515 lao động; Tỷ lệ nữ cao, chiếm 52% dân số; Lao động nữ chiếm trên 50%. Đời sống cư dân khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo đói 48%, Đất đai khô cằn, bạc màu và hầu như lâm vào tình trạng cát hố.
Giống như Thạch Đỉnh, xã Thạch Văn cũng là một trong những xã điển hình của vùng cát ven biển từ cửa Sót đến cửa Nhượng, mà chính quyền địa phương và cộng đồng đang phải đương đầu với thách thức hoang mạc hóa và di dân tự do của người dân do cuộc sống khó khăn và khơng ổn định trên vùng cát. Trong tổng diện tích đất tự nhiên 1.173 ha của xã thì diện tích đất cồn cát, bãi cát hoang hoá là 550 ha (chiếm 46,8%). Diện tích này nằm khá tập trung ở khu vực động Cồn Chè và xóm Đồng Bạn. Thạch Văn là xã nơng nghiệp, có diện tích tự nhiên tương đối lớn, song diện tích đất có thể sản xuất nông nghiệp lúa nước ít, bình qn lương thực đầu người thấp. Nền kinh tế chưa tạo ra sản phẩm hàng hố. Chăn ni phát triển chậm, đàn trâu bị tồn xã có 950 con; đàn lợn 3.557 con. Nghề phụ khơng có. Một số ít người dân đi làm thuê cho các cơ sở nuôi thuỷ sản và khai thác quặng. Hàng năm có từ 500 - 600 lao động rời bỏ quê hương đi tìm việc làm ở các tỉnh phía Nam.
Để đánh giáthực trạng và nguyên nhân hạn hán, hoang mạc hóa đất ven biển huyện Thạch Hà, dựa theo bơ tiêu chí của tác giả GS.TS Nguyễn Trọng Hiệu, 2000 và áp dụng với điều kiện thực tế khảo sát nghiên cứu, học viên lựa chọn tổ hợp 3 nhóm tiêu chí đánh giáthực trạng và nguyên nhân hoang mạc hóa tại Thạch Hà sau:
- Về Chế độ khí hậu, thủy văn - Về địa chất, địa hình, thổ nhưỡng. - Về thảm thực vật.
3.2.1 Về chế độ khí hậu – Thủy văn
Tỉnh Hà Tĩnh nói chung và huyện Thạch Hà nói riêng nằm ở phần bắc Trung Bộ, trong vùng chế độ khí hậu nóng ẩm gió mùa của miền Trung, có một mùa đơng lạnh với gió mùa đơng bắc và mùa hè nóng với gió mùa tây nam (gió Lào). Khu vực
ven biển Thạch Hà nhiệt độ khơng khí trung bình năm 240C; tối cao 33,050C; tối thấp 17,670C. Độ ẩm khơng khí trung bình 86%; Độ ẩm khơng khí tối thấp 50%. Hàng năm thời tiết được chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Vào mùa này, hiện tượng cát trơi theo dịng chảy mặt xảy ra mạnh mẽ. Mùa nắng từ tháng 4 đến tháng 9, gió phơn tây nam khơ nóng hoạt động mạnh, gây hạn hán vào các tháng 7, 8. Vào mùa này hiện tượng cát bay, cát nhảy do gió xảy ra thường xuyên.
Một trong những loại hình thời tiết mùa hè đặc sắc của các tỉnh Hà Tĩnh nói chung và huyện Thạch Hà nói riêng là gió Tây khơ nóng, trước đây thường gọi là gió Lào. Ngày khơ nóng được xác định theo nhiều chỉ tiêu khác nhau nhằm phản ánh tình trạng nhiệt độ rất cao đồng thời độ ẩm tương đối rất thấp. Thời tiết gió Tây khơ nóng gây ra tình trạng hạn hán, hoang mạc hóa và thiếu nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng và phát triển của nhiều cây trồng đặc biệt là lúa. Hai yếu tố khí hậu có xu thế tăng lên rõ rệt nhất bao gồm: số đợt nắng nóng và số ngày nắng nóng, nhiệt độ trung bình năm và các tháng. Tốc độ xu thế của các ngày nắng nóng là tăng thêm 3 ngày trong mỗi thập kỷ và của nhiệt độ trung bình năm là 0,14 – 0,250 C mỗi thập kỷ, kết quả là trong khoảng 45-50 năm qua, nhiệt độ trung bình ở Thạch Hà lên 0,7-1,00 C, vào loại cao nhất ở khu vực Miền Trung và trong top đầu ở Việt Nam.
Về chế độ thủy văn: Trong phạm vi vùng cát ven biển khơng có các dịng sơng suối lớn. Chỉ có các dịng chảy nhỏ, thường là dòng chảy tạm thời vào mùa mưa, khơ cạn vào mùa ít mưa. Các dịng chảy bắt nguồn từ phần cồn cát cao ở khu vực trung tâm dải cồn cát và chảy về 2 phía: phía tây đổ ra đồng ruộng, phía đơng đổ ra biển. Trên địa bàn huyện có 16 hồ chứa nước với tổng dung tích chứa 5.53 triệu m3 và 2 đập dâng. Tuy nhiên vào mùa khơ do điều kiện thời tiết khí hậu Miền Trung nên thường hạn hán, mặt khác do các sông ngắn và gần biển nên việc sử dụng nước mặt có phần bị hạn chế. Chế độ nhật triều khơng đều, hàng tháng có khoảng 10 - 15 ngày có lần nước cường và 2 lần nước ròng trong ngày. Cường độ triều dâng nhanh và thời gian ngắn (mực nước triều tại cửa Sót giao động từ 1,8- 2,5 m) có ảnh hưởng đến việc lấy nước để sản xuất nông nghiệp, ni trồng thuỷ sản
Nhìn chung,chế độ thủy văn thay đổi theo mùa rõ rệt, mùa hè nắng nóng kèm theo gió phơn tây nam khơ hạn, thì các dịng chảy mặt hầu như cạn kiệt. Kèm theo khí hậu trong giai đoạn hiện nay là một trong những yếu tố gây ra tình trạng hán hán và có nguy cơ mở rộng diện tích hoang mạc ở Thạch Hà.
3.3.2Về địa chất, địa hình, thổ nhưỡng
a. Hình thái địa hình
Trên ảnh vệ tinh và trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000 nhận thấy dải đất ven biển Thạch Hà - Cẩm Xuyên từ cửa Sót đến cửa Nhượng chạy song song và dọc theo đường bờ biển, chiều dài khoảng 28km, chiều rộng trung bình thay đổi trong khoảng 2-2,5km, chỗ rộng nhất thuộc địa phận xã Thạch Trị 3,3km, chỗ hẹp nhất là đầu phía bắc, giáp chân núi Nam Giới chỉ 100m, và đầu phía nam, tại Thiên Cầm khoảng 300m.
Độ cao của dải cồn cát thay đổi trong khoảng lớn, từ 2-3m đến 20-22m. Cao nhất là đỉnh đụn cát 22,6m tại thôn Thượng Hải, xã Thạch Hải, thấp nhất là trảng cát ở phía tây Rú Cùm thuộc xã Cẩm Long 1,8-2m.