Lựa chọn sơ đồ đối lưu trong mơ hình RAMS để dự báo quỹ đạo bão

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dự báo quỹ đạo bão ảnh hưởng đến việt nam hạn 5 ngày bằng phương pháp tổ hợp sử dụng kỹ thuật nuôi nhiễu luận văn ths khí tượng học 62 44 02 22 (Trang 87 - 90)

CHƯƠNG 1 : Tổng quan về dự báo tổ hợp và dự báo tổ hợp quỹ đạo bão

3.1.1Lựa chọn sơ đồ đối lưu trong mơ hình RAMS để dự báo quỹ đạo bão

3.1 Khảo sát vai trò của các tham số trong mô hình RAMS và vai trị của nhiễu xoáy và

3.1.1Lựa chọn sơ đồ đối lưu trong mơ hình RAMS để dự báo quỹ đạo bão

Sự thay đổi các sơ đồ tham số hóa đối lưu ảnh hưởng rất lớn đến khả năng dự báo quỹ đạo bão. Như ta biết, bão có cấu trúc phát triển theo phương thẳng

số hóa đối lưu dẫn tới thay đổi cấu trúc và quỹ đạo bão dự báo. Để làm rõ hơn vấn đề này, đã tiến hành thử nghiệm thay đổi các sơ đồ tham số hóa đối lưu

trong mơ hình RAMS và thử nghiệm dự báo cho cơn bão Washi 12 giờ ngày

13 tháng 12 năm 2013

Hình 3.2 Quỹ đạo dự báo khi thay đổi 3 sơ đồ đối lưu ngày 13/12/2011+120h; Trịn rỗng: Qũy đạo trung bình tổ hợp; Tam giác: Quỹ đạo thực; Sao: KUO; chấm tròn đặc:

KFCT; mũi tên: KF

Kết quả thử nghiệm cho thấy đối với phương án sử dụng mơ hình RAMS

dùng sơ đồ KF thì quỹ đạo bão dự báo có xu hướng di chuyển lên phía Bắc Tây Bắc, trong khi đó sử dụng mơ hình RAMS dùng 2 sơ đồ KUO và KF cải tiến, xu hướng di chuyển của bão trong 72 giờ đầu là theo hướng Bắc Tây Bắc, tuy nhiên tại các hạn dự báo tiếp theo, 2 phương án này lại dự báo quỹ

đạo bão di chuyển theo hướng Tây Nam. Tiến hành đánh giá sai số vị trí của trường hợp này (Hình 3.3), kết quả tính sai số khoảng cách cho thấy trong

84 giờ đầu 2 trường hợp sử dụng mơ hình RAMS dùng sơ đồ KUO và sơ đồ KF cho kết quả sai số là nhỏ nhất, sai số vị trí dưới 300 km, đặc biệt là với

phương án sử dụng RAMS với sơ đồ KUO, sai số tại hạn 84 giờ dưới 100

km. Tuy nhiên, tại các hạn dự báo tiếp theo, các phương án sử dụng mơ hình RAMS dùng sơ đồ KF và KF cải tiến cho kết quả dự báo quỹ đạo bão tốt

hơn, với sai số 300 km ở hạn dự báo 96 giờ và khoảng 500 km ở hạn dự báo

Hình 3.3 Sai số vị trí khi thay đổi 3 sơ đồ đối lưu ngày 13/12/2011+120h

Để đánh giá thống kê, trong luận án đã tiến hành dự báo thử nghiệm cho 22 cơn bão tương ứng với 178 trường hợp được thống kê trong (Bảng 2.3) hoạt

động trên khu vực nghiên cứu trong 4 năm 2009, 2010, 2011 và 2012.

Hình 3.4 Biểu đồ sai số vị trí tâm bão dự báo bằng mơ hình RAMS

Kết quả đánh giá bước đầu chỉ ra rằng, phương án sử dụng mô hình RAMS với sơ đồ KUO cho kết quả tốt nhất tại các hạn dự báo. Đặc biệt tại hạn dự báo 120 giờ sai số vị trí của phương án sử dụng mơ hình RAMS với sơ đồ KUO là 550 km. Tuy nhiên, sử dụng các sơ đồ đối lưu khác cho kết quả sai số dọc và ngang rất khác nhau tức là hướng di chuyển của bão dự báo được thay

đổi khi sử dụng sơ đồ đối lưu khác nhau. Vì vậy việc sử dụng cả 3 sơ đồ đối lưu cho hệ thống dự báo tổ hợp là cần thiết, nó góp phần tăng độ chính xác của dự báo.

a) b)

Hình 3.5 Biểu đồ sai số dọc (a) và ngang (b) của tâm bão dự báo bằng mơ hình RAMS

Từ kết quả này, một cách hợp lý nhất là lựa chọn phương án sử dụng mơ hình RAMS với sơ đồ KUO để tham gia vào quá trình xây dựng trường ban

đầu cho hệ thống dự báo tổ hợp bão. Sau khi xây dựng 6 trường ban đầu bằng phương pháp ni nhiễu, sẽ chạy mơ hình với cả 3 sơ đồ đối lưu. Như vậy sẽ

tạo ra bộ dự báo tổ hợp 39 thành phần dự báo (gồm 1 số liệu GFS, 6 nhiễu

dương, 6 nhiễu âm và 3 sơ đồ đối lưu).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dự báo quỹ đạo bão ảnh hưởng đến việt nam hạn 5 ngày bằng phương pháp tổ hợp sử dụng kỹ thuật nuôi nhiễu luận văn ths khí tượng học 62 44 02 22 (Trang 87 - 90)