CHƯƠNG 1 : Tổng quan về dự báo tổ hợp và dự báo tổ hợp quỹ đạo bão
3.3 Thử nghiệm hệ thống dự báo tổ hợp cho một số cơn bão điển hình
Đã tiến hành dự báo thử nghiệm dự báo với quy trình trên với số thành phần được trọn là 25 và thử nghiệm dự báo các cơn bão có quỹ đạo
3.3.1 Bão đổi hướng
Thử nghiệm cho trường hợp bão đổi hướng, cơn bão được thử nghiệm
là cơn bão Megi, cơn bão này hình thành trên khu vực Tây Bắc Thái Bình
Dương vào ngày 13/10/2010. Từ ngày 13 đến ngày 19, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc và Tây, từ ngày 19 đến ngày 20 bão di chuyển chậm và
đổi hướng di chuyển theo hướng Bắc. Từ ngày 20 đến 24 bão di chuyển theo hướng Bắc và đổ bộ vào Trung Quốc. Tiến hành thử nghiệm dự báo từ ngày 18, kết quả dự báo cho thấy: Đối với phương án tổ hợp trung bình đơn giản 25 thành phần cho thấy quỹ đạo dự báo bão đổi hướng, tuy nhiên tốc độ di
chuyển chậm hơn so với thực tế khoảng trên 300 km. Sử dụng dự báo siêu tổ hợp với 25 thành phần, kết quả dự báo cho sai số vị trí khoảng 100 km.
a) b)
Hình 3.31 Dự báo 00UTC ngày 18/10/2010 (b) bằng phương pháp siêu tổ hợp (chấm trịn
đăc) , phương pháp trung bình tổ hợp (tam giác) và quỹ đạo thực (chấm tròn rỗng) của cơn bão Megi; a) là quỹ đạo thực (JMA).
3.3.2 Bão đôi
Thử nghiệm cho trường hợp bão đôi, Ngày thử nghiệm là 27/10/2011, trong ngày này tồn tại 2 cơn bão là Nesat và Nalgae. Cơn bão Nesat tại thời
điểm này nằm trên Biển Đông và hướng di chuyển lên phía bắc Việt Nam, trong khi cơn bão Nalgae mới hình thành trên khu vực Tây Bắc Thái Bình
Dương và có xu hướng di chuyển vào Biển Đông. Thử nghiệm quy trình dự báo cho trường hợp này.
Kết quả dự báo đối với cơn bão Nesat tại hạn 72 giờ với phương án trung bình
đơn giản cho vị trí dự báo chậm hơn so với quỹ đạo thực khoảng 300 km, với phương án dự báo siêu tổ hợp với 25 thành phần, kết quả cho thấy quỹ đạo dự báo theo phương án này cho quỹ đạo dự báo lệch trái so với quỹ đạo thực và
sai số vị trí khoảng 100 km.
a) b)
c)
Hình 3.32 Dự báo quỹ đạo bão 12UTC ngày 27/10/2011 (c) bằng phương pháp siêu tổ hợp (chấm trịn đăc) , phương pháp trung bình tổ hợp (tam giác) và quỹ đạo thực (chấm tròn rỗng) của cơn bão nesat và nalgae; a) là quỹ đạo thực của cơn bão NESAT; b) là quỹ đạo
thực của cơn bão Nalgae (JMA).
Kết quả dự báo với cơn bão Nalgae tại hạn 120 giờ với phương án trung bình đơn giản cho vị trí dự báo chậm hơn so với quỹ đạo thực hơn 500 km, với phương án dự báo siêu tổ hợp 25 thành phần, kết quả cho thấy quỹ
đạo dự báo theo phương án này cho dự báo quỹ đạo bão di chuyển nhanh hơn
so với quỹ đạo thực và sai số vị trí khoảng 200 km.
3.3.3 Hướng di chuyển phức tạp
Thử nghiệm cho trường hợp bão đổi hướng, cơn bão được thử nghiệm
là cơn bão Gaemi, cơn bão này có hướng di chuyển phức tạp. bão được hình thành ngày 29/9/2012 trên khu vực Biển Đơng, sau đó di chuyển theo hướng
chuyển theo hướng Đông Nam. Tới ngày 4, bão đổi hướng di chuyển theo hướng Tây và đổ bộ vào Việt Nam. Thử nghiệm dự báo từ 12h ngày 30/9/2012 và áp dụng phương án dự báo tổ hợp với 25 thành phần cho kết quả bão di chuyển gần giống với quỹ đạo thực. Quỹ đạo bão dự báo di chuyển chủ yếu quanh khu vực giữa Biển Đông đối với các hạn dự báo.
Hình 3.33 Dự báo quỹ đạo bão 12UTC ngày 30/09/2012 (b) bằng phương pháp siêu tổ hợp (chấm tròn đặc), phương pháp trung bình tổ hợp (tam giác) và quỹ đạo thực (chấm tròn rỗng)
của cơn bão Gaemi từ 29/9/2012 đến 7/10/2012; a) là quỹ đạo thực cơn bão Gaemi (JMA)