Đặc điểm các xã điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp sinh kế bền vững cho cộng đồng ở khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa (Trang 43 - 45)

1. 2.1 Trên thế giới

2.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1.2 Đặc điểm các xã điều tra

KBT Xuân Liên nằm trên diện tích đất tự nhiên của 5 xã, thành phần dân tộc chủ yếu là người Thái và Kinh. Để điều tra về hiện trạng sinh kế hộ, tác giả chọn 2 xã đại diện cho khu vực nghiên cứu là Lương Sơn và Vạn Xuân.

a) Xã Vạn Xuân

Vạn Xuân nằm ở phía Tây-Nam của huyện Thường Xn, tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm huyện 19 km, với tổng diện tích tự nhiên là 14.116ha. Dân số cuối năm 2011 là 5.418 người. Xã có 11 thơn bản với 2 dân, trong đó dân tộc Thái (60,7%), Kinh (39,3%). Tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 của xã khá cao 47,72%[27].

Xã có địa hình phức tạp, sơng suối, hồ đập, núi, đồi xen kẽ lẫn nhau tạo nên nhiều thung lũng. Trong đó, địa hình đồi thoải chiếm 70% diện tích tự nhiên, địa hình đồi núi thấp chiếm 15% và địa hình thung lũng chiếm 15%[27]. Xã phát triển kinh tế nông lâm nghiệp là chính, lao động nơng lâm nghiệp chiếm 90%, cịn lại là các nghề phụ, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ[27,28,29].

36

Hệ thống đường giao thông của xã có 60,7 km, trong đó 25 km là đường trục xã và liên xã đã được nhựa hóa, cịn lại là đường trục thơn, xóm đều là đường đất. Hiện tại 10/11 thơn trong xã đã có điện, thơn Thác Làng chưa có. Xã có 01 trường Trung học cơ sở, 01 trường tiểu học, có trường mầm non chia làm 2 khu. Năm 2012 xã thành lập 01 trường Trung học phổ thông Cầm Bá Thước. Hiện nay, các học sinh tiểu học và Trung học cơ sở trong độ tuổi đi học đều được đến trường. Chợ đã được xây tại thôn Công Thương nhưng chưa hoạt động được[27,28,29]

.

b) Xã Lương Sơn

Lương Sơn nằm phía Tây Bắc của Huyện Thường Xuân, cách trung tâm huyện thường xuân 13 km và cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 65 km. Tổng diện tích tự nhiên tồn xã là 8.174 ha. Dân số xã cuối năm 2011 là 8.116 người, trong đó dân tộc thái chiếm 42,71%, Kinh chiếm 44,39% và Mường là 12,9%. Tỷ lệ hộ nghèo hiện nay là 41,95%[30].

Khác với Vạn Xuân, Lương Sơn là xã vùng địa hình đồi núi thấp, bằng phẳng hơn Vạn Xuân, các đồi núi thấp độ cao trung bình từ 150 - 200m, độ dốc trung bình từ 15 - 200

. Lương Sơn cũng là xã miền núi lấy sản xuất nông lâm nghiệp là chính, lao động nơng lâm nghiệp chiếm 80%, thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 13% và còn lại là thương mại, dịch vụ chiếm 7%[30].

Hệ thống đường giao thơng của xã gồm 68 km trong đó: đường xã và liên xã là 47,6 km nhưng chỉ có 8,2 km đã được nhựa hóa, cịn lại là đường trục thơn xóm đa số vẫn là đường đất, chỉ có 2,2 km đã được bê tơng hóa. Về hệ thống điện, tồn xã có 6 trạm biến áp phục vụ được cho 5 thôn, riêng thôn Ngọc Thượng đang phải mua điện của Lang Chánh với giá cao. Tỷ lệ hộ dùng điện đạt 100% tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng điện. Để đảm bảo phục vụ điện cho nhu cầu tiêu dùng và phục vụ sản xuất cần phải nâng cấp và làm mới hệ thống cấp điện[30,31,32]

. Xã có 01 trường mầm non, 01 trường tiểu học chia ra 2 điểm trường tại thôn Ngọc Sơn và Lương Thịnh, 01 trường THCS. Các học sinh tiểu học và THCS trong độ tuổi đi học đều đi học đầy đủ. Lương Sơn có một khu chợ rộng 2.000 m2, làm bằng tranh, tre, nứa, lá. Đây là nơi giao lưu buôn bán các mặt hàng nông sản của vùng và các mặt hàng thiết yếu phục cho cuộc sống người dân địa phương[30,31,32].

37

2.2 ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN VỐN SINH KẾ CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp sinh kế bền vững cho cộng đồng ở khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)