Giải pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp sinh kế bền vững cho cộng đồng ở khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa (Trang 103 - 126)

1. 2.1 Trên thế giới

3.2 GIẢI PHÁP SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỀ XUẤT CHO CỘNG ĐỒNG DÂN

3.2.2 Giải pháp kỹ thuật

Cải thiện điều kiện các hoạt động sinh kế tạo cơ hội cho người dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Ở các xã trong khu vực nghiên cứu, cộng đồng địa phương sống chung với rừng và tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên rừng qua nhiều thế hệ, rừng khơng chỉ là điều kiện tài ngun mà cịn gắn với tập tục văn hóa địa phương. Do đó, muốn phát triển SKBV, cần phải cải thiện các hoạt động sinh kế, trong đó cần lưu ý đặc biệt đến đặc điểm trên. Phát triển các hoạt động sinh kế phải gắn với các lợi thế tự thân của cộng đồng dân cư ở KBT, đó là nguồn lợi tự nhiên về rừng và đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, cần đảm bảo sự bền vững trong khai thác các tài nguyên này.

1/ Sản xuất trồng trọt

Trên cơ sở phân tích các khó khăn, thuận lợi trong hoạt động sản xuất trồng trọt ở phần 3.2.2.1, một số giải pháp kỹ thuật đề xuất để giải quyết vấn đề này như sau:

- Chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng có năng suất cao, kết hợp thâm canh tăng năng suất để đáp ứng nhu cầu lương thực cho nhu cầu nội vùng.

- Nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ đất, đồng thời chuyển giao cho họ những kỹ thuật cải tạo đất.

- Hiện nay, mía là cây trồng có khả năng đem lại lợi nhuận cao cho người nơng dân. Hơn nữa, đầu ra cho sản phẩm có thể đảm bảo nếu hợp đồng được với Cơng ty mía nên có thể mở rộng phát triển cây mía lên các xã vùng địa hình cao như Yên Nhân, Bát Mọt, Vạn Xuân.

2/ Sản xuất chăn nuôi

Định hướng phát triển chăn nuôi phải được dựa trên tiềm năng của mỗi tiểu vùng. Tiểu vùng địa hình cao của khu vực nghiên cứu có lợi thế trong phát triển chăn ni gia súc lớn như trâu, bị hơn các xã tiểu vùng thấp. Ngược lại các xã tiểu

96

vùng thấp lại có lợi thế trong phát triển chăn nuôi gia súc nhỏ và gia cầm hơn. Một số định hướng phát triển chăn nuôi cho các xã trong vùng như sau:

- Về công tác thú y: Đào tạo mới và nâng cấp đội ngũ thú y hiện có, đồng thời

hình thành, phát triển dịch vụ thú y, đặc biệt là các xã địa hình cao cịn nhiều khó khăn trong vấn đề này. Đặc biệt, chú ý nâng cao ý thức phịng dịch và trình độ thú y cơ bản cho người dân để họ có thể phịng và trừ một số bệnh thơng thường trong chăn nuôi.

- Về thức ăn và chuồng trại chăn nuôi: Quy hoạch bãi chăn thả cho gia súc.

Thử nghiệm trồng cỏ trên các diện tích đất có thể tận dụng cũng như tăng cường dự trữ các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp cho chăn ni trâu, bị, dê để tăng năng suất. Tập huấn kỹ thuật phối chế, dự trữ nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương cho chăn ni lợn. Xây dựng mơ hình chuồng trại chăn ni đúng kỹ thuật, hợp vệ sinh và có khả năng tránh rét tốt. Việc này cần sự phối hợp chặt chẽ của hệ thống khuyến nông huyện và các xã để triển khai các lớp tập huấn trực tiếp tại các thôn, bản về các kỹ thuật này.

- Phát triển các đối tượng nuôi mới, đặc biệt là các lồi vật ni có giá trị kinh

tế nhưng kỹ thuật ni và chăm sóc khơng q phức tạp.

3/ Sản xuất lâm nghiệp

Định hướng phát triển lâm nghiệp trong thời gian tới như sau:

1) Tiếp tục thực hiện các chương trình trồng rừng theo hỗ trợ của Nhà nước, nhưng trong thời gian 1-3 năm đầu có thể hướng dẫn người dân tiến hành trồng xen canh cây nông nghiệp phù hợp để đảm bảo nhu cầu lương thực, lấy ngắn ni dài;

2) Về lâu dài, có thể phát triển các mơ hình nơng - lâm kết hợp trên đất dốc với những loại cây phù hợp có giá trị kinh tế cao, đảm bảo trồng rừng vừa cho thu hoạch từ các sản phẩm nông nghiệp

3) Nâng cao vai trị của chính quyền địa phương trong việc giúp người dân nắm bắt thông tin về đầu ra, nhu cầu và giá cả thị trường, giảm tình trạng người dân bị ép giá với những sản phẩm lâm nghiệp mà họ làm ra.

4) Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích từ các tài nguyên rừng thích hợp, đặc biệt là nhóm lâm sản phụ cho người dân

97

4/ Giải pháp cho các hoạt động phi nông nghiệp

- Đối với các ngành nghề thủ công và dịch vụ

Để phát triển các ngành nghề dịch vụ của các xã ở KBT Xuân Liên cần hỗ trợ cho các đồi mối trung gian để họ tìm kiếm và mở rộng thị trường. Trên cơ sở đó mở rộng hoặc khơi phục các ngành nghề truyền thống đã có ở địa phương như: thêu thổ cẩm của người Thái, làm nón, mây tre đan, mộc,... để tận dụng được lao động nhàn rỗi, nhất là phụ nữ.

Hỗ trợ cho các đồi mối trung gian để họ đầu tư, phát triển mở rộng quy mô các dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ đầu vào, đáp ứng nhu cầu sản xuất của vùng, đồng thời tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho họ.

- Đối với hoạt động làm thuê

Lao động xuất khẩu đã và đang trở thành một trong những chiến lược sinh kế tại địa phương. Vai trị của nó khơng chỉ là tạo việc làm mà còn tạo ra ảnh hưởng dây truyền quan trọng, tạo vốn cho một số hoạt động khác ở địa phương. Tuy nhiên, hạn chế của người dân để tiếp cận được với hoạt động này là các khó khăn về vốn, ngoại ngữ, về văn hóa và phong tục tập quán. Do đó, cần nâng cao vai trò của trung tâm xúc tiến xuất khẩu lao động tại huyện để giúp những người dân vượt qua khó khăn và thực hiện được hoạt động này.

Cần xác định lại nhu cầu kỹ năng tay nghề đối với người lao động di cư (cả xuất khẩu và làm thuê tại địa phương) để có thể đào tạo nghề cho họ trước khi di cư. Cần khảo sát cụ thể về nhu cầu, những kỹ năng và thời gian đào tạo để thiết kế các chương trình đào tạo cho phù hợp.

5/ Hoạt động khai thác tài nguyên tự nhiên ở KBT Xuân Liên

Các tài nguyên ở KBT Xuân Liên vốn gắn bó với cộng đồng địa phương qua nhiều thế hệ, là nguồn lợi giúp họ đáp ứng nhu cầu gia đình và nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, quyền tiếp cận của họ với tài nguyên này bị hạn chế bởi sự thành lập KBT và tạo ra mâu thuẫn giữa lợi ích cộng đồng và việc bảo tồn tài nguyên, khiến cho tài nguyên sinh vật vẫn bị suy giảm. Do đó, để hướng tới sự phát triển bền vững trong sinh kế của cộng đồng cần điều hịa mối quan hệ này thơng qua các cơ chế chia sẻ lợi ích của người dân và của KBT.

98

Thực tế, KBT Xuân Liên đã tiến hành một số hoạt động chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương trong khai thác các loại lâm sản phụ và quy hoạch các bãi chăn thả gia súc. Điều này tạo ra cơ sở pháp lý cho người dân khai thác hợp pháp các tài nguyên của KBT nhưng họ phải có trách nhiệm gìn giữ các nguồn tài nguyên đó để sử dụng bền vững, lâu dài. Tuy nhiên, việc làm này mới chỉ được tiến hành thí điểm mơ hình ở một số thơn, bản giáp ranh KBT. Trong tương lai, nhân rộng mơ hình là điều cần thiết để chia sẻ lợi ích với cộng đồng, nhưng trước tiên cần phải ưu tiên cho các thôn, bản giáp ranh KBT ở những xã tiểu vùng địa hình cao, đời sống người dân khó khăn, phụ thuộc nhiều vào vốn rừng.

Khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên ở KBT là kế hoạch sẽ triển khai trong thời gian tới của KBT Xuân Liên. Tạo điều kiện để người dân tham gia vào hoạt động này sẽ giúp người dân cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập, đồng thời giúp họ nâng cao hiểu biết về giá trị của các tài nguyên tự nhiên ở nơi sống của cộng đồng họ. Tuy nhiên, để làm được việc này cần nâng cao năng lực cũng như hiểu biết của họ về hoạt động sinh kế mới này thơng qua các chương trình đào tạo, phổ biến kiến thức.

99

KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu, luận văn rút ra một số kết luận sau:

1. Sinh kế truyền thống và một phần đời sống vật chất, đời sống tâm linh của dân cư vùng đệm gắn chặt với vốn rừng của KBT, do đó muốn tạo lập SKBV thì phải giải quyết mối quan hệ hữu cơ con người - thiên nhiên giữa cộng đồng dân cư địa phương và KBT.

2. Các nguồn vốn sinh kế trong ngũ giác tài sản sinh kế của HGĐ các xã ở KBTTN Xuân Liên nhìn chung đều ở mức trung bình thấp, chưa tạo được tiền đề mạnh cho phát triển kinh tế HGĐ. Trong đó, thấp nhất là 2 xã Yên Nhân, Bát Mọt, sau đó đến Vạn Xuân. Ba xã này cũng là những xã có tác động lớn nhất lên tài nguyên của KBT. Do đó, các xã này cần được ưu tiên để cải thiện các nguồn vốn sinh kế trước các xã còn lại.

2.1. Để phát triển SKBV cho dân cư các xã ở KBT Xuân Liên, các nguồn vốn sinh kế đều cần được cải thiện. Tuy nhiên, nguồn vốn con người và tài chính là 2 nguồn vốn quan trọng, cải thiện 2 nguồn vốn này sẽ là tiền đề để cải thiện các nguồn vốn cịn lại, do đó cần được ưu tiên để cải thiện trước.

- Để cải thiện nguồn vốn con người cho cộng đồng dân cư vùng đệm, điều cần thiết là phải tăng cường năng lực cho cán bộ và người dân thơng qua các hình thức đào tạo, tập huấn.

- Để cải thiện nguồn vốn tài chính, điều cần thiết là hỗ trợ vốn sản xuất cho người dân qua các kênh thu hút khác nhau. Đồng thời giúp họ đa dạng hóa sinh kế để nâng cao thu nhập.

2.2. Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cán bộ chính quyền địa phương, đặc biệt ở các xã tiểu vùng địa hình cao (Bát Mọt, Yên Nhân, Vạn Xuân) là cần thiết để cải thiện nguồn vốn về điều kiện kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho HGĐ phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

2.3. Tài nguyên đất, sinh vật và cảnh quan là lợi thế trong điều kiện tự nhiên của cộng đồng dân cư ở KBT Xuân Liên. Do đó, phát triển các hoạt động sinh kế gắn với khai thác hiệu quả, bền vững các tài nguyên này là điều cần thiết để tận dụng lợi thế, đảm bảo sử dụng bền vững tài nguyên và phát triển SKBV.

100

3. Các hoạt động sinh kế ở KBT Xuân Liên khá đa dạng, gồm: sản xuất nông nghiệp, khai thác tài nguyên KBT và một số hoạt động phi nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp là hoạt động sinh kế chính mang lại thu nhập cho HGĐ. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở dạng quảng canh hoặc bán thâm canh. Hoạt động phi nông nghiệp chưa phát triển. Phát huy các lợi thế và khắc phục các khó khăn trong các hoạt động này là việc cần làm để cải thiện hoạt động sinh kế, giúp người dân nâng cao thu nhập.

3.1. Đối với sản xuất trồng trọt cần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng (đặc biệt các loại cây có giá trị kinh tế, chẳng hạn như mía), tăng cường sử dụng giống mới năng suất cao, cải tạo đất để nâng cao năng suất, sản lượng lương thực đáp ứng nhu cầu nội địa.

3.2 Sản xuất chăn nuôi phải được phát triển dựa trên tiềm năng của mỗi tiểu vùng. Tiểu vùng địa hình cao của khu vực nghiên cứu ưu tiên phát triển chăn nuôi đại gia súc, tiểu vùng thấp ưu tiên phát triển gia súc nhỏ và gia cầm. Tăng cường công tác thú y, kiến thức, kỹ thuật về chăn nuôi và xây dựng chuồng trại là điều cần thiết để phát triển hoạt động này cho cộng đồng dân cư ở KBT Xuân Liên.

3.3 Về sản xuất lâm nghiệp, tiếp tục thực hiện các chương trình trồng rừng, phát triển các mơ hình nơng lâm kết hợp, nâng cao kiến thức thị trường đầu ra sản phẩm và xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích từ các tài nguyên rừng cho người dân là định hướng để cải thiện hoạt động này.

3.4 Đối với các hoạt động phi nông nghiệp, hỗ trợ các các đồi mối trung gian để họ tìm kiếm và mở rộng thị trường cho phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống của địa phương nhằm tận dụng lao động nhàn rỗi trong các HGĐ. Hỗ trợ các các đồi mối trung gian phát triển, mở rộng quy mô cung ứng các dịch vụ đầu vào cho sản xuất. Nâng cao vai trò của trung tâm xúc tiến xuất khẩu lao động tại huyện để giúp những người dân vượt qua khó khăn, có cơ hội xuất khẩu lao động, tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho HGĐ, từ đó cải thiện điều kiện sinh kế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Chính phủ Việt Nam (2008), Luật Đa dạng sinh học Việt Nam 2008.

2. Ban quản lý KBTTN Xuân Liên (2012), Thỏa thuận cơ chế chia sẻ lợi ích:

về việc quản lý vùng đồng cỏ và chăn thả gia súc tại khu chăn thả cố định; về quản lý, sử dụng một số loại Lâm sản ngoài gỗ trong phân khu phục hồi sinh thái, Thanh Hóa.

3. Ban quản lý KBTTN Xuân Liên (2008), Báo cáo kết quả thực hiện gói thầu:

“Tổ chức điều tra về kinh tế - xã hội để xây dựng các yêu cầu hiện tại đối với các sản phẩm rừng trong vùng đệm, đặc biệt là đối với 11 thôn nằm sát ranh giới Khu bảo tồn”.

4. Ban quản lý KBTTN Xuân Liên (2009), Đánh giá nhu cầu bảo tồn KBTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam, mới được cập nhật thêm năm 2011.

5. Ban quản lý KBTTN Xuân Liên (2011), Báo cáo tham vấn xã hội KBTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

6. Ban quản lý KBTTN Xuân Liên (2011), Tăng cường năng lực quản lý và

thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích nhằm đẩy mạnh cơng tác bảo tồn đa dạng sinh học tại KBTTN Xuân Liên, Dự án trình Quỹ bảo tồn Việt Nam, đã được

phê duyệt.

7. Ban quản lý KBTTN Xuân Liên (2009), Kế hoạch quản lý điều hành KBTTN

Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam (giai đoạn 2009-2013).

8. Ban quản lý KBTTN Xuân Liên (2012), Số liệu tổng hợp 5 xã vùng đệm KBTTN Xuân Liên.

9. Dự án giảm nghèo Việt Nam giai đoạn 2 (2009), Nghiên cứu sinh kế: Dự án

giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2.

10. Dự án Quản lý tổng hợp các hoạt động đầm phá IMOLA - Huế (2006), Cẩm

nang phương pháp đánh giá nơng thơn và phân tích sinh kế bền vững: Khái niệm và ứng dụng (Bản dịch), Tài liệu xuất bản của Dự Án IMOLA.

11. Đinh Đức Thuận và nhóm nghiên cứu trường Đại học Lâm nghiệp (2005),

Lâm nghiệp, giảm nghèo và sinh kế ở nông thôn ở Việt Nam, Đề tài nghiên

cứu thuộc Chương trình Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp và đối tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

12. Emily A Schultz- Robert H. Lavenda (2001), Nhân học, một quan

điểm về tình trạng nhân sinh, Bản tiếng Việt, NXB Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

13. Grant Evans (chủ biên) (2001), Bức khảm văn hóa Châu Á (tiếp cận nhân học, Bản tiếng Việt, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

14. Hoàng Mạnh Quân, Hoàng Thị Sen, Trương Quang Hoàng (2005), Thực trạng quản lý rừng và ảnh hưởng của nó đến sinh kế người dân miền núi Thừa Thiên Huế (Trường hợp xã Phú Vinh , huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế,

Đề tài nghiên cứu của Trung tâm phát triển nông thôn Miền Trung, Đại học Nông Lâm Huế.

15. IUCN Việt Nam (2008), Hướng dẫn quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên: Một

số kinh nghiệm và bài học quốc tế, IUCN Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.

16. Lê Diên Dực (2012), Vai trò của cộng đồng trong phát triển và bảo tồn đa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp sinh kế bền vững cho cộng đồng ở khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên, tỉnh thanh hóa (Trang 103 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)