KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất nông nghiệp huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 116 - 118)

1 Đất nông nghiệp NNP 2976.56 2988,58 2

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận:

1. Kết luận:

Qua nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất nông nghiệp huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội” chúng tơi rút ra một số kết luận như sau:

Việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai nói chung, đất nơng nghiệp nói riêng được Huyện tổ chức, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đất đai.

Huyện đã cơ bản hồn thành cơng tác giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đạt 91,1%. Công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Huyện đã đạt được những thành tựu đáng kể, bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh lớn bằng hình thức cho thuê đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Sản xuất nông nghiệp hiện nay cũng như sau này vẫn là ngành cho thu nhập chính đối với đời sống của nhân dân trên địa bàn Huyện và đóng góp khơng nhỏ trong cơ cấu kinh tế của huyện Ba Vì. Cùng với quy hoạch nông thôn mới, Huyện đã và đang thực hiện công tác dồn điền đổi thửa đối với đất trồng cây hàng năm, đây là chính sách đúng đắn, nhằm hạn chế sử dụng đất manh mún, tổ chức lại đồng ruộng, hình thành các vùng chuyên canh tập trung và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng nóa nơng nghiệp.

Tuy nhiên cơng tác quản lý, sử dụng đất nơng nghiệp của Huyện cịn gặp nhiều khó khăn và có những hạn chế nhất định:

+ Hệ thống hồ sơ địa chính phục vụ cho công tác quản lý sử dụng đất cũ, nát, bản đồ đo vẽ đã lâu, không đủ phê duyệt của các cấp có thẩm quyền, thiếu, biến động nhiều chưa được chỉnh lý kịp thời, giá trị pháp lý không cao.

+ Công tác quy hoạch sử dụng đất có nhiều tiêu chí đưa ra khơng phù hợp, chưa sát với thực tế, chưa đánh giá kỹ tiềm năng đất đai để có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý.

+ Công tác giao đất lâm nghiệp không được chú trọng quan tâm ngay từ bước đầu ảnh hưởng đến công tác quản lý sử dụng đất đặc biệt là công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp. Tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp rất thấp, đạt 4,6% dẫn đến tình trạng lấn, chiếm, tự chuyển mục đích sử dụng đất trái phép.

+ Công tác thu hồi, bồi thường đất còn nhiều bất cập, tiến độ thực hiện chậm. + Một số nông, lâm trường buông lỏng quản lý; sự phối kết hợp giữa cơ quan

Huyện và các nông, lâm trường chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng sử dụng đất sai mục đích, chuyển nhượng đất giao khốn trái phép. Một số nông, lâm trường sử dụng đất không hiệu quả, để đất hoang hóa, tự chuyển mục đích và giao đất ở cho cán bộ trong nông, lâm trường trái với quy định của pháp luật đất đai hiện hành.

Các giải pháp trong luận văn đưa ra dựa trên tình hình thực tiễn tại địa phương, được đề xuất trên cơ sở phát huy những điểm tích cực và hạn chế những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp của huyện. Thực hiện các giải pháp này sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì được chặt chẽ và hiệu quả hơn.

2. Kiến nghị:

UBND thành phố Hà Nội cần hoàn thiện hệ thống văn bản về đất đai, các chính sách về bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất nơng nghiệp. Bổ sung kinh phí cho các mục tiêu phát triển nông nghiệp của huyện nhằm đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nơng nghiệp tại địa phương, nghiên cứu cơ chế chính sách đặc thù trong quản lý sử dụng đất nông nghiệp đối với huyện Ba Vì. Quan tâm tạo điều kiện giúp Huyện đo đạc bản đồ địa chính chính quy, lập hồ sơ địa chính, đây là một trong khâu quyết định công tác quản lý, sử dụng đất của huyện Ba Vì.

Huyện Ba Vì cần quản lý chặt chẽ công tác quy hoạch sử dụng đất, và các quy hoạch khác trên địa bàn, xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm, hợp lý, bên cạnh đó cần:

- Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật đến các tầng lớp nhân dân, các tổ chức sử dụng đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân, tổ chức, có như vậy mới hạn chế vi phạm pháp luật về đất đai.

- Củng cố, hoàn thiện bộ máy tổ chức của các ngành, đặc biệt là cấp cở sở, thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ chun mơn về quản lý đất đai, cán bộ làm công tác khuyến nông ở cơ sở để có đủ năng lực, trình độ thực hiện nhiệm vụ.

- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ nông dân để sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Chỉ đạo các ban, ngành chức năng nghiên cứu, triển khai, thực hiện các giải pháp đề xuất trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất nông nghiệp huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)