Luật Đất đai năm 1993.
Hệ thống pháp luật về đất đai thời kỳ này đã đánh dấu một mốc quan trọng về sự đổi mới chính sách đất đai của Nhà nước ta đối với những thay đổi quan trọng như: Đất đai được khẳng định là có giá trị; ruộng đất nông, lâm nghiệp được giao ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân; người sử dụng đất được hưởng các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất... tuy nhiên quyền chuyển nhượng đất nông nghiệp, lâm nghiệp bị hạn chế, chỉ được thực hiện khi:
- Chuyển đi nơi khác;
- Chuyển sang làm nghề khác;
- Khơng cịn khả năng trực tiếp lao động.
Luật Đất đai năm 1993 cũng quy định 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai tại Điều 13:
- Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ địa chính; - Quy hoạch và kế hoạch hóa việc sử dụng đất;
- Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
- Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất;
- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất;
- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai [13].
cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích nơng nghiệp: Đất nơng nghiệp giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp bao gồm đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất có mặt nước ni trồng thủy sản, các loại đất này gồm cả đất làm kinh tế gia đình trước đây hợp tác xã, đất vườn, đất xâm canh, đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hóa được xác định để sản xuất nông nghiệp (Điều 2 Quy định kèm theo Nghị định số 64/CP); Thời hạn giao đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản là 20 năm; để trồng cây lâu năm là 50 năm.
Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp: Nhà nước giao đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên, có rừng trồng bằng vốn của nhà nước cho tổ chức theo luận chứng kinh tế kỹ thuật, dự án quản lý, xây dựng khu rừng được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, cho hộ gia đình, theo phương án quản lý, sử dụng rừng được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, để bảo vệ, phát triển và sử dụng ổn định, lâu dài theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước. Nhà nước giao đất lâm nghiệp chưa có rừng, giao đất vùng khoanh nuôi bảo vệ thảm thực vật và có chính sách đầu tư, hỗ trợ hợp lý để tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp theo quy hoạch của nhà nước và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đất lâm nghiệp được quy hoạch rừng đặc dụng gồm: Vườn quốc gia; khu rừng bảo tồn thiên nhiên; khu rừng văn hóa – xã hội, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, nghiên cứu thí nghiệm. Ban quản lý các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên có trách nhiệm, quản lý và bảo vệ các khu vườn đó. Các khu rừng văn hóa – xã hội, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, nghiên cứu thí nghiệm thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập thì giao cho ban quản lý các cơng trình này quản lý theo quy định của pháp luật [20].
1.2.2. Những quy định pháp lý về quản lý sử dụng đất nông nghiệp theo
Luật Đất đai năm 2003.
Ngày 26/11/2003 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XI đã thơng qua Luật Đất đai năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004. Luật Đất đai 2003 và hệ thống pháp luật về đất đai sau này đã vận dụng cũng như kế thừa những chính sách mang tính đổi mới, tiến bộ của hệ thống pháp luật đất đai trước đây đồng thời tiếp thu, đón đầu những chính sách pháp luật đất đai tiên tiến, hiện đại, phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, chính trị của đất nước.
Tại Điều 6 Luật Đất đai 2003 quy định 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính;
3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; 6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
7. Thống kê, kiểm kê đất đai; 8. Quản lý tài chính về đất đai;
9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản; 10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; 11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai [14].
Ngoài ra Luật Đất đai 2003 cũng quy định từng đối tượng, loại hình sử dụng đất nơng nghiệp:
* Đất nơng nghiệp do hộ gia đình cá nhân sử dụng bao gồm đất nông nghiệp được Nhà nước giao, cho thuê; do thuê quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác; do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật (Điều 71).
* Doanh nghiệp nhà nước đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng thủy sản, làm muối trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 phải chuyển sang thuê đất hoặc được giao đất có thu tiền sử dụng đất. Tổ chức được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp nuôi trông thủy sản, làm muối nhưng không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích hoặc sử dụng khơng có hiệu quả thì Nhà nước thu hồi đất để giao cho địa phương đưa vào sử dụng theo quy định (Điều 73).
* Đất nơng nghiệp sử dụng vào mục đích cơng ích: Căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, mỗi xã, phường, thị trấn được lập quỹ đất nơng nghiệp sử dụng vào mục đích cơng ích khơng q 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho các nhu cầu cơng ích của địa phương. Đối với nơi đã để lại quỹ đất nơng nghiệp sử dụng vào mục đích cơng ích vượt quá 5% thì diện tích ngồi mức 5% được sử dụng để xây dựng hoặc bồi thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các cơng trình cơng cộng của địa phương; giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nuôi trồng thủy sản tại địa phương chưa được giao đất (Điều 72).
Cùng với Luật Đất đai năm 2003, Nhà nước đã ban hành các Nghị định, Thông tư, Chỉ thị, Nghị quyết... đã tạo ra một hành lang pháp lý cho cơng tác quản lý đất đai nói chung, đất nơng nghiệp nói riêng. Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai được đánh giá là tương đối hoàn chỉnh với những nội dung quy định cụ thể như: xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; về phương pháp xác định giá và khung giá các loại đất; về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; về thu tiền sử dụng đất; về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính; hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; sắp xếp, đổi mới và phát triển các nông, lâm trường quốc doanh...
Khuyến khích việc sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả, Chính phủ ban hành văn bản để miễn thuế đất nông nghiệp, cụ thể:
* Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong hạn mức đối với:
+ Hộ gia đình, cá nhân nơng dân được Nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp (kể cả đất được thừa kế, cho tặng, nhận chuyển quyền sử dụng đất);
+ Hộ gia đình, cá nhân là xã viên Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp nhận đất giao khoán ổn định của Hợp tác xã để sản xuất nơng nghiệp;
+ Hộ gia đình, cá nhân là nơng trường viên, lâm trường viên nhận đất giao khốn ổn định của Nơng trường, Lâm trường để sản xuất nơng nghiệp;
+ Hộ gia đình, cá nhân sản xuất nơng nghiệp có quyền sử dụng đất nơng nghiệp góp ruộng đất của mình để thành lập Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã.
Hạn mức đất sản xuất nông nghiệp của từng loại đất, từng vùng để tính miễn thuế cho các đối tượng quy định ở trên được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
* Miễn thuế sử dụng đất nơng nghiệp trên tồn bộ diện tích đất sản xuất nơng nghiệp đối với hộ nghèo, hộ sản xuất nông nghiệp ở các xã đặc biệt khó khăn.
Xã đặc biệt khó khăn là các xã đã được xác định cụ thể trong Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ.
Chuẩn hộ nghèo trong phạm vi cả nước thực hiện theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
* Đối tượng được giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp
Giảm 50% số thuế sử dụng đất nông nghiệp ghi thu hàng năm đối với diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các đối tượng không thuộc diện được miễn thuế quy định tại Điều 1 Nghị định số 129/2003/NĐ-CP gồm:
+ Các tổ chức kinh tế; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang và các đơn vị hành chính, sự nghiệp đang quản lý sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp (kể cả diện tích đất sản xuất nơng nghiệp của các tổ chức đang quản lý nhưng giao cho tổ chức, cá nhân khác nhận thầu theo hợp đồng để sản xuất nơng nghiệp).
+ Hộ gia đình, cá nhân khơng thuộc diện được Nhà nước giao đất sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai nhưng có đất do được thừa kế, cho tặng, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đất khai hoang phục hóa để sản xuất nơng nghiệp.
+ Hộ nông dân, hộ xã viên Hợp tác xã, hộ nông, lâm trường viên nhận đất giao khoán ổn định của Hợp tác xã, của Nông trường, Lâm trường để sản xuất nông nghiệp và hộ sản xuất nông nghiệp khác có diện tích đất sản xuất nơng nghiệp vượt hạn mức [21].
Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai. Đây được coi là Nghị định mang tính đột phá, giải quyết được nhiều tồn tại, bất cập trong quá trình quản lý sử dụng đất.
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng thì vai trị của nơng nghiệp, nơng dân và nơng thôn đã được nâng lên một tầm cao mới. Theo chủ trường thì việc phát triển nơng nghiệp đã được Nhà nước hỗ trợ tích cực về mọi mặt, đặc biệt là giao thơng và thuỷ lợi. Trong q trình thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân và nơng thơn, các địa phương đã tích cực
thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới, nhất là lồng ghép các chương trình, dự án, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất hàng hoá trong đó cơng tác dồn điền đổi thửa đất nơng nghiệp nhằm tạo điều kiện để sản xuất tập trung, hạn chế sử dụng đất manh mún đã và đang thực hiện trên phạm vi cả nước, được sự đồng thuận của đông đảo người dân địa phương bởi nó phù hợp với thực tế, hợp lịng dân.
Để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, ngày 11/5/2012 Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2012/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng đất lúa do đó hạn chế tối đa việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nơng nghiệp; khuyến khích việc khai hoang mở rộng diện tích đất trồng lúa, cải tạo đất lúa khác thành đất chuyên trồng lúa nước. Đất chuyên trồng lúa nước phải được bảo vệ nghiêm ngặt trong kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.