4. Các kết quả thu đƣợc của luận văn
3.1 Các vùng nguồn sinh chấn ảnh hƣởng tới an toàn NMĐHN Ninh Thuận 2
3.1.2 Các vùng nguồn trong bán kính 40km tính từ vị trí nhà máy
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi sử dụng một số hệ thống đứt gãy đã đƣợc đề cập trong các tài liệu của chuyên gia Việt Nam cũng nhƣ các Tƣ vấn Nhật Bản và Nga, trong phạm vi bán kính 40 km tính từ địa điểm xây dựng gồm các đứt gãy phía Đơng núi Bầu, đứt gãy phía Bắc núi Hịn Ơng và bờ phải đứt gãy Sông Rừa, v.v…, mà theo đánh giá của một số chuyên gia thì hoạt động của chúng từ 10.000 năm trƣớc đây trong quá khứ là khó có thể phủ nhận. Tuy nhiên, xem xét trên quan điểm an toàn hạt nhân đối với địa điểm NMĐHN Ninh Thuận 2, chúng tôi cho rằng chỉ đứt gãy phía Đơng núi Hịn Gió là một đứt gãy có dấu hiệu hoạt động từ Pleitocene muộn theo nhƣ nhận định của các chuyên gia Nhật Bản có thể xem là vùng nguồn là đứt gãy hoạt động và là các nguồn phát sinh động đất kịch bản. Ngoài ra, trong khu vực xung quanh địa điểm, các nghiên cứu trƣớc đây của các nhà khoa học địa chất Việt Nam cho rằng có sự tồn tại của đới đứt gãy trên biển theo phƣơng á kinh tuyến là đới đứt gãy Thuận Hải – Minh Hải cũng đƣợc chúng tôi xem xét đánh giá trong khn khổ luận văn này. (Hình 3.3)
Hình 3.3: Đặc trƣng địa mạo kiến tạo quanh đứt gãy Đơng Hịn Gió
Dựa trên các kết quả khảo sát địa chất đã đƣợc công bố, chúng tôi xác định giá trị độ lớn động đất cực đại dự báo Mmax cho mỗi vùng nguồn chấn động làm kịch bản tính tốn giá trị rung động nền cực đại MCE có thể xảy ra tại địa điểm xây dựng nhà máy.
Đứt gãy theo phƣơng kinh tuyến 109 có chiều dài lớn nhất, đƣợc xếp vào loại đứt gãy bậc 1 (Hình 3.2), có khả năng gây ra động đất có độ lớn cực đại M= 6.5
÷ 6.9, tuy nhiên, chúng tơi thấy rằng trên lãnh thổ Việt Nam, tại khu vực có hoạt động địa chấn tích cực nhất ở vùng Tây Bắc, các giá trị động đất quan sát đƣợc và động đất cực đại dự báo ln có độ lớn M ≤ 7, nên chúng tôi sử dụng giá trị Mw = 6,5 đối với vùng nguồn đới đứt gãy theo phƣơng kinh tuyến 109.
Hai vùng nguồn Tuy Hòa – Củ Chi và Thuận Hải – Minh Hải đƣợc xác định là các vùng nguồn có khả năng hoạt động nhƣ nhau, đây là các đới đứt gãy bậc 1, nên chúng tôi sử dụng giá trị độ lớn cực đại cho mỗi vùng nguồn là M = 6,0.
Trong 5 phân đoạn của đứt gãy Nha Trang – Tánh Linh, có 2 phân đoạn có khả năng phát sinh động đất, do đó, chúng tơi coi đây nhƣ một vùng nguồn có khả năng gây động đất ảnh hƣởng tới an toàn địa điểm. Dựa trên bản đồ địa chấn kiến tạo của khu vực (Hình 3), chúng tơi thấy rằng, đứt gãy Nha Trang – Tánh Linh thuộc loại đứt gãy cấp 3, có quy mơ nhỏ hơn đứt gãy Tuy Hịa – Củ Chi nên chúng tôi sử dụng giá trị độ lớn động đất cực đại cho vùng nguồn này là M = 5,5.
Đối với đứt gãy Đơng Hịn Gió, hiện nay qua hoạt động khảo sát của Tƣ vấn Nhật Bản, đới đứt gãy này bị gián đoạn thành 2 phần ngăn cách nhau bởi một vùng trũng có tên là thung lũng Trạm Bằng, qua các kết quả khảo sát địa vật lý, khảo sát lỗ khoan chỉ xác nhận đƣợc một đới dập vỡ nhỏ. Mặc dù Tƣ vấn Nhật Bản cho rằng đây là một đới đứt gãy, tuy nhiên tại các hội thảo khoa học, các nhà khoa học Việt Nam cho rằng đới Đơng Hịn Gió khơng phải là đứt gãy, nếu dựa trên quan điểm an toàn coi đây là một vùng nguồn sinh chấn thì đứt gãy này cũng chỉ là một đứt gãy rất nhỏ. Do đó chúng tơi lựa chọn giá trị độ lớn động đất cực đại cho vùng nguồn này là M = 5,0.
Các giá trị độ lớn động đất cực đại dự báo phát sinh trên mỗi vùng nguồn đƣợc cho bởi bảng sau:
Bảng 5: Các giá trị động đất cực đại trên mỗi vùng nguồn quanh địa điểm Ninh Thuận 2
- Đứt gãy 109 Mw = 6.5 - Đới đứt gãy Nha Trang – Tánh Linh Mw = 5.5 - Đới đứt gãy Tuy Hòa – Củ Chi Mw = 6.0 - Đới đứt gãy Thuận Hải – Minh Hải Mw = 6.0 - Đới đứt gãy Đơng Hịn Gió Mw = 5.0