Stt Loại đất Điều chỉnh quy hoạch lần 1 (phê duyệt tại Quyết định số 1208/QĐ- TTg ngày 6/11/2003) Điều chỉnh quy hoạch lần 2 (xét duyệt tại Nghị quyết số 09/2006/NQ- CP ngày 26/5/2006) Điều chỉnh quy hoạch lần 3 (xét duyệt tại Nghị quyết số 18/2008/NQ- CP ngày 11/8/2008) 1 Khu công nghiệp 1.788,5 2.407,0 5.347,0 2 Cụm công nghiệp 715,0 1.359,9 1.295,2 3 Công nghiệp rời 118,5 118,5 118,5
Biểu đồ 2.01. Thay đổi diện tích đất cơng nghiệp đến năm 2010 qua các lần điều chỉnh quy hoạch
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 Điều chỉnh quy hoạch lần 1 (phê
duyệt tại Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 6/11/2003) Điều chỉnh quy hoạch lần 2 (xét duyệt tại Nghị quyết số 09/2006/NQ-CP ngày 26/5/2006) Điều chỉnh quy hoạch lần 3 (xét duyệt tại Nghị quyết số 18/2008/NQ-CP ngày 11/8/2008)
Khu cơng nghiệp Cụm cơng nghiệp Cơng nghiệp rời Tổng diện tích
Qua việc lập Bảng 2.06 và Biểu đồ 2.01 chúng tôi nhận thấy trong các lần điều chỉnh quy hoạch, Tỉnh liên tục tăng diện tích đất cơng nghiệp, trong đó chú trọng tăng diện tích đất khu cơng nghiệp trong khi diện tích đất cụm cơng nghiệp có sự thay đổi khơng nhiều.
Biểu đồ 2.02. Tăng trƣởng tín dụng nội địa của Việt Nam qua các năm
Biểu đồ 2.03. Biến động vốn FDI và số dự án đầu tƣ tại Việt Nam qua các năm
(nguồn: Tổng cục Thống kê)
Chúng tôi thấy giai đoạn tỉnh Bắc Ninh điều chỉnh tăng diện tích quy hoạch đất cơng nghiệp cũng là giai đoạn tăng trưởng nóng của nền kinh tế khi tăng trưởng tín dụng nội địa cùng nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam liên tục tăng trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế.
Đối với công tác lập quy hoạch sử dụng đất của các KCN của Tỉnh giai đoạn 2004-2009: việc lập quy hoạch sử dụng đất do cơ quan tài nguyên môi trường thực hiện theo quy định tại Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; sau khi có Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì việc lập quy hoạch sử dụng đất của khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất được lồng ghép vào quy hoạch chi tiết xây dựng của các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất.
Tuy nhiên, việc thực hiện theo quy hoạch sử dụng đất của các KCN còn chậm, nhiều dự án đã đăng ký để thực hiện trong các khu kinh tế, nhưng thực hiện chậm, có dự án khơng triển khai được do thiếu vốn đầu tư.
Trong thu hút đầu tư, khai thác sử dụng đất các khu cơng nghiệp, khu kinh tế cịn nhiều bất cập, dẫn đến xảy ra tình trạng kéo dài trong việc cho thuê lại đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thực tế, có một số dự án đăng ký sử dụng đất với diện tích lớn nhưng triển khai xây dựng khơng đúng kế hoạch sử dụng đất, dự án đầu tư, khơng có kế hoạch cụ thể cho phần diện tích cịn lại, hay khơng đảm bảo thời gian đầu tư theo quy định. Nguyên nhân chính là do việc ưu đãi đầu tư thời gian đầu khơng tính tiền thuê đất và phí sử dụng hạ tầng.
Các khu CN được lập quá nhiều, chiếm diện tích đất khá lớn trong quỹ đất hạn hẹp của cả nước. Tuy nhiên, tổng diện tích đất đã cho thuê chỉ bằng 55,16% diện tích có thể cho th. Nhiều KCN thành lập nhiều năm mà chưa cho thuê được, có tỷ lệ lấp đầy thấp như Nam Sơn - Hạp Lĩnh đạt 0%, Quế Võ II đạt 9%, Thuận Thành III đạt 21,43% so với diện tích đã có quyết định thu hồi đất và giao đất...
Thiếu sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa quy hoạch tổng thể các khu, cụm CN với các quy hoạch liên quan khác trong quá trình xây dựng, trước hết là quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng lãnh thổ, quy hoạch hạ tầng, quy hoạch dân cư – đô thị, quy hoạch lao động…
Công tác quy hoạch tổng thể chưa đảm bảo tính “đi trước” do được xây dựng khá muộn, khi đã hình thành một loạt khu CN. Do mơ hình khu CN cịn khá mới mẻ nên suốt thời gian hơn 10 năm các khu CN đều được thành lập trên cơ sở các quyết định riêng biệt của Thủ tướng Chính phủ mà chưa có quy hoạch tổng thể. Chính vì vậy, quy hoạch tổng thể được xây dựng trước hết trên cơ sở hợp thức hóa sự tồn tại của những khu CN đã có hoặc đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về mặt chủ trương, chỉ bổ sung thêm một số khu mới.
Trong việc quy hoạch đất cụm cơng nghiệp thì việc quy hoạch đất cụm cơng nghiệp làng nghề đã được tỉnh Bắc Ninh quan tâm đúng mức. Bắc Ninh là một tỉnh có truyền thống làng nghề lâu đời với những nghề nổi tiếng như đồ gỗ mỹ nghệ, gốm sứ, giấy,...
Trong bài “Thực trạng QH cụm công nghiệp làng nghề tỉnh Bắc Ninh” của Nguyễn Thị Ngọc Lanh, Nguyễn Đình Bồng, Nguyễn Thanh Trà có nhận xét Bắc Ninh là một trong những tỉnh đi đầu trong cả nước thực hiện có hiệu quả việc quy hoạch và phát triển các cụm công nghiệp làng nghề. Đến nay tồn tỉnh đã hình thành được 21 cụm công nghiệp làng nghề với tổng diện tích 460,87 ha” Việc người dân vào các cụm công nghiệp làng nghề thuê đất để sản xuất đã góp phần cải thiện mơi trường, an tồn lao động, tăng ngân sách của địa phương.
Tuy nhiên khi điều tra tình hình sử dụng đất tại một số cụm công nghiệp làng nghề như Phong Khê, Châu Khê, Đồng Quang thì có trên 90% số hộ được hỏi nói rằng diện tích hiện tại không đáp ứng được nhu cầu sử dụng và muốn mở rộng thêm để mở rộng sản xuất, làm khó chứa vật liệu, thành phẩm,...
Bảng 2.07 : Tổng hợp kết quả sử dụng đất của một số cụm công nghiệp làng nghề của tỉnh Bắc Ninh
(Nguồn: Sở TN&MT tỉnh Bắc Ninh)
STT
Tên cụm công nghiệp làng nghề Diện tích (ha) Tỷ lệ lấp đầy (%) 1 CNNLN Phong Khê 2,8 100 2 CNN Dịch vụ thương mại Phong Khê 12,4 65 3 CNNLN Phú Lâm 16,2 90 4 CNNLN Châu Khê 13,5 100 5 CNNLN Đồng Quang 12,7 100
2.2.3. Đánh giá về việc quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa
của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2010
Hiện trạng đất trồng lúa năm 2000 của Tỉnh là 45.519,08 ha, theo QHSDĐ của Tỉnh được duyệt tại Nghị quyết số 18/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ (Điều chỉnh lần 3) thì chỉ tiêu đất trồng lúa đến năm 2010 là
ha đất trồng lúa sang các mục đích khác (chiếm 30,5% diện tích đất lúa hiện trạng) trong đó có 6.770 ha sang đất phi nông nghiệp (chủ yếu là đất công nghiệp, đất ở,...). Diện tích đất lúa bị chuyển mục đích theo quy hoạch là rất lớn.
Bảng 2.08: Diện tích đất nơng nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp (trong đó có đất trồng lúa) phân theo cấp huyện của QHSDĐ tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001 – 2010