Khái niệm triết học Mác-Lênin

Một phần của tài liệu Giáo trình Triết học Mác-Lênin: Phần 1 (Trang 49 - 50)

II. TRIẾT HỌC MÁ C LÊNIN VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘ

a. Khái niệm triết học Mác-Lênin

Triết học Mác - Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội và tư duy - thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các lực lượng xã hội tiến bộ trong nhận thức và cải tạo thế giới.

Triết học Mác - Lênin là triết học duy vật biện chứng theo nghĩa

rộng. Đó là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng cả về tự nhiên, xã hội và tư duy; là sự thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong triết học Mác - Lênin, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau. Với tư cách là chủ nghĩa duy vật, triết học Mác - Lênin là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết học - chủ nghĩa duy vật biện chứng. Với tư cách là phép biện chứng, triết học Mác - Lênin là hình thức cao nhất của phép biện chứng trong lịch sử triết học - phép biện chứng duy vật.

Triết học Mác - Lênin trở thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học của lực lượng vật chất - xã hội năng động và cách mạng nhất tiêu biểu cho thời đại ngày nay là giai cấp công nhân để nhận thức và cải tạo xã hội. Đồng thời triết học Mác - Lênin cũng là thế giới quan và phương pháp luận của nhân lao đông, cách mạng và các lực lượng xã hội tiến bộ trong nhận thức và cải tạo xã hội.

Trong thời đại ngày nay, triết học Mác - Lênin là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng triết học nhân loại đang là hình thức phát triển cao nhất của các hình thức triết học trong lịch sử. Triết học Mác - Lênin là học thuyết về sự phát triển thế giới, đã và đang phát triển giữa dòng văn minh nhân loại.

Một phần của tài liệu Giáo trình Triết học Mác-Lênin: Phần 1 (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)