II. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
a. Biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan
Biện chứng là quan điểm, phương pháp “xem xét những sự vật và
những phản ánh của chúng trong tư tưởng trong mối quan hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và tiêu
vong của chúng”83. Phương pháp tư duy này cho phép khơng chỉ nhìn
thấy sự vật cá biệt mà còn thấy cả mối liên hệ qua lại giữa chúng, vừa thấy bộ phận vừa thấy tồn thể, khơng chỉ thấy cây mà còn thấy rừng. Bên cạnh quan niệm … hoặc là … hoặc là … cịn có quan niệm … vừa là … vừa là…
Biện chứng lại được chia thành biện chứng khách quan và biện
chứng chủ quan. Biện chứng khách quan là khái niệm dùng để chỉ biện
chứng của bản thân thế giới tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người. Biện chứng chủ quan là khái niệm dùng để chỉ biện chứng của sự thống nhất giữa lơgíc (biện chứng), phép biện chứng và lý luận nhận thức, là tư duy biện chứng và biện chứng của chính q trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người. Bởi vậy, biện chứng chủ quan
83
một mặt phản ánh thế giới khách quan, mặt khác phản ánh những quy luật của tư duy biện chứng.
Giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan có mối quan hệ thống nhất với nhau, tạo nên cơ sở phương pháp luận của hoạt động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội. Sự khác nhau giữa chúng được Ph.Ăngghen chỉ ra, “Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong tồn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan, tức là tư duy biện chứng, thì chỉ là phản ánh sự chi phối,…, của sự vận động thông qua những mặt đối lập,…, thông qua sự đấu tranh thường xuyên… và sự chuyển hóa cuối cùng của chúng từ mặt đối lập này thành mặt đối lập kia,… Trong mối quan hệ này, biện chứng khách quan quy định biện chứng chủ quan, tức bản thân sự vật, hiện tượng trong thế giới tồn tại biện chứng như thế nào thì tư duy, nhận thức của con người về chúng cũng phải phản ánh đúng như thế ấy.
Tính độc lập tương đối của biện chứng chủ quan với biện chứng khách quan được thể hiện trên thực tế: sự vật, hiện tượng được phản ánh và nhận thức của con người về chúng khơng hồn tồn trùng khít nhau, bởi q trình tư duy, nhận thức cịn phải tn theo những quy luật mang tính mục đích và sáng tạo của con người. Do vậy, Ph.Ăngghen đòi hỏi tư duy khoa học vừa phải phân định rõ ràng, vừa phải thấy sự thống nhất giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan.