Hiện trạng diện tích, dân số, mật độ dân số huyện Thanh Oai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và hiệu quả chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội giai đoạn 2005 2013 (Trang 42 - 50)

STT Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Dân số Mật độ dân số (người/km2) Tổng số hộ Quy mô hộ (người/hộ) 1 Thị trấn Kim Bài 432,27 5.849 1.353 1.669 3,50 2 Xã Cự Khê 579,07 5.595 966 1.494 3,74 3 Xã Bích Hịa 512,05 8.358 1.632 2.275 3,67 4 Xã Cao Viên 718,97 16.811 2.338 4.326 3,89 5 Xã Thanh Cao 463,94 9.469 2.041 2.556 3,70 6 Xã Bình Minh 672,55 11.217 1.667 2.913 3,85 7 Xã Mỹ Hưng 632,97 5.818 919 1.592 3,65 8 Xã Thanh Thùy 530,93 6.923 1.303 1.976 3,50 9 Xã Tam Hưng 1.105,77 10.384 939 2.845 3,65 10 Xã Thanh Mai 549,77 8.803 1.601 2.383 3,69 11 Xã Kim An 311,14 3.464 1.113 875 3,96 12 Xã Kim Thư 300,46 5.381 1.790 1.445 3,72 13 Xã Phương Trung 481,44 16.129 3.350 3.943 4,09 14 Xã Đỗ Động 632,90 5.353 845 1.362 3,93 15 Xã Thanh Văn 664,89 5.509 828 1.052 5,24 16 Xã Dân Hòa 517,05 8.582 1.659 2.308 3,72 17 Xã Cao Dương 445,68 9.885 2.217 2.157 4,58 18 Xã Xuân Dương 356,92 5.428 1.520 1.385 3,92 19 Xã Hồng Dương 987,89 10.788 1.092 2.938 3,67 20 Xã Tân Ước 870,17 8.404 965 2.529 3,32 21 Xã Liên Châu 618,73 8.186 1.323 2.282 3,59 Tổng số 176.336 46.30 5

Tồn huyện có 46.305 hộ, quy mơ trung bình 3,81 người/hộ, trong đó khu vực đơ thị 1.669 hộ, trung bình 3,50 người/hộ và khu vực nơng thơn 4.4636 hộ, trung bình 3,82 người/hộ.

Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các ngành, các cấp công tác dân số và kế hoạch hố gia đình đã có những bước tiến rõ rệt. Tuy nhiên, tốc độ tăng dân số cơ học trong mấy năm vừa qua tăng tương đối cao do có sự điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Oai về quận Hà Đơng, điều chỉnh địa giới tỉnh Hà Tây thuộc về thành phố Hà Nội.

b. Lao động, việc làm và thu nhập

Lao động huyện Thanh Oai qua đào tạo chiếm khoảng 27%, trong những năm gần đây đội ngũ công chức huyện và xã đã được chuẩn hóa 100%. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm trên 80% là mức khá cao của các huyện ngoại thành Hà Nội.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, sự quyết tâm phấn đấu thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế chính trị của UBND huyện, cơ cấu kinh tế huyện đã có những bước chuyển biến mạnh, tốc độ phát triển khá nhanh và bền vững, nhiều doanh nghiệp và các thành phần kinh tế đầu tư vào địa bàn, ngành nghề, dịch vụ phát triển, tạo cơng ăn việc làm cho hàng nghìn lao động. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 10,48 triệu đồng/người/năm.

2.1.2.5 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

a. Thực trạng phát triển đô thị

Thanh Oai có một thị trấn trung tâm huyện là thị trấn Kim Bài với diện tích 432,27 ha. Năm 2010 dân số đô thị là 5.849 người, bình quân đất đô thị là 739,05 m2/người. Đơ thị Thanh Oai được hình thành và phát triển trên cơ sở kết hợp bố trí theo cụm và theo tuyến dọc các trục giao thông. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước các cấp chính quyền địa phương cùng với sự nỗ lực của các ngành, hệ thống đô thị trên địa bàn huyện đã không ngừng phát triển. Bộ mặt kiến trúc được chỉnh trang, vị trí đơ thị ngày càng được khẳng định trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Ở thị trấn Kim Bài tốc độ xây dựng đô thị diễn ra khá nhanh và sôi động, nhất là xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nhà ở, các cơng trình kinh doanh dịch vụ, cơng trình cơng cộng ... góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh tốc độ đơ thị hóa chung của vùng.

Tuy nhiên, trong q trình phát triển mạng lưới đơ thị cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng, kiến trúc không gian đô thị của huyện vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại như:

+ Đơ thị trong vùng cịn mang nặng sắc thái khu dân cư nông thôn. Công nghiệp kém phát triển và chưa có cơng nghiệp tạo vùng, chủ yếu là công nghiệp nhỏ chế biến nông - lâm - thủy sản và tiểu thủ công nghiệp phục vụ dân sinh. Thương mại dịch vụ vẫn cịn mang tính phục vụ tại chỗ. Hệ thống cơ sở hạ tầng như điện, nước, giao thông và các cơng trình cơng cộng khác cịn thiếu, nhiều nơi cịn mang tính tạm bợ.

+ Việc quản lý xây dựng trong đơ thị chưa chặt chẽ, tình trạng xây dựng trái phép vẫn còn diễn ra.

+ Cơ sở kinh tế - kỹ thuật tạo động lực phát triển đơ thị cịn yếu, chưa tạo ra nguồn thu lớn cho nền kinh tế quốc dân và giải quyết công ăn việc làm cho người dân đô thị.

+ Nhu cầu để phát triển các đô thị rất lớn nhưng nguồn lực và khả năng cung cấp vốn còn hạn chế.

+ Trong quá trình phát triển và mở rộng đơ thị cịn lúng túng trong quy hoạch và xử lý các vấn đề liên quan đến đất đai, nhất là các khu vực chuyển từ nông thôn sang đô thị.

b. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thơn

Trên địa bàn huyện Thanh Oai có 20 xã; dân cư nơng thơn Thanh Oai sống theo làng xã từ lâu đời. Do đặc điểm lịch sử hình thành và phát triển, các khu dân cư nông thôn trên địa bàn thị xã được phát triển theo những hình thái khác nhau, tuỳ thuộc vào

điều kiện và mức độ phân bố trong từng khu vực. Các điểm dân cư truyền thống (như

làng, thơn, xóm....) được hình thành với mật độ tập trung đơng ở những nơi có giao

thơng thuận tiện, dịch vụ phát triển, các trung tâm kinh tế văn hoá của xã.

Hệ thống cơ sở hạ tầng trong khu dân cư nông thôn mặc dù đã được quan tâm đầu tư song cịn nhiều hạn chế do thiếu nguồn kinh phí. Hệ thống thu gom rác thải, nước thải sinh hoạt chưa phát triển, nhiều hộ gia đình có thói quen thải các chất thải trong chăn nuôi ra các cống rãnh gây mất vệ sinh trong cộng đồng dân cư.

Diện tích đất ở tại nơng thơn hiện nay của huyện phân bố chưa đồng đều. Bình qn khn viên đất ở cho 1 hộ gia đình có sự chênh lệch khá lớn giữa các xã, cao nhất là xã Thanh Văn (1.206,92 m2/hộ) và thấp nhất là xã Phương Trung (298,49 m2/hộ).

Với quy luật gia tăng dân số, nhu cầu về đất ở không ngừng tăng lên. Trong tương lai việc mở rộng thêm đất ở để đáp ứng nhu cầu trên là thực tế khách quan khơng thể tránh khỏi, nhưng cần phải có sự điều chỉnh hợp lý các khu dân cư hiện có cũng như phải hạn chế tối đa việc lấy đất nông nghiệp vào làm nhà ở nhất là những khu vực ruộng cho năng suất cao. Đây là những vấn đề cần được quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của huyện.

2.1.2.6 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông đường bộ Quốc lộ

Trên địa bàn huyện Thanh Oai có 1 tuyến Quốc lộ chạy qua là Quốc lộ 21B.

Quốc lộ 21B nằm trong hệ thống tuyến đường bộ hành hành lang Cửa Đáy (Ninh Bình) đi Tây Bắc chạy qua địa bàn huyện là 16,5 km theo hướng Bắc - Nam, chạy qua các xã Bích Hịa, Bình Minh, thị trấn Kim Bài, Kim Thư, Phương Trung, Dân Hòa, Hồng Dương. Tuyến đường này đã được nâng cấp cải tạo đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng. Đối với Thanh Oai, Quốc lộ 21B có vai trị rất quan trọng đối với q trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của huyện. Đây là tuyến giao thơng trục dọc hướng Bắc - Nam đóng vai trị xương sống, huyết mạch giao thông của Thanh Oai, kết nối Thanh Oai với mạng lưới giao thông của Hà Nội.

Tỉnh lộ:

Đường tỉnh lộ 427 đoạn qua huyện Thanh Oai có chiều dài 8 km, chạy theo hướng Đông - Tây của huyện, từ ngã ba Bình Đà qua các xã Bình Minh, Tam Hưng, Thanh Thùy. Đường đạt tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng. Đây là tuyến trục giao thơng từ đường trục chính sang phía Đơng của huyện, nối Thanh Oai với Thường Tín,. Đường tỉnh 429 đoạn qua địa phận Thanh Oai có chiều dài khoảng 5 km từ ngã tư Vác (xã Dân Hòa) chạy về hướng Tây nối vào tuyến đê tả sông Đáy đến ranh giới Thanh Oai - Ứng Hòa (xã Xuân Dương). Đây là tuyến trục giao thông hướng Đông - Tây nối các tuyến giao thông quan trọng của quốc gia (Quốc lộ 21A - đường Hồ Chí Minh) và đường 419.

Đường Trục phát triển kinh tế phía Nam: Đoạn qua Thanh Oai dài 16,3 km, mặt cắt ngang khoảng 40m, đang được triển khai xây dựng.

Hệ thống đường giao thông nông thơn

+ Tuyến Bích Hịa - Cự Khê: có chiều dài 3,50 km xuất phát từ Quốc lộ 21B chạy theo hướng Đông Tây đến đê sông Nhuệ qua 2 xã Bích Hịa, Cự Khê. Đây chính là tuyến đường trục phát triển kinh tế xã hội mang tính chất chiến lược đối với 2 xã.

+ Tuyến Tam Hưng - Mỹ Hưng: có chiều dài 4 km xuất phát từ đường tỉnh 427 đến đê sông Nhuệ, đây là tuyến đường nối đường tỉnh 429 với trung tâm 2 xã Tam Hưng, Mỹ Hưng, đóng vai trị như tuyến trục phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

+ Tuyến thị trấn Kim Bài - Tam Hưng: có chiều dài 4 km xuất phát từ Quốc lộ 21B (thị trấn Kim Bài) đến đường tỉnh 427 (xã Tam Hưng). Tuyến này là tuyến giao thơng đóng vai trị trục phát triển kinh tế - xã hội của xã Tam Hưng.

+ Tuyến thị trấn Kim Bài - Đỗ Động: tuyến này có chiều dài 1,50 km xuất phát từ Quốc lộ 21B (thị trấn Kim Bài) đến UBND xã Đỗ Động. Đối với Đỗ Động, một xã nằm xa các trục giao thông, tuyến thị trấn Kim Bài - Đỗ Động có vai trị như tuyến đường phát triển kinh tế - xã hội kết nối trực tiếp xã Đỗ Động và xã Thanh Văn.

+ Tuyến Bích Hịa - Cao Viên: có chiều dài 1,70 km xuất phát từ Quốc lộ 21B đến ngã tư Phù Lạc (xã nằm trên tuyến liên xã Thanh Cao - Cao Viên). Đây là tuyến đường ngang nối tuyến liên xã Thanh Cao - Cao Viên với Quốc lộ 21B.

+ Tuyến Hồng Dương - Liên Châu: có chiều dài 5,60 km, xuất phát từ Quốc lộ 21B (ngã tư Vác) đến UBND xã Liên Châu qua địa phận 2 xã Hồng Dương - Liên Châu đóng vai trị kết nối 2 xã Hồng Dương, Liên Châu.

+ Tuyến Tân Ước - Liên Châu: có chiều dài 2,80 km xuất phát từ cuối thôn Tri Lễ (xã Tân Ước) đến UBND xã Liên Châu. Đây chính là tuyến đường trục phát triển kinh tế - xã hội của xã Liên Châu và một phần xã Tân Ước.

+ Tuyến Dân Hòa - Thanh Văn (Vác - Thanh Văn): có chiều dài 8,80 km lớn nhất trong các tuyến đường huyện đi qua 4 xã phía Đơng Quốc lộ 21B là Dân Hòa, Tân Ước, Thanh Văn và Thanh Thùy. Tuyến Dân Hịa - Thanh Văn đóng vai trị quan trọng đối với huyện Thanh Oai như trục giao thông hướng Đông Bắc - Tây Nam nối liền 3 tuyến giao thông Quốc lộ 21B, đường tỉnh 429 và đường tỉnh 427.

+ Tuyến Thanh Cao - Cao Viên: có chiều dài 3,80 km xuất phát từ đường trục xã Thanh Cao đến đê tả Đáy (chợ Bộ, xã Cao Viên). Tuyến Thanh Cao - Cao Viên tạo thành đường giao thông nối 2 trục phát triển của 2 xã Thanh Cao, Cao Viên.

b. Hệ thống thủy lợi

Hệ thống đê điều

Hệ thống đê ở Thanh Oai gồm 2 loại là đê cấp 1 và đê nội đồng:

Đê cấp 1: Đê tả Đáy do trung ương quản lý chạy dọc phía tây huyện, xây dựng từ năm 1971. Mái đê, chân đê được tu bổ thường xuyên hàng năm nên ít xảy ra sự cố sụt lún vào các mùa mưa bão.

Đê nội đồng sông Nhuệ: Đoạn 1, đoạn 2; đê 2 sông cụt Thạch Nham, Thanh Thùy và đê sơng Vân Đình. Nếu mức nước sơng Nhuệ trên báo động cấp III (+4,7 m) kéo dài nhiều đoạn đế sẽ bị sụt sạt nhiều đoạn ở những chỗ có phía đồng có nhiều thùng sâu, cần kiểm tra xử lý kịp thời.

Cơng trình tưới tiêu

Nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp ở Thanh Oai chủ yếu lấy từ sông Nhuệ, sông Đáy qua các trạm: trạm bơm La Khê (chiếm 60% diện tích), và các trạm bơm tưới khác.

Hướng tiêu chủ yêu ra sông Nhuệ, sông Đáy và kênh Yên Cốc về trạm bơm Vân Đình.

- Hệ thống kênh mương:

Kênh tiêu cấp I dài 14,9 km; kênh tiêu cấp II dài 54,9 km; kênh tưới cấp 1 dài 22 km; cấp 2 dài 58,8 km. Kênh cấp 1,2 do công ty La Khê sông Nhuệ quản lý, hiện mới bê tơng hóa chưa được 10% tổng chiều dài kênh tưới.

Kênh cấp 3, 4 do các HTX quản lý có tổng chiều dài trên 300 km; đã được kiên cố hóa khoảng 26% tổng chiều dài kênh.

- Các trạm bơm tưới tiêu:

Tồn huyện có 70% trạm bơm điện với 223 máy bơm các loại; trong đó cơng ty khai thác cơng trình thủy lợi La Khê quản lý 28 trạm; các hợp tác xã nông nghiệp quản lý 42 trạm.

- Đánh giá năng lực các cơng trình tưới tiêu:

Kênh tiêu cấp 1, 2 ít được đầu tư kinh phí tu sửa nạo vét, nhiều đoạn bị xuống cấp, việc tiêu thoát nước chậm.

Kênh tiêu cấp 1 La Khê hàng năm có đầu tư kinh phí tu sửa nạo vét nhưng cịn hạn chế, việc dẫn nước cịn bị dị rỉ lãng phí nước.

Kênh tưới tiêu cấp 3; 4 do các HTX quản lý do khơng có kinh phí đầu tư các tuyên kênh bị bồi lắng, bị đứt đoạn gây lãng phí nước.

2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường

a. Những lợi thế

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Ở cửa ngõ quận Hà Đơng và có Quốc lộ 21B đi qua làm cho vị trí của huyện có lợi thế rất đặc biệt cho phát triển tồn diện kinh tế - xã hội, mở rộng thị trường, giao lưu hàng hóa và thu hút vốn đầu tư cũng như chuyển giao công nghệ tiên tiến.

Là một huyện đồng bằng phì nhiêu và vùng bãi sơng Đáy có thể trồng các loại cây lâu năm, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.

Có nhiều ngành nghề truyền thống nổi tiếng cùng với hệ thống khu công nghiệp, cụm công nghiệp được phát triển tạo ra địa bàn thu hút vốn đầu tư. Thanh Oai được coi là trung tâm sản xuất nơng sản của thành phố.

Thanh Oai có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và cảnh đẹp, là tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn hóa, lễ hội, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề nếu biết tận dụng, khai thác tiềm năng to lớn nói trên.

Thanh Oai có nguồn nhân lực dồi dào, đội ngũ cơng nhân có trình độ tay nghề. Trình độ dân trí khá cao, một bộ phận dân cư có trình độ sản xuất hàng hóa, năng động với cơ chế thị trường.

b. Những khó khăn

Diện tích đất có khả năng khai thác đưa vào sử dụng khơng cịn nhiều, ngồi diện tích sơng, đất bãi cát bồi ven sông Đáy sản xuất không ổn định.

Điểm xuất phát kinh tế của huyện còn thấp, tốc độ phát triển kinh tế chưa bền vững. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu, nơng nghiệp cịn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Tài ngun khống sản cịn ít, mật độ dân số cao, đất nơng nghiệp ít lại canh tác chủ yếu là cây lúa,.

Chuyển đổi kinh tế nói chung và cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa mạnh, công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, công tác dồn điền đổi thửa một số cơ sở còn chậm, chưa tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chưa đa dạng hóa các loại cây có giá trị kinh tế cao, giá trị hàng hóa xuất khẩu. Chăn ni phát triển song vấn đề môi trường và phịng chống dịch bệnh ln tiềm ẩn những bất lợi.

Chất lượng lao động chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và hiệu quả chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội giai đoạn 2005 2013 (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)