Đánh giá công nghệ áp dụng trong xử lý nƣớc thải

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sỹ KHOA học NGUYỄN MAI PHONG (Trang 38 - 42)

1.3.1. Tổng quan chung về đánh giá công nghệ môi trường

Hiện nay có 2 mơ hình được các nước trên thế giới phát triển và áp dụng là đánh giá công nghệ môi trường theo mơ hình Environmental Technology Assessment và Environmental Technology Verification.

Mơ hình đánh giá cơng nghệ môi trường Environmental Technology Assessment do chương trình mơi trường Liên hợp quốc xây dựng và phát triển, được khuyến khích sử dụng tại các nước đang phát triển. Mơ hình này tập trung chủ yếu vào việc đánh giá lợi ích, hiệu quả môi trường của các công nghệ sản xuất hoặc công nghệ thân thiện với môi trường hơn là việc đánh giá các cơng nghệ mơi trường.

Mơ hình đánh giá cơng nghệ môi trường Environmental Technology Verification: được sử dụng tại nhiều quốc gia phát triển (Anh, Hoa Kỳ, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản…). Mơ hình này lần đầu tiên được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ phát triển vào năm 1995. Mơ hình đánh giá cơng nghệ mơi trường Environmental Technology Verification được chia theo nhiều loại khác nhau như: Quy trình đánh giá các cơng nghệ quan trắc mơi trường, công nghệ xử lý các chất thải rắn, nước thải, ô nhiễm không khí, cũng như quy trình đánh giá cơng nghệ phịng ngừa ô nhiễm môi trường.

Thực tế cho thấy, mơ hình Environmental Technology Verification là mơ hình tốt để đánh giá công nghệ môi trường nhằm cung cấp cho người sử dụng cơng nghệ, các nhà chính sách và các cơ quan hữu quan một cách tiếp cận để phân tích hiệu quả và lựa chọn công nghệ phù hợp nhất và tốt nhất trong việc bảo vệ mơi trường.

Bảng 1.6. Lợi ích từ việc đánh giá công nghệ môi trƣờng

Doanh nghiệp Chính phủ Cộng đồng

- Tránh khỏi các chi phí ngăn ngừa ơ nhiễm và làm sạch môi trường.

- Tránh khỏi vấn đề về luật pháp và chi phí phạt. - Cải thiện hình ảnh cơng ty trong cộng đồng và thị trường.

- Giảm chi phí bảo dưỡng và cải thiện kết quả môi trường sau cùng.

- Giảm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe công nhân.

- Giảm phí y tế do tai nạn nghề nghiệp và ô nhiễm. - Tránh được chi phí làm sạch môi trường.

- Khả năng quy hoạch và quản lý môi trường tốt hơn.

- Duy trì hiệu quả kinh tế đang có trong việc sử dụng tài nguyên địa phương.

- Chất lượng cuộc sống cao hơn.

- Hạn chế rủi ro, tai nạn nghề nghiệp.

- Rủi ro sức khỏe thấp hơn do ô nhiễm công nghiệp.

- Duy trì các giá trị văn hóa, xã hội.

- Bảo đảm bảo vệ môi trường của cộng đồng

Nguồn: [40]

1.3.2. Hiện trạng đánh giá công nghệ môi trường trên Thế giới và Việt Nam

Trên Thế giới

Trên thế giới quy trình thẩm định cơng nghệ mơi trường ít được sử dụng rộng rãi do thị trường công nghệ môi trường được phát triển theo hướng kinh tế thị trường nên người sử dụng sẽ cố gắng tìm hiểu và lựa chọn các cơng nghệ tốt nhất và phù hợp nhất. Do đó các nhà phát triển công nghệ môi trường thuộc các công ty hoặc nhà sản xuất sẽ phải cố gắng tìm ra các cơng nghệ tiên tiến nhằm cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển thị trường cơng nghệ mơi trường.

Vậy nên, thay vì thẩm định cơng nghệ mơi trường, các nước trên thế giới có xu hướng đánh giá công nghệ môi trường. Đánh giá công nghệ môi trường ở các nước trên thế giới được sử dụng khơng mang tính chất bắt buộc đối với các nhà sản xuất công nghệ hoặc người sử dụng khơng mang tính chất bắt buộc đối với các nhà sản xuất công nghệ hoặc người sử dụng công nghệ, việc đánh giá công nghệ mơi trường mang tính chất tự nguyện nhằm thúc đẩy việc ứng dụng các công nghệ môi tốt nhất, phù hợp nhất trong thực tế.

Với mơ hình đánh giá cơng nghệ môi trường Environmental Technology Verification, Hoa Kỳ bắt đầu từ năm 1995, Hàn Quốc bắt đầu từ 1997, Canada bắt đầu từ 1997…Hàng năm ở các nước này đã thực hiện chương trình đánh giá công nghệ môi trường với hàng trăm công nghệ xử lý chất thải được đánh giá, công nghệ mơi trường phù hợp góp phần thúc đẩy q trình đổi mới công nghệ, phát triển thị trường [40].

Cụ thể, trung tâm khoa học môi trường Trung Quốc đã tiến hành đánh giá công nghệ sản xuất sạch hơn cho ngành công nghiệp rượu cồn Trung Quốc. Kết quả: Sau khi nghiên cứu và tiến hành thử nghiệm, chất lượng rượu cồn được tăng lên, giảm ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng…Sự ra đời của cơng nghệ này góp phần phát triển bền vững ngành công nghiệp rượu cồn Trung Quốc.

Ở Việt Nam

Năm 2005, Cục Bảo vệ môi trường thực hiện nhiệm vụ: “Điều tra, đánh giá, bình chọn các mơ hình xử lý chất thải làng nghề, bãi rác và một số ngành cơng nghiệp”, trong đó có sản phẩm “Dự thảo quy trình đánh giá cơng nghệ mơi trường”. Đây là bản dự thảo được xây dựng trên cơ sở tham khảo từ các quy trình của Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ cùng với cơ sở luật pháp và thực tiễn Việt Nam. Trong q trình thực hiện nhiệm vụ “Hồn thiện quy trình xét chọn, đánh giá và thẩm định công nghệ môi trường”, Cục Bảo vệ môi trường đã bước đầu đưa ra tiêu chí và phương pháp đánh giá công nghệ mơi trường. Loại hình cơng nghệ được đề xuất đánh giá là công nghệ môi trường phù hợp.

đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải và giới thiệu một số công nghệ xử lý nước thải đối với ngành Chế biến thuỷ sản, Dệt may, Giấy và bột giấy”, trong đó tài liệu này đã đưa ra phần hướng dẫn quy trình đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải, theo đó, lựa chọn tiêu chí đánh giá sự phù hợp cơng nghệ xử lý nước thải và xác định và lượng hóa đối với các nhóm tiêu chí và chỉ tiêu [21].

Tác giả Lý Ngọc Kính và cộng sự (2012) đã thực hiện nghiên cứu đánh giá sự phù hợp của công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt cải tiến của Viện Công nghệ môi trường tại 3 bệnh viện: bệnh viện A – Thái Nguyên, bệnh viện C - Thái Nguyên và bệnh viện đa khoa Quỳnh Phụ - Thái Bình. Kết quả đánh giá đưa ra là cơng nghệ xử lý có chi phí thấp, phù hợp với khả năng bệnh viện, kết quả đạt được khả quan, đáp ứng được yêu cầu nước thải bệnh viện sau khi xử lý đưa ra môi trường [20].

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sỹ KHOA học NGUYỄN MAI PHONG (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)