Diễn biến dân số của tỉnh qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử phát triển trầm tích holocen khu vực trà vinh trong mối quan hệ với sự dao động mực nước biển (Trang 27)

Tỉnh 2005 2009 2010 2011 2012

19

đến đây. Kể cả khi tỉnh thành lập các khu, cụm cơng nghiệp thì sức hút lao động từ nơi khác đến cũng khơng đáng kể. Có thể thấy điều đó qua biến động của dân số và lao động thành thị và nông thôn (bảng 1.10).

Bảng 1.10. Cơ cấu dân số của tỉnh (nghìn người) [17]

Tỉnh Dân số năm 2012

Tổng Thành thị Nông thôn Nam Nữ Trà Vinh 1015,3 164,8 850,5 500,2 515,1 Bảng 1.11. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính

và phân theo thành thị và nơng thơn (nghìn người) [17]

Tỉnh Lao động năm 2012

Tổng Nam Nữ Thành thị Nông thôn

Trà Vinh 618,30 323,60 294,70 95,10 523,20

Như vậy, dân số khu vực tập trung chủ yếu vào các vùng nông thôn, số nam thường thấp hơn nữ nhưng trong độ tuổi lao động, tỉ lệ nam lại cao hơn. Điều này cho thấy nơng nghiệp vẫn giữ vai trị chủ đạo trong nền kinh tế khu vực, chủ yếu là nông nghiệp truyền thống.

b. Giáo dục

Sự nghiệp giáo dục của tỉnh đã và đang được quan tâm phát triển, từ giáo dục mầm non đến trung học cơ sở, phổ thơng trung học, các chính sách cho con em dân tộc thiểu số cũng được quan tâm.

Cho đến nay giáo dục tiểu học đã được phổ cập ở tồn tỉnh. Mặc dù là tỉnh có đặc điểm là nhiều dân tộc chung sống với nhau như Kinh, Khơmer, Hoa, Tày nhưng sự phát triển chung về giáo dục - đào tạo đã đạt được nhiều tiến bộ (bảng 1.12; 1.13; 1.14). Điều đó đã nâng cao dân trí và phát huy trí lực của các cộng đồng dân cư trong vùng.

Bảng 1.12. Số trường phổ thơng của tỉnh tính đến 9/2012 [17] Tỉnh Tổng số Chia ra Tiểu học THCS THPT Trà Vinh 347 215 98 28 Bảng 1.13. Số lớp học phổ thơng của tỉnh tính đến 30/9/2012 [17] Tỉnh Tổng số Chia ra Tiểu học THCS Trung học Trà Vinh 5482 3356 1570 556

Bảng 1.14. Số học sinh phổ thơng của tỉnh tính đến 31/12/2012 (người) [17]

Tỉnh Tổng số Chia ra

Tiểu học THCS THPT

Trà Vinh 149149 81037 50653 17459

Tính đến hết năm 2012, số sinh viên đại học là 24124 người, số sinh viên cao đẳng là 3.192 người. Mặc dù vậy, số trường đại học và cao đẳng là rất ít, mỗi bậc học mới chỉ có 1 trường.

Văn hố cũng phát triển trên toàn vùng, đáp ứng phần nào nhu cầu xem, đọc, nghe, nhìn của đồng bào, nhưng chưa đáp ứng kịp tiến độ phát triển xã hội.

c. Y tế

Cơng tác y tế chăm sóc sức khỏe cho người dân ở Trà Vinh đã và đang được chú trọng. Mạng lưới chăm sóc sức khoẻ cộng đồng phát triển đều khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Hầu như khơng cịn điểm trắng về cơ sở khám chữa bệnh ở các vùng đồng bào dân tộc ít người. 100% các xã đều có trạm y tế, đội ngũ bác sỹ, y tá ngày càng được bổ sung. Tuy vậy, sự phát triển của mạng lưới chăm sóc sức khoẻ cộng đồng còn chưa phù hợp với tốc độ phát triển dân cư trong vùng cũng như nhu cầu mở

21

Chương 2

LỊCH SỬ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

Trầm tích Holocen vùng cửa sông ven biển đã và đang được các nhà địa chất trên thế giới và Việt Nam quan tâm nghiên cứu từ những năm sáu mươi của thế kỷ 20. Ở Việt Nam có hai châu thổ bồi tụ tiêu biểu đó là châu thổ sơng Hồng và châu thổ sông Cửu Long. Đối với vùng cửa sông ven biển sơng Cửu Long nói chung và đồng bằng Trà Vinh nói riêng đã có hàng loạt các cơng trình nghiên cứu liên quan đến các vấn đề địa mạo, trầm tích, tướng đá cổ địa lý và địa tầng. Có thể trình bày các cơng trình nghiên cứu theo các lĩnh vực khoa học và thứ tự thời gian công bố như sau:

Trong lĩnh vực địa mạo, những đóng góp quan trọng đầu tiên về nghiên cứu địa mạo là thành lập bản đồ địa mạo tỷ lệ 1/500.000 của Lê Đức An, 1984. Trong đó đã thể hiện được phân vùng các đơn vị địa mạo khu vực hạ lưu sông Cửu Long. Năm 2002 Vũ Văn Vĩnh và nnk đã thành lập bản đồ địa mạo đới ven bờ, đoạn Bình Thuận - Hà Tiên tỷ lệ 1/200000 thuộc đề tài cấp nhà nước KC-09-05: “Nghiên cứu hiện trạng và quy luật xói lở bồi tụ bờ biển Việt Nam”. Năm 2010 đề tài KC-09- 06/06-10 do Nguyễn Địch Dỹ làm chủ nhiệm đã thành lập bản đồ địa mạo khu vực cửa sông Cửu Long tỷ lệ 1/250000. Bản đồ này đã thể hiện tương đối chi tiết các đơn vị địa mạo và mối quan hệ chặt chẽ giữa địa hình, địa mạo vùng biển nơng ven bờ (0-30m nước).

Trong lĩnh vực địa tầng và trầm tích, đây là đối tượng nghiên cứu chính của nhiều đề tài liên quan đến lý luận và thực tiễn. Năm 2004, Nguyễn Huy Dũng, Ngơ Quang Tồn và nnk nghiên cứu địa tầng trầm tích Đệ Tứ ở đồng bằng sông Cửu Long và đã chia ra các phân vị Holocen sớm, giữa, muộn (Q21,Q22 và Q23). Cũng trong thời gian từ năm 1991 đến năm 2001, Nguyễn Biểu và nnk trong đề án “Điều tra địa chất và khống sản biển nơng ven bờ (0-30m nước) tỷ lệ 1/500.000” đã thành lập bản đồ trầm tích tầng mặt, bản đồ tướng đá thạch động lực và bản đồ địa chất

Đệ tứ vùng biển từ sông Tiền đến Bạc Liêu. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra quy luật phân bố các tướng trầm tích thuộc châu thổ ngập nước từ bờ ra độ sâu 25m nước, trong đó từ 0 đến 20m nước thuộc tướng tiền châu thổ còn từ 20 đến 25m nước là thuộc tướng sườn châu thổ (prodelta).

Trong lĩnh vực nghiên cứu tiến hóa trầm tích trong mối quan hệ với sự thay đổi mực nước biển trong Đệ tứ:

Các cơng trình nghiên cứu của Trần Nghi, Mai Thanh Tân, Dỗn Đình Lâm nghiên cứu về “Đặc điểm tướng đá - cổ địa lý trong Pliocen - Đệ tứ thềm lục địa Việt Nam”, 2000. Trong đó các tác giả đã xác định được các thế hệ đường bờ cổ và sự dao động mực nước biển trong Đệ tứ liên quan đến các chu kỳ băng hà (Gunz, Mindel, Riss, W1,W2) và gian băng trên thế giới. Đặc biệt trong cơng trình “Nhìn lại sự thay đổi mực nước biển trong Đệ tứ trên cơ sở nghiên cứu trầm tích vùng ven biển và biển nông ven bờ từ Nha Trang đến Bạc Liêu” 2003 của Trần Nghi và Mai Thanh Tân, đã chứng minh sự thay đổi mực nước biển bằng dấu ấn các đường bờ cổ trên đáy biển thềm lục địa Việt Nam và các thềm san hơ mài mịn ven biển.

Nguyễn Văn Lập, Tạ Thị Kim Oanh, 2004 với cơng trình “Mơi trường trầm tích Pleistocen muộn-Holocen vùng Cà Mau” đã giải thích cơ chế và lịch sử phát triển trầm tích Pleistocen muộn- Holocen trong mối quan hệ với sự thay đổi mực nước biển. Trong cơng trình mới nhất cơng bố năm 2012 “Luminescence dating of beach ridge for characterizing multi-decadal to centennial deltaic shoreline changes during late Holocene, Mekong River delta” của Toru Tamura, Yoshiki, Saito, Nguyễn Văn Lập và Tạ Thị Kim Oanh, các tác giả đã xác định được tuổi các giồng cát theo phân tích nhiệt huỳnh quang giữa các thế hệ đường bờ cách nhau hàng chục đến hàng trăm năm. Những nghiên cứu định lượng có tính chất thời sự này có ý nghĩa rất lớn giúp xác định được tốc độ tăng trưởng của đường bờ từ đất liền ra biển trong Holocen muộn mỗi năm từ 50-60m.

23

thành một tập bao gồm 3 miền hệ thống: hệ thống biển thấp (LST) tương đương với pha biển thoái của băng hà W2, hệ thống biển tiến (TST) tương đương với pha biển tiến Flandrian và hệ thống trầm tích biển cao (HST) tương đương với giai đoạn đầu của pha biển thoái Holocen muộn.

2.2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Cách tiếp cận 2.2.1. Cách tiếp cận

Nghiên cứu sự phát triển trầm tích trong Holocen khu vực Trà Vinh áp dụng cách tiếp cận hệ thống và tiếp cận nhân quả.

* Cách tiếp cận hệ thống

Các kiểu trầm tích và các tướng trầm tích quan hệ với nhau một cách có hệ thống, các hệ thống nhỏ cấu thành nên hệ thống lớn. Ví dụ: Nhóm tướng châu thổ bao gồm các cụm tướng đồng bằng châu thổ, tiền châu thổ và chân châu thổ. Cụm tướng tiền châu thổ bao gồm các tướng: Tướng cát cồn chắn cửa sông, tướng sét vũng vịnh cửa sông, tướng cát bãi triều, tướng bùn sét đầm lầy ven biển. Tính hệ thống có quan hệ nguồn gốc với nhau theo khơng gian và theo thời gian được gọi là cộng sinh tướng.

* Cách tiếp cận nhân quả

Mối quan hệ nhân quả được thể hiện qua mối quan hệ giữa chuyển động kiến tạo, sự thay đổi mực nước biển và trầm tích. Trong đó, trầm tích là kết quả của sự thay đổi mực nước biển và chuyển động kiến tạo, sự thay đổi mực nước biển là kết quả của chuyển động kiến tạo. Các mối quan hệ nhân quả nói trên cũng có ý nghĩa như mối quan hệ hàm - biến, nghĩa là giữa chúng có sự phụ thuộc lẫn nhau. Khi xuất hiện chuyển động kiến tạo, dẫn tới sự thay đổi mực nước biển thì mơi trường trầm tích cũng thay đổi, dẫn tới chế độ thủy động lực thay đổi và cuối cùng là thành phần độ hạt và thành phần khoáng vật cũng thay đổi theo.

2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1. Nhóm phương pháp địa chất trầm tích

a. Các phương pháp nghiên cứu thành phần vật chất

53 mẫu cát từ đó xây dựng các biểu đồ tích luỹ độ hạt, biểu đồ phân bố độ hạt, tính tốn các tham số Md, So, Sk để xác định chế độ thuỷ động lực của môi trường.

Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là phân trầm tích thành các cấp hạt khác nhau bằng bộ rây tiêu chuẩn với cấp hạt lớn hơn 0,063mm (Thông thường sử dụng bộ rây tiêu chuẩn 2 hay 10

10) và dùng pipet (bộ hút robinsơn) đối với cấp hạt nhỏ hơn 0,063mm. Toàn bộ kết quả phân tích được xử lý đồng bộ theo phương pháp đồ thị Trask (hình 2.1). Hàm lượng phần trăm các cấp hạt được cộng tích lũy từ lớn đến nhỏ, sau đó biểu diễn lên đồ thị hai trục. Trục hồnh là kích thước hạt theo chiều giảm dần theo thang logarit, trục tung là hàm lượng phần trăm tích lũy các cấp hạt. Đường cong tích lũy được xây dựng trên cơ sở nối các điểm rời rạc được xác định từ kích thước hạt và hàm lượng phần trăm tích lũy, nhằm xác định các thông số trầm tích như kích thước hạt trung bình (Md), độ chọn lọc (So), hệ số bất đối xứng (Sk). Trên đường cong tích luỹ này sẽ xác định được giá trị d25: cấp hạt tương ứng 25%; d50 (Md): cấp hạt tương ứng 50% và d75: cấp hạt tương ứng 75%.

25

Các thơng số So, Sk được tính theo cơng thức: So = 75 25 d d Sk =

Đường cong phân bố độ hạt thường tuân theo luật phân bố chuẩn hoặc chuẩn logarit, chúng có thể thay đổi từ 1 đỉnh (mơi trường thủy động lực đơn giản, đồng nhất) đến 2 hoặc 3 đỉnh (môi trường thủy động lực phức tạp và hay thay đổi).

Md (kích thước hạt trung bình): được tính trên biểu đồ đường cong tích lũy tại giá trị độ hạt ở hàm lượng tích lũy 50%. Giá trị Md phản ánh quãng đường di chuyển vật liệu, năng lượng sóng và tốc độ dịng chảy, khoảng cách so với nguồn cung cấp. Mối quan hệ này mang tính chất tỷ lệ thuận: Md càng lớn thì động lực mơi trường càng lớn và vật liệu trầm tích càng gần đá gốc; ngược lại Md càng nhỏ, động lực mơi trường càng yếu và vật liệu trầm tích có thể càng xa nguồn cung cấp.

So (hệ số chọn lọc): phản ánh năng lượng thủy động lực (chủ yếu là sóng và dịng chảy), tính đồng nhất và tính ổn định của môi trường thủy động lực tạo nên các thực thể trầm tích. Với giá trị So trong khoảng lớn hơn 1 đến 1,58: trầm tích có độ chọn lọc tốt, chứng tỏ môi trường có chế độ thủy động lực mạnh và khá đồng nhất trong suốt q trình trầm tích. Nếu So = 1,59 – 2,12: trầm tích có độ chọn lọc trung bình, chứng tỏ mơi trường thủy động lực khá mạnh nhưng tính ổn định kém hơn. Nếu So > 2,12: trầm tích có độ chọn lọc kém, chứng tỏ mơi trường bị xáo trộn (khi mạnh, khi yên tĩnh).

Sk (hệ số đối xứng): đặc trưng cho tính đối xứng của đường cong phân bố. Nếu Sk> 1, trầm tích hạt lớn chiếm ưu thế; Sk < 1, trầm tích hạt nhỏ chiếm ưu thế.

Phân tích lát mỏng thạch học bở rời sẽ giúp xác định được trong mẫu đó có những khống vật nào, hàm lượng của từng khoáng vật là bao nhiêu và các đặc điểm của chúng như: kích thước, biến đổi thứ sinh, tính chất, hình dáng (xác định hệ số mài tròn (Ro) và xác định hệ số cầu (Sf), qua đó xác định nguồn gốc và chế độ thuỷ động lực của môi trường).

FeO, Fe2O3, CaO, Na2O, K2O, MgO.

Phân tích hố mơi trường có thể phân biệt các kiểu mơi trường trầm tích, dựa trên các chỉ tiêu sau: độ pH, Eh (thế năng oxi hoá khử), kation trao đổi Kt, (bảng 2.1).

Bảng 2.1. Các chỉ tiêu địa hóa đặc trưng cho các mơi trường trầm tích

Loại phân tích Mơi trường

Lục địa Chuyển tiếp Biển

pH < 7  7 > 7

Eh >150 40-150 <40

Kt < 0,5 0,5 – 1 > 1

b. Phương pháp phân loại trầm tích

Kiểu trầm tích được phân loại trên cơ sở hàm lượng phần trăm các cấp hạt theo biểu đồ phân loại của Folk, 1954 (hình 2.2).

Hình 2.2. Biểu đồ phân loại trầm tích của Folk, 1954 1-Bùn 1-Bùn 2-Bùn cát 3-Bùn lẫn sạn 4-Bùn cát lẫn sạn 6-Cát 7-Cát bùn 8-Cát bùn lẫn sạn 9-Cát lẫn sạn 11-Cát bùn sạn 12-Sạn bùn 13-Sạn cát bùn 14-Sạn cát 1a-Sét 1b-Bột 2a-Sét cát 2b-Bột cát Tû lƯ bét : sÐt Tû lƯ c ¸t : bïn (phi tû lƯ) 9:1 1:1 1:9 1:2 2:1 Sét Bột Cát 1 1a 1b 2a 2 2b 7 7a 7b 6 sạn bùn cát Hàm lư ng % sạn (phi tû lƯ) Tû lƯ c¸t : bïn (phi tû lƯ) 1 5 30 80 1:9 1:1 9:1 (bét vµ sÐt) 1 2 7 6 5 9 11 12 13 10 15 14 8 3 4

27

c. Phương pháp phân tích tuổi tuyệt đối

Phương pháp nhiệt phát quang và huỳnh quang kích thích

Vật liệu trầm tích được chiếu bởi một chùm các tia bức xạ ion hóa sinh ra từ các hoạt động phóng xạ xảy ra trong tự nhiên từ các nguyên tử như kali, thori và urani. Bức xạ tái phân bố sự tích điện bên trong tinh thể khoáng vật và mặc dù sự phân bố điện tích dịch chuyển này nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu nhưng một số điện tích bị giữ lại trong khoảng trống các ô mạng ở trạng thái năng lượng cao. Lượng năng lượng được giữ lại trong tinh thể phụ thuộc vào khoảng thời gian chiếu bức xạ. Năng lượng này được giải phóng dưới dạng nhiệt và nó biểu hiện dưới dạng ánh sáng, tạo ra vật liệu huỳnh quang, ảnh hưởng này gọi là nhiệt huỳnh quang (TL) (Botter-Jensen, 1997). Một trong nhiều khả năng đối với việc tăng nhiệt độ là phơi mẫu dưới một khối ánh sáng, một phương pháp được biết là huỳnh quang kích thích quang học (OSL) (Botter-Jensen, 1997).

Ánh sáng mặt trời làm giải phóng năng lượng được tích trữ trong các trầm tích bị phơi lộ trên bề mặt, do đó năng lượng tích trữ để tạo ra hiện tượng huỳnh quang chỉ bắt đầu một khi vật chất bị chôn vùi. Đo lượng huỳnh quang tạo ra do đốt nóng hay kích thích quang học một mẫu nào đó có thể được sử dụng để xác định thời gian trầm tích bị chơn vùi. Kỹ thuật này chỉ sử dụng với các vật liệu được tích lũy năng lượng tối đa khi được lắng đọng như trầm tích do gió và trầm tích fluvi được tích tụ chậm. Kỹ thuật nhiệt huỳnh quang và huỳnh quang kích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử phát triển trầm tích holocen khu vực trà vinh trong mối quan hệ với sự dao động mực nước biển (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)