Tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt của một số đô thị năm 2009

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an và đề xuất giải pháp phù hợp (Trang 27 - 32)

TT Cấp đô thị Đô thị Tỷ lệ thu gom (%)

Hà Nội 90 ÷ 95 (04 quận nội thành) 1 Đô thị loại đặc biệt Hồ Chí Minh 90 ÷ 97 Hải Phịng 80 ÷ 90 Đà Nẵng 90 Huế 90 2 Đô thị loại 1 Nha Trang 90

Quy Nhơn 60,8 Buôn Ma Thuật 70 Thái Nguyên > 80 Việt Trì 95 Nam Định 78 Thanh Hóa 84,4 Cà Mau 80 Mỹ Tho 91 3 Đô thị loại 2 (TP) Long Xuyên 69 Điện Biên Phủ 80 Bắc Ninh 70 Bắc Giang > 80 Thái Bình 90 Phú Thọ 80 Bảo Lộc 70 Vinh Long 75 4 Đô thị loại 3 (thành phố) Bạc Liêu 52

Sông công (Thái Nguyên) > 80

Từ Sơn (Bắc Ninh) 51

Lâm Thao (Phú Thọ) 80

Sầm Sơn (Thanh Hóa) 90

Cam Ranh (Khánh Hịa) 90

Đồng Xồi (Bình Phước) 0,91 Thủ dầu một (Bình Dương) 84 5 Đô thị loại 4

(thị xã)

Ngã Bảy (Hậu Giang) 60

Tủa Chùa (Điện Biên) 75

6

Đô thị loại 5

(thị trấn, thị tứ) Tiền Hải (Thái Bình) 74

1.4.2 Tình hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Hiện nay có nhiều biện pháp và cơng nghệ xử lý CTR khác nhau có thể áp dụng để tiến hành xử lý CTRSH. Công tác xử lý CTRSH ở nước ta còn gặp nhiều

vấn đề bức xúc. Việc lựa chọn công nghệ xử lý, quy hoạch các bãi chôn lấp, khu trung chuyển, thu gom còn thiếu cơ sở khoa học và thực tế, do đó hiệu quả xử lý

thấp, không nhận được sự chấp thuận cao của người dân địa phương. Mặt khác, các bãi chôn lấp CTRSH ở nước ta còn manh mún, nhỏ lẻ phân tán theo các đơn vị hành chính nên cơng tác quản lý chưa hiệu quả, chi phí đầu tư cao, hiệu quả sử dụng các bãi chôn lấp thấp, gây lãng phí đất và ảnh hưởng nhiều tới mơi trường xung quanh.

Tỷ lệ CTRSH được chôn lấp hiện chiếm khoảng 76 - 82% lượng CTR thu

gom được (trong đó, khoảng 50% được chơn lấp hợp vệ sinh và 50% chôn lấp

không hợp vệ sinh). Thống kê trên tồn quốc có 98 bãi chơn lấp chất thải tập trung

ở các thành phố lớn đang vận hành nhưng chỉ có 16 bãi được coi là hợp vệ sinh. Ở

phần lớn các bãi chôn lấp, việc chôn lấp rác được thực hiện hết sức sơ sài. Ước tính khoảng 40 - 50% lượng rác đưa vào bãi chôn lấp không hợp vệ sinh được đốt lộ

thiên. Công nghệ đốt CTRSH với hệ thống thiết bị đốt được thiết kế bài bản mới được áp dụng tại Nhà máy đốt rác ở Sơn Tây (Hà Nội).

Rác thải có thể tái sử dụng, tái chế thành các sản phẩm như: các chất thải hữu cơ chế biến làm phân hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi; tái chế giấy, kim loại, nhựa, thủy tinh, v.v.. Tỷ lệ tái chế các chất thải làm phân hữu cơ và tái chế giấy, nhựa, thủy tinh, kim loại như sắt, đồng, chì, nhơm... chỉ đạt khoảng 8 - 12% rác thải đô thị thu gom được.

Xử lý chất hữu cơ, thành phân hữu cơ hiện là một phương pháp đang sử

dụng ở Việt Nam. Mặc dù CTRSH chở đến các nhà máy làm phân hữu cơ có

thành phần hữu cơ từ 60 - 65% nhưng do CTRSH chưa được phân loại tại nguồn nên lượng CTR thải ra sau xử lý từ các nhà máy này phải mang đi chôn lấp vào

khoảng 35 ÷ 40% lượng chất thải đầu vào. Thống kê sơ bộ cho thấy, không quá 10 nhà máy làm phân hữu cơ đang hoạt động có cơng suất khoảng 200 tấn/ngày chất

thải đầu vào và chỉ có 1 nhà máy công suất 600 tấn/ngày tại TP. Hồ Chí Minh. Nếu hoạt động đủ cơng suất thì số lượng rác thải được xử lý làm phân hữu cơ <

2.500 tấn/ngày, chiếm khoảng < 10% rác thải đô thị phát sinh. Thực tế, các nhà máy này đều chưa hoạt động đủ công suất thiết kế do tiêu thụ phân hữu cơ cịn gặp nhiều khó khăn.

Tái chế các chất thải như giấy thải, nhựa thải, kim loại thải ở Việt Nam hầu hết do tư nhân và các làng nghề đảm nhiệm. Tuy là các hoạt động tự phát nhưng hoạt động này rất phát triển, mang lại lợi ích kinh tế cho người dân. Khoảng 90% chất thải như giấy, nhựa, kim loại được tạo thành sản phẩm tái chế, còn khoảng

10% thành chất thải sau tái chế.

Như vậy, cùng với lượng CTR được tái chế, hiện ước tính có khoảng 60% CTRSH đã được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh và tái chế trong

các nhà máy xử lý CTR để tạo ra phân compost, tái chế nhựa,... Đốt CTRSH chủ yếu ở các bãi rác không hợp vệ sinh: sau khi rác thu gom được đổ thải ra bãi rác phun chế phẩm EM để khử mùi và định kỳ phun vôi bột để khử trùng, rác để khô rồi đổ dầu vào đốt. Tuy nhiên, vào mùa mưa, rác bị ướt không đốt được hoặc bị đốt không triệt để.

Các công nghệ xử lý chất thải rắn hiện đang được sử dụng để xử lý, tiêu hủy tại Việt Nam như sau:

1.5. Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đối với môi trường

1.5.1. Tác động của chất thải sinh hoạt đối với mơi trường khơng khí

CTR, đặc biệt là CTRSH, có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, CTR hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra

các chất khí (CH4 - 63,8%, CO2- 33,6%, và một số khí khác NH3, H2S…). Trong

đó, CH4 và CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3 - 19%), đặc biệt tại các bãi rác lộ thiên và các khu chôn lấp.

Đối với các bãi chôn lấp, ước tính 30% các chất khí phát sinh trong q trình

phân hủy rác có thể thốt lên trên mặt đất mà không cần một sự tác động nào. Khi

vận chuyển và lưu giữ CTRSH sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí. Các khí phát sinh từ quá trình phân hủy chất hữu cơ gây ra các mùi đặc trưng: amoni có mùi khai, phân có mùi hơi, hydrosunfur mùi trứng thối, Sunfur hữu cơ mùi bắp cải thối rữa, Mecaptan hôi nồng, Amin mùi cá ươn, Diamin mùi thịt thối, Cl2 hôi nồng, Phenol mùi ốc đặc trưng.

Bên cạnh hoạt động chôn lấp CTRSH, việc xử lý CTRSH bằng biện pháp

tiêu hủy cũng góp phần đáng kể gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí. Việc đốt rác sẽ làm phát sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu. CTRSH có thể bao gồm các hợp chất chứa Clo, Flo, lưu huỳnh và nitơ, khi đốt lên làm phát thải một lượng khơng nhỏ các chất khí độc hại hoặc có tác dụng ăn mịn. Mặt khác, nếu nhiệt độ tại lị đốt rác khơng đủ cao và hệ thống thu hồi quản lý khí thải phát sinh khơng đảm bảo,

khiến cho CTRSH không được tiêu hủy hồn tồn làm phát sinh các khí CO, oxit nitơ, dioxin và furan bay hơi là các chất rất độc hại đối với sức khỏe con người. Một số kim loại nặng và hợp chất chứa kim loại (như thủy ngân, chì) cũng có thể bay hơi, theo tro bụi phát tán vào môi trường. Mặc dù, ô nhiễm tro bụi thường là lý do khiếu nại của cộng đồng vì dễ nhận biết bằng mắt thường, nhưng tác nhân gây ô

nhiễm nguy hiểm hơn nhiều chính là các hợp chất (như kim loại nặng, dioxin và furan) bám trên bề mặt hạt bụi phát tán vào khơng khí.

1.5.2. Tác động của chất thải sinh hoạt đối với môi trường nước

Chất thải, đặc biệt là chất thải hữu cơ, trong môi trường nước sẽ bị phân hủy nhanh chóng. Chất thải rắn hữu cơ phân hủy trong nước gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho thủy sinh vật trong nguồn nước mặt bị suy thoái. CTRSH phân huỷ và các chất ô nhiễm khác biến đổi màu của nước thành màu đen có mùi khó chịu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an và đề xuất giải pháp phù hợp (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)