Thành phần nước rò rỉ từ các bãi rác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an và đề xuất giải pháp phù hợp (Trang 32 - 39)

Nồng độ

Bãi rác mới (dưới 2 năm)

Thành phần Đơn vị Khoảng dao động Giá trị đặc dụng Bãi rác cũ (trên 10 năm) pH - 4,5 - 7,5 6,0 6,6 - 7,5 BOD5 mg/l 2.000 - 30.000 10.000 100 - 200 COD mg/l 3.000 - 60.000 18.000 100 - 500 TOC mg/l 1.500 - 20.000 6.000 80 - 160 TSS mg/l 200 - 20.000 500 100 - 400

Nitơ hữu cơ mg/l 10 - 800 200 80 - 120

N-NH3 mg/l 10 - 800 200 20 - 40 N-NO3 mg/l 5 - 40 25 5 - 10 Tổng Photpho mg/l 5 - 100 30 5 - 10 P-PO4 mg/l 4 - 80 20 4 - 8 Độ kiềm mgCaCO3/l 1.000 - 10.000 3.000 200 - 1.000 Độ cứng tổng mgCaCO3/l 300 - 10.000 3.500 200 - 500 Ca2+ mg/l 200 - 3.000 1.000 100 - 400 Mg2+ mg/l 50 - 1.500 250 50 - 200 K+ mg/l 200 - 1.000 300 50 - 400 Na+ mg/l 200 - 2.500 500 100 - 200 Cl- mg/l 200 - 3.000 500 100 - 400 SO42- mg/l 100 - 1.000 300 20 - 50 Sắt tổng số mg/l 50 - 1.200 60 20 - 200 Nguồn: [16]

Tại các bãi chất thải, nước có trong chất thải sẽ được tách ra kết hợp với các nguồn nước khác như: nước mưa, nước ngầm, nước mặt hình thành nước rị rỉ... Nước rị rỉ di chuyển trong các bãi chất thải sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong rác cũng như quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Các chất ơ nhiễm trong nước rị rỉ gồm các chất được hình thành trong quá trình phân hủy sinh học, hóa học... nhìn chung, mức độ ơ nhiễm trong nước rị rỉ

rất cao.

Ngồi ra, nước rị rỉ có thể chứa các hợp chất hữu cơ độc hại, chúng có thể gây đột biến gen, gây ung thư. Các chất này nếu thấm vào tầng nước ngầm hoặc

nước mặt sẽ xâm nhập vào chuỗi thức ăn gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe con người hiện tại và cả thế hệ mai sau.

1.5.3. Tác động của chất thải sinh hoạt đối với môi trường đất

Thành phần chất thải khá phức tạp, bao gồm giấy, thức ăn thừa, rác làm

vườn, kim loại, thủy tinh, nhựa tổng hợp... có thể xử lý chất thải bằng cách tái chế, chơn lấp, nhưng bằng cách gì thì mơi trường đất vẫn sẽ bị ảnh hưởng.

Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy trong môi trường đất trong hai điều kiện hiếu khí và kị khí, khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm trung gian, cuối cùng hình thành các chất khống đơn giản, nước...

Với một lượng chất thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của mơi trường đất sẽ phân hủy các chất này trở thành các chất ít ơ nhiễm hoặc khơng ơ nhiễm. Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường

đất sẽ trở nên quá tải và gây ô nhiễm đất. Các chất ô nhiễm này cùng với kim loại

nặng, các chất độc hại và các vi trùng theo nước trong đất chảy xuống nguồn nước ngầm làm ô nhiễm tầng nước này.

Đối với chất thải không phân hủy (nhựa, cao su, kim loại...) nếu khơng có

giải pháp xử lý thích hợp sẽ là nguy cơ gây thối hóa và giảm độ phì của đất.

Túi nilon là loại chất khó phân hủy, khi thải ra môi trường phải mất từ hàng chục năm cho tới một vài thế kỷ mới được phân hủy hoàn toàn trong tự nhiên. Sự

phân hủy khơng hồn tồn của túi nilon sẽ để lại trong đất những mảnh vụn, khơng có điều kiện cho vi sinh vật phát triển sẽ làm cho đất chóng bạc màu, khơng tơi xốp. Sự tồn tại của nó trong mơi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất bởi túi

nilon lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxy đi qua đất, gây xói mịn đất, làm cho đất khơng

giữ được nước, chất dinh dưỡng.

Ngồi ra việc tích tụ các chất chứa kim loại nặng, sơn, các chất khó phân hủy như nylon, sành sứ... trong đất. Các chất này được giữ lại trong đất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính chất đất sau này.

Chất nhiễm bẩn quan trọng nhất là kim loại nặng. Kim loại nặng được coi là yếu tố cần thiết cho cây trồng, tuy nhiên chúng cũng được coi là chất ô nhiễm đến môi trường đất nếu chúng có nồng độ vượt quá mức nhu cầu sử dụng của sinh vật. Tác động này ảnh hưởng lâu dài đến việc sử dụng đất sau này.

1.5.4. Tác động của chất thải sinh hoạt đối với sức khỏe con người

Tác động của rác thải lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của

chúng lên các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động đến sức khỏe con người, đặc biệt đối với người dân gần khu vực như bãi chôn

lấp.v.v...

Thành phần CTRSH khá phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ người hoặc gia súc, các rác thải hữu cơ, xác súc vật chết... tạo điều kiện tốt cho ruồi, muỗi, chuột,... sản sinh và lây lan mầm bệnh cho người, nhiều lúc trở thành dịch.

Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng... tồn tại trong rác có thể gây bệnh cho con người như bệnh: sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thương hàn, tiêu chảy, giun sán, lao...

Rác tồn đọng ở các khu vực, ở các bãi rác không hợp vệ sinh là nguyên nhân dẫn đến phát sinh các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người. Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ở các khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25% dân số. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25%.

Một nghiên cứu ở Lạng Sơn cho thấy tỷ lệ người ốm và mắc các bệnh tại khu vực chịu ảnh hưởng của bãi rác cao hơn hẳn so với khu vực không chịu ảnh hưởng.

Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ triệu chứng bệnh tật của nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng

Nguồn: [13] - Chú thích:

+ Nhóm nghiên cứu: xã Quảng Lạc và xã Hoàng Đồng (Lạng Sơn) - chịu ảnh hưởng của bãi rác thải.

+ Nhóm đối chứng: xã Hợp Thịnh và xã Mai Pha (Lạng Sơn) - không chịu ảnh hưởng của bãi rác thải.

Ngồi ra có hai thành phần chất thải rắn được liệt vào loại cực kỳ nguy hiểm là kim loại nặng và chất hữu cơ khó phân hủy. Các chất này có khả năng tích lũy sinh học trong nơng sản, thực phẩm cũng như trong mô tế bào động vật, nguồn

nước và tồn tại bền vững trong môi trường gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm đối với con người như vô sinh, quái thai, dị tật ở trẻ sơ sinh; tác động lên hệ miễn dịch gây ra các bệnh tim mạch, tê liệt hệ thần kinh, giảm khả năng trao đổi chất trong máu, ung thư và có thể di chứng di tật sang thế hệ thứ 3...

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vinh. Trong đó tập trung vào khảo sát một số yếu tố:

- Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại 25 phường, xã trên địa bàn

thành phố Vinh.

- Mô tả hiện trạng thu gom, trung chuyển, vận chuyển và xử lý tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Vinh.

- Đánh giá tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH. - Đưa ra giải pháp quản lý CTRSH

2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi địa bàn của thành phố Vinh (16

phường, 9 xã). Ngoài ra, địa điểm xử lý rác thải sinh hoạt của thành phố Vinh tại xã Nghi Yên, huyện Nghị Lộc cũng thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp thu thập thơng tin, tổng hợp và phân tích tài liệu, số liệu:

- Thu thập và chọn lọc các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Vinh, cụ thể bao gồm:

+ Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, đặc điểm cấu trúc địa chất,

đặc điểm địa chất thuỷ văn, đặc điểm địa chất cơng trình, đặc điểm sinh thái và đa

dạng sinh học.

+ Đặc điểm kinh tế xã hội: dân số - lao động. + Tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.

- Thu thập tư liệu về hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường (thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt), định hướng phát triển kinh tế đến năm 2020 của thành phố Vinh.

- Các văn bản pháp luật ban hành của UBND tỉnh Nghệ An trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường.

lý CTRSH.

* Phương pháp điều tra phỏng vấn

- Thăm dò, tham khảo ý kiến của các cán bộ đầu ngành, những người làm việc trực tiếp trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn cùng với các cơ quan liên quan, đặc biệt là tham khảo các ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn (Sở Tài nguyên và Môi trường, Phịng Tài ngun và Mơi trường của Ủy ban nhân dân thành phố Vinh, Công ty TNHH một thành viên MTĐT Nghệ An; thầy cô giáo...)

- Điều tra, phỏng vấn các cán bộ và công nhân của Công ty TNHH một thành viên MTĐT Nghệ An.

- Điều tra, phóng vấn những người dân sống gần trạm trung chuyển rác, bãi rác. Theo quyết định số 6127/QĐ-UBND ngày 12/8/2014 của UBND thành phố Vinh về

việc phê duyệt các điểm tập kết xe gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vinh có 175 điểm trung chuyển rác tại 19 phường và 5 xã. Lựa chọn 6 phường và 2 xã để phỏng vấn. Mỗi phường, xã lập 3 phiếu điều tra (24 phiếu). Trong khu vực bãi rác

Nghi Yên có khoảng 45 hộ sống gần với bãi rác, lựa chọn 15 hộ để phỏng vấn. * Phương pháp khảo sát thực địa

Khảo sát thực địa trên địa bàn thành phố Vinh tại các điểm tập kết CTRSH, các

điểm trung chuyển CTRSH, khu xử lý CTR thành phố Vinh.

* Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Phương pháp tổng hợp phân tích và xử lý các số liệu (từ các số liệu thu thập

được, tổng hợp lại và đưa ra 1 số liệu thống nhất, chính xác nhất làm cơ sở đánh giá và

giải quyết các vấn đề cần quan tâm).

* Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia:

Trong luận văn này tham khảo ý kiến của thầy cô giáo, của cơ quan quản lý (Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, UBND thành phố Vinh) và những người có liên quan.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành

phố Vinh

3.1.1. Nguồn gốc phát sinh CTRSH trên địa bàn thành phố Vinh

Thành phố Vinh có dân số 312.679 người với khoảng hơn 57.000 hộ gia đình sống trên 16 phường và 9 xã của thành phố. Trên địa bàn thành phố có khoảng 500 cơ quan, xí nghiệp nhà nước và hơn 250 công ty tư nhân, công ty TNHH, công ty liên doanh, 19 bệnh viện công lập và tư nhân, 3 khu chợ chính, hơn 24 khu chợ nhỏ, 152 khách sạn, nhà nghỉ với 4.400 phòng... Do đó, lượng chất thải sinh hoạt khá

nhiều chủ yếu sinh ra từ các nguồn gốc chính sau:

- CTR từ khu dân cư: đây là nguồn thải chính của CTRSH. Hoạt động của con người luôn tạo ra một lượng rác thải sinh hoạt rất đa dạng, phức tạp. Nó bao

gồm các thực phẩm thừa, bao bì các loại,... Nguồn rác này ln có xu hướng gia tăng và thay đổi về tỷ lệ các thành phần. Đơn vị thu gom do Công ty TNHH một

thành viên MTĐT Nghệ An và một số do tự người dân xử lý.

- CTR từ nhà hàng, khách sạn: nguồn thải này bao gồm thức ăn thừa, chai lọ,

đồ hộp, giấy,... Nguồn CTR này thường được thu gom bởi công ty TNHH một

thành viên MTĐT Nghệ An và một phần nhỏ được bán cho tư nhân làm thức ăn

chăn nuôi.

- CTR từ công sở, trường học, cơng trình cơng cộng: Nguồn chất thải này không gây nhiều tác động xấu tới mơi trường do thành phần của nó khơng phức tạp lắm, gồm giấy, văn phòng phẩm... và được thu gom bởi Công ty TNHH một thành

viên MTĐT Nghệ An.

- CTR từ chợ: chiếm một lượng lớn CTR thu gom. Chất thải này có thành phần phức tạp, bao gồm rau quả, các loại bao bì, túi nilon, chai lọ, lơng gà, vịt... và tác động mạnh tới môi trường xung quanh. Lượng chất thải này có hàm lượng hữu cơ cao.

- CTRSH từ các bệnh viện: bao gồm rác thải của cán bộ công nhân viên bệnh viện, của bệnh nhân, của người nhà bệnh nhân và rác thải từ bếp ăn. Lượng rác này cũng được thu gom cùng CTRSH của thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an và đề xuất giải pháp phù hợp (Trang 32 - 39)