CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tác động của biến đổi khí hậu tới nghề nuôi ngao xã Giao Xuân, huyện
Thủy, tỉnh Nam Định những năm gần đây
3.1.1. Xu thế biến đổi một số yếu tố khí hậu chính của tỉnh Nam Định trong 20 năm qua
3.1.1.1. Nhiệt độ:
Theo Kế hoạch hành động ứng phó với Biến đổi khí hậu của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, trong nhiều năm qua nhiệt độ trung bình năm Nam Định đã tăng khoảng 0,10C qua mỗi thập kỷ. Nhiệt độ trung bình một số tháng mùa hè tăng khoảng 0,1÷0,30C/thập kỷ (Sở Tài ngun và Mơi trường tỉnh Nam Định, 2011).
Nhiệt độ vào tháng 7 (tháng đặc trưng cho mùa hè) nhiệt độ đã tăng lên đáng kể và tháng 1 (tháng đặc trưng của mùa đông) nhiệt độ cũng giảm hơn so với nhiệt độ trung bình nhiều năm các năm gần đây (Sở Tài ngun và Mơi trường tỉnh Nam Định, 2011).
Hình 3.1. Biểu đồ Nhiệt độ trung bình năm khu vực Nam Định giai đoạn 1990-2009
Nguồn: (Sở Tài nguyên và Mơi trường tỉnh Nam Định, 2011)
Phân tích số liệu khí tượng thu thập tại 05 trạm khu vực Nam Định (Trạm Nam Định, Văn Lý - Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình) trong 20 năm qua đã chỉ ra: Nhiệt độ trung bình năm của khu vực Nam Định là 23,70C (nhiệt độ thấp nhất là 7,30C ; nhiệt độ lớn nhất lớn nhất là 33,20C). Hình 3.1 ở trên cho thấy: nhiệt độ trung bình năm khu vực Nam Định những năm 1990 khoảng 23,70C, đến năm 2009 là
22,5 23,0 23,5 24,0 24,5 25,0 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm 0 C
khoảng 24,30C; như vậy nhiệt độ trung bình năm tăng 0,60C trong vòng 20 năm qua (tăng khoảng 0,030C/năm). Xu thế này phù hợp với các dự báo nhiệt độ của Kịch bản của biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam với khu vực đồng bằng sông Hồng. Sự thay đổi nhiệt độ là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá sự biến đổi khí hậu.
Báo cáo nói trên cũng chỉ ra sự khác biệt rất lớn giữa số liệu thu thập được với các thông tin người dân cung cấp. Điều này có thể giải thích là do các số liệu thu thập được từ trạm khí tượng thủy văn của tỉnh chưa đủ để phản ánh được sự thay đổi nhiệt độ nhiệt độ của các khu vực trên địa bàn.
3.1.1.2. Lượng mưa:
Từ các số liệu của trạm khí tượng tỉnh Nam Định nói riêng và các trạm khí tượng khu vực lân cận nói chung thì tổng lượng mưa năm có xu hướng giảm dần từ năm 2000 trở lại đây. Lượng mưa năm bình quân nhiều năm ở đây đạt khoảng 1.650 mm. Mỗi năm trung bình có khoảng trên dưới 150 ngày có mưa. Lượng mưa phân phối rất không đều theo thời gian trong năm. Một năm hình thành hai mùa mưa và khô rất rõ rệt. Mùa mưa thường kéo dài 5 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10 với tổng lượng mưa chiếm tới xấp xỉ 83% tổng lượng mưa năm. Tháng mưa nhiều nhất thường là 7 hoặc 8 với lượng mưa chiếm tới trên 18% tổng lượng mưa năm. Ba tháng liên tục có mưa lớn nhất trong năm là 7, 8, 9. Tổng lượng mưa của ba tháng này chiếm tới trên 49% tổng lượng mưa năm. Mùa khô thường kéo dài 6 tháng, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với tổng lượng mưa chỉ chiếm khoảng 17% lượng mưa của cả năm. Tháng ít mưa nhất thường là tháng 12 hoặc tháng 1 với lượng mưa chỉ chiếm trên dưới 1% tổng lượng mưa năm. Ba tháng liên tục mưa ít nhất là các tháng 12, 1 và 2. Tổng lượng mưa của ba tháng này chỉ chiếm khoảng 4,2% tổng lượng mưa năm (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định, 2011).
Hình 3.2. Biểu đồ tổng lượng mưa trung bình năm khu vực Nam Định giai đoạn 1990-2009 giai đoạn 1990-2009
(Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định, 2011)
3.1.1.3. Độ ẩm
Từ số liệu độ ẩm thu thập tại 05 trạm khu vực Nam Định, ta có Hình 3.3 ở dưới thể hiện độ ẩm trung bình khu vực Nam Định trong giai đoạn 1990-2009. Độ ẩm trung bình là 85,22% (Độ ẩm lớn nhất đo được là 93,4%, độ ẩm thấp nhất đo được là 73,1%). Số liệu chỉ ra độ ẩm trung bình những năm 1990 là 86,3%, đến năm 2009 là 83,94%; như vậy trong 20 năm qua độ ẩm trung bình năm giảm 2,36% (độ ẩm trung bình mỗi năm giảm 0,122%/năm). Kết quả thể hiện độ ẩm khu vực Nam Định giảm dần qua các năm, kết quả này hoàn toàn logic với sự ra tăng của nhiệt độ trong khu vực, thống nhất với xu hướng ra tăng nhiệt độ Kịch bản của biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam cho khu vực đồng bằng sông Hồng (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định, 2011). 800 1.100 1.400 1.700 2.000 2.300 2.600 2.900 3.200 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm mm
Hình 3.3. Biểu đồ độ ẩm trung bình khu vực Nam Định giai đoạn 1990-2009
(Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định, 2011)
3.1.1.4. Lượng giờ nắng
Từ số liệu lượng giờ nắng thu thập tại 05 trạm khu vực Nam Định, ta có Biểu đồ 3.4 ở dưới thể hiện số giờ nắng trung bình khu vực Nam Định trong giai đoạn 1990- 2009. Số giờ nắng trung bình năm là 1468,82 giờ. Số liệu chỉ ra số giờ nắng trung bình những năm 1990 là 1596,54 giờ, đến năm 2009 là 1501,64 giờ; như vậy trong 20 năm qua số giờ nắng trung bình năm giảm 94,9 giờ (số giờ nắng trung bình mỗi năm giảm 4,74 giờ/năm). Kết quả này thể hiện số giờ nắng khu vực Nam Định giảm dần qua các năm (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định, 2011).
80 82 84 86 88 90 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm %
Hình 3.4. Biểu đồ tổng số giờ nắng TB năm khu vực Nam Định giai đoạn 1990- 2009
(Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định, 2011)
3.1.2. Các hiện tượng thời tiết bất thường đã xảy ra và thiệt hại đối với tỉnh Nam Định
3.1.2.1. Bão, lũ
Do vị trí địa lý của một tỉnh ven biển nên Nam Định luôn chịu ảnh hưởng của bão. Gió bão thường xảy ra vào mùa hè xuất hiện ở biển Đông tạo lên từ những đợt áp thấp. Hướng gió chủ yếu là Đơng Nam và Tây Nam.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Khí tượng – Thuỷ văn, trung bình mỗi năm ở đây có 2 cơn bão đổ bộ vào và thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 11, nhiều nhất là vào tháng 6 đến tháng 9 gây thiệt hại về người và của cho các huyện ven biển.
Năm 1996: Cơn bão số 5 xuất hiện tháng 9/1996 có sức gió giật trên cấp 12 kèm theo mưa lớn kéo dài là trận bão hiếm có trong gần 100 năm lại đây đã gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh.
Năm 2003: Nam Định chịu ảnh hưởng của 2 cơn bão và 1 cơn áp thấp nhiệt đới: + Cơn bão số 3: Đổ bộ trực tiếp vào bờ biển Hải Thịnh – Hải Hậu ngày 22/7/2003 gió mạnh cấp 9, giật cấp 10 và có mưa vừa đến mưa to đã làm ngập 755ha lúa mới cấy.
1.100 1.200 1.300 1.400 1.500 1.600 1.700 1.800 1.900 2.000 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm giờ
+ Cơn bão số 5 ngày 5/8/2003 tuy không đổ bộ trực tiếp vào địa bàn tỉnh nhưng đã gây mưa lớn ở nhiều địa phương đúng vào lúc cuối giai đoạn đẻ nhánh sức chống chịu kém.
+ Áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Nghệ An kết hợp khơng khí lạnh đã gây nên mưa rất to từ ngày 8-13/9/2003. Lượng mưa bình quân cả đợt 582,8 ly, một số địa phương mưa lớn như: Văn Lý 955 ly, Giao Thủy 804,6 ly, Nghĩa Hưng, Hải Hậu >700 ly, TP Nam định 428,8 ly. Diện tích lúa bị ngập tồn tỉnh là 32.280ha, nhiều diện tích rau màu, cây cơng nghiệp ngắn ngày bị hư hỏng, giảm năng suất, 950 ha muối bị ngập trắng và gần 1 vạn tấn muối trong kho bị ngập nước. Đê biển bị sạt lở một số đoạn với khối lượng ước tính 5.000m3.
Năm 2004: Đợt mưa lớn từ ngày 20-23/7 với lượng mưa trung bình 262,5 ly, nhiều vùng có lượng mưa lớn: Giao Thuỷ 345 ly, Vụ Bản 279 ly… đúng vào lúc lúa mới cấy, khả năng chịu úng kém, kết hợp với lũ cao và thuỷ triều sang con nghén nước nên vùng tự chảy tiêu nước khó khăn đã gây ngập úng nghiêm trọng kéo dài trên diện rộng. Diện tích ngập úng là 35.133ha (diện tích lúa cấy lại 11.174ha). Diện tích cây màu bị ảnh hưởng là 6.764ha.
Năm 2005: Đợt mưa từ ngày 23-24/7, lượng mưa trung bình 79,4 ly làm ngập úng 3.710ha lúa mùa mới cấy và ảnh hưởng lớn đến cây màu.
+ Bão số 2 ngày 31/7 gió cấp 8, cấp 9 với lượng mưa trung bình tồn tỉnh 78,3 ly làm ngập úng 28.565 ha lúa mới cấy (ngập trắng 15.735ha) và gây thiệt hại nặng cho 3.835ha rau hè thu. Diện tích lúa phải cấy lại 676 ha, dặm tỉa là 3.622ha, diện tích rau màu bị mất trắng 1045ha.
+ Bão số 3 từ 11-13/8 với lượng mưa trung bình 160,4 ly làm ngập úng 35.363ha lúa mùa (ngập trắng 7.495ha) và gây thiệt hại cho 6622 ha cây rau màu hè thu, lúa dặm lại là 4284 ha.
+ Bão số 6 ngày 18/9 với sức gió mạnh cấp 6, cấp 7, lượng mưa 99,7 mm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với trên 8000 ha lúa mùa sớm đang thời kỳ chín và trên 10000 ha lúa mùa chung đang trỗ bông, gây hiện tượng bông bạc đối với trên 3000ha lúa mùa chung, đổ gẫy và rụng hạt gần 2000ha lúa mùa sớm.
+ Bão số 7 ngày 27/9 với sức gió mạnh cấp 11, cấp 12, giật trên cấp 12 kéo dài 11 giờ kèm theo mưa lớn 147,2mm gây thiệt hại nghiêm trọng. Tổng giá trị thiệt hại lên tới 1900 tỷ đồng, trong đó thiệt hại đối với ni trồng thủy sản là 74,35 tỷ đồng.
+ Bão số 8 từ ngày 2 đến ngày 3/11 mưa lớn 203mm làm ngập úng gần 8000ha lúa mùa muộn, trên 6000ha cây vụ đơng mới trồng, trong đó có 700ha khoai tây bị mất trắng.
Năm 2008:
Đợt mưa lớn kéo dài từ ngày 29/10/2008 đến 7h ngày 06/11/2008 là 297 mm. Những nơi có lượng mưa lớn là: Nam Ninh (434mm), Mỹ Lộc (314mm), Hải Hậu (297 mm), ý Yên (293mm).
Thiệt hại đối với thủy sản:
- Diện tích ao hồ ni thuỷ sản bị ngập và mất trắng là 4.010/15.200 ha. - Sản lượng thiệt hại là 7.308 tấn. Giá trị thiệt hại ước 87.400 triệu đồng.
Tổng giá trị thiệt hại toàn Tỉnh là: 391.930 triệu đồng.
(Nguồn: báo cáo số 186/BC-SNN, ngày 03/11/2008, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Nam Định)
Năm 2010: Gần đây nhất, ngày 22/7/2010 cơn bão số 3 đã đổ bộ vào huyện Hải Hậu. Theo thống kê bước đầu của UBND huyện Hải Hậu, có hơn 1.600 nhà, trường học bị tốc mái, 15 cột điện cao thế, gần 100 cột điện hạ thế bị đổ, gây ra mất điện trên toàn huyện. Hơn 2.500 m2 đất đá ven biển bị sạt lở, khoảng 1.000 ha lúa mùa cùng nhiều đầm nuôi tôm bị ngập nước.
3.1.2.2. Thay đổi triểu cường
Vùng ven biển là vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều, mặt khác thủy triều những năm gần đây liên tục hoạt động mạnh trong chu kỳ 25 trở lại đây, mặn tiến sâu hơn vào các cửa sơng với nồng độ mặn cao hơn. Điển hình là năm 2006, trên triền sông Hồng, mặn lấn sâu đến cửa cống Hạ Miêu II với độ mặn 7.2o/oo cách biển 26 km; trên triền sông Ninh, mặn lấn đến cống Múc II độ mặn 1.7o/oo cách biển 37 km, triền sông Đáy mặn đến cửa cống Bình Hải với độ mặn 5% cách biển 18 km. Năm 2009, độ mặn xâm nhập vào các cửa sông sớm hơn và sâu hơn. Tại triền sông Hồng, cống Cồn Nhất độ mặn đo được là 6% vào ngày 6/10/2009, ngày 19/11/2009 là 23%, ngày 16/12/2009 lên tới 26.5%.
Việc mặn do thủy triều hoạt động mạnh, ngồi ra cịn bị tác động của thiên tai, như năm 2005, do ảnh hưởng của cơn bão số 7 nên diện tích của một số hợp tác xã tại các huyện Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng bị nước biển tràn vào làm ảnh hưởng lớn tới việc trồng lúa và các hoa màu khác.
Các nghề nuôi trồng thuỷ sản do bị triều cường uy hiếp, cũng đang phải lo thay đổi phương tiện như việc đầu tư để nâng cao bờ đầm, chòi canh và vây bả, đồng thời sẵn sàng chuẩn bị ứng phó với các điều kiện thiên tai khắc nghiệt xảy ra với tần suất ngày càng lớn.
3.1.2.3. Nắng nóng kéo dài
Nhiệt độ mùa hè tăng cao hơn và mùa đông nhiệt độ xuống thấp hơn gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, cơ cấu mùa vụ và sức khoẻ người dân. Sâu bệnh ngày càng xuất hiện nhiều hơn, theo Sở NN&PTNT tỉnh, năm 2008 mật độ sâu bệnh dày gấp hàng chục, thậm chí có nơi gấp hàng trăm lần so với những năm trước. Các bệnh dịch ở người và gia súc, gia cầm cũng xuất hiện ngày càng nhiều.
Khi nhiệt độ cao hơn cùng các yếu tố bất lợi khác, nghề nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực cũng gánh chịu nhiều hậu quả đáng kể như: dịch bệnh phát sinh nhiều, bãi triều đã được khoanh nuôi ban đầu do thay đổi mực nước triều dâng đã khơng cịn phù hợp với điều kiện thiết yếu để nuôi trồng thuỷ sản truyền thống nữa. Kết quả năng xuất nuôi trồng sụt giảm, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp.
3.1.3. Tác động của biến đổi khí hậu đối với nghề ni ngao xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
Các nghiên cứu về biến đổi khí hậu đối với khu vực xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định của tổ chức MCD đã chỉ ra rằng ngành ni trồng thủy sản có tính dễ tổn thương cao về mặt tự nhiên, hệ sinh thái và hoạt động kinh doanh.
Tác động về mặt tự nhiên:
Tính mùa vụ của hoạt động nuôi ngao chịu ảnh hưởng mạnh mẽ trước các tác động của biến đổi khí hậu. Theo ý kiến chủ quan của người dân địa phương, mùa xuân ngày càng đến sớm hơn nên họ phải mua con giống sớm hơn. Ngoài ra, các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão và nắng nóng kéo dài cũng đòi hỏi họ phải tập trung và dành nhiều thời gian cũng như nguồn lực cho việc nuôi ngao. Hơn nữa, người dân hiện nay cũng dần nhận thức được các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên đã chuẩn bị ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bảng 3.1. Thời gian ni ngao và các hiện tượng tự nhiên Tháng Tháng (âm lịch) T 1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Mùa nuôi trồng Chuẩn bị giống Ươm quy mô nhỏ
Ươm quy mơ lớn Quy trình ni trồng Các thảm họa liên quan đến thời tiết Hiện tượng sương giá Nắng nóng Bão, lũ Lạnh Thời gian
bận rộn Cải thiện bãi nuôi Khai thác ngao
Nguồn: Phỏng vấn theo nhóm của MCD năm 2010
Bảng trên đây đã chỉ ra rằng các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra chủ yếu trong thời gian ươm ngao, là khoảng thời gian phải giữ gìn nhất đối với việc ni ngao. Biến đổi khí hậu sẽ làm tăng các tác động tiêu cực của các hiện tượng kể trên và sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên năng suất của hoạt động ni ngao. Ngồi ra, tác động của các hiện tượng cực đoan khơng thể dự đốn được (ví dụ như bão) có thể gây ra những tổn thất đối với nhiều trang thiết bị trong nuôi ngao như lưới ngao, hệ thống cọc và chịi canh. Nhìn chung, các tác động của biến đổi khí hậu sẽ tăng chi phí vận hành, giảm các nguồn lợi kinh tế do năng suất giảm dẫn tới ảnh hưởng tới sinh kế của cộng đồng địa phương, những người sống phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ ngao.
Tác động lên hệ sinh thái:
Các dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn và vùng trũng rất quan trọng đối với con người cũng như phát triển sinh kế nuôi trồng thủy sản. Tổng giá trị kinh tế theo đơn vị