Sơ đồ các điểm lấy mẫu khu vực phía Đơng Nam Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát sự phân bố của một số thành phần hóa học trong nước ngầm khu vực đông nam hà nội (Trang 32 - 34)

Địa bàn nghiên cứu là khu vực phía Đơng Nam Hà Nội. Các điểm lấy mẫu nước là các giếng tự khoan đơn lẻ của các hộ dân thuộc các quận, huyện: Thanh Xuân, Hoàng Mai, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hồn Kiếm, Long Biên, Thanh Trì, Gia Lâm và thị trấn Văn Giang (tỉnh Hưng Yên). So với sơng Hồng, địa bàn này trải dài trên tồn bộ khu vực hai phía con sơng, đoạn chảy qua các địa phận phường Bạch Đằng (Quận Hai Bà Trưng) và phố Thạch Cầu (Quận Long Biên) xuống theo dọc bờ sông khoảng 20km (theo đường chim bay) đến xã Vạn Phúc (Huyện Thanh Trì) và Phù Liệt (Thị trấn Văn Giang).

Đây là khu vực có địa hình tương đối thấp so với thành phố Hà Nội, dân cư tập trung đông. Khai thác nước ngầm theo hai hình thức chính: khai thác tập trung bởi nhà máy nước và khai thác đơn lẻ bởi các hộ dân. Trong đó, khai thác nước ngầm

tập trung với đặc điểm là khai thác với số lượng lớn, có các nhà máy nước ra đời từ rất lâu: Ngô Sỹ Liên (1945) thuộc quận Đống Đa, Hạ Đình (1965) quận Thanh Xuân, Lương Yên (1993) quận Hai Bà Trưng, Gia Lâm (1998), Kim Lan (2001) huyện Gia Lâm … Ngồi ra cịn có hàng trăm lỗ khoan đường kính nhỏ kiểu UNICEF do người dân tự khoan để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Bên cạnh đó có nhiều nhà máy sản xuất công nghiệp, nhiều vùng sản xuất nông nghiệp lâu đời tồn tại cho đến ngày nay như ở Gia Lâm, Văn Giang (Hưng Yên) [6]

Khu vực lấy mẫu có diện tích khoảng 252 km2 (ngang 18 km x dọc 14 km) được

chia làm 144 ô vuông nhỏ trên bản đồ, mỗi ô lấy 1 mẫu nước giếng (trừ các ô vuông

nằm trên sông Hồng). Tương ứng với mật độ khoảng 2 km2/mẫu.

Quá trình lấy mẫu được tiến hành từ tháng 11 năm 2013 đến hết tháng 03 năm 2014. Đây là thời điểm lấy mẫu thuộc mùa khô. Thời gian này, nguồn nước ngầm Hà Nội hầu như bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng do yếu tố con người sử dụng, kèm theo đó là qua trình đơ thị hóa đã góp phần thể hiện sự nhiễm bẩn nguồn nước ngầm khu vực này rất rõ rệt.

Các mẫu nước sau khi lấy được chuyển về bảo quản và phân tích theo tài liệu chuẩn Việt Nam và quốc tế. Cơng việc phân tích được thực hiện tại phịng thí nghiệm của trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển Bền vững (CETASD), trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2014.

2.2. Mục tiêu và đối tƣợng nghiên cứu

Mục tiêu của luận văn:

Góp phần đánh giá chất lượng nước ngầm khu vực Đông Nam Hà Nội thông qua tìm hiểu sự phân bố và mối liên quan giữa các thành phần hóa học trong nước ngầm.

Đối tượng nghiên cứu:

- 137 mẫu nước ngầm của 137 hộ dân trong khu vực nghiên cứu. Các mẫu nước

được lấy từ các giếng nước riêng lẻ tự khoan của các hộ dân với độ sâu từ 7m đến 80m

- Các thơng số hóa học trong nước ngầm như: Na, Ca, Mg, K, As, Fe, Mn, SO42-, PO43, NH4+, DOC, NO3-, HCO3–, …

- Các thông số hiện trường như: DO, EC, pH, Eh, nhiệt độ.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp lấy mẫu [20]

2.3.1.1. Đo các thông số hiện trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát sự phân bố của một số thành phần hóa học trong nước ngầm khu vực đông nam hà nội (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)