Yếu tố nguy cơ của bệnh nhân nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định bằng thuốc COPD HV kết hợp luyện thở dưỡng sinh Và thuốc y học hIện đại. LUẬN VĂN THẠC SỸ (Trang 70 - 71)

4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu

4.1.4. Yếu tố nguy cơ của bệnh nhân nghiên cứu

Thuốc lá đã được khẳng định qua các nghiên cứu là có mối liên quan trực tiếp đến mức độ, tần suất cũng như tăng cao nguy cơ mắc/làm nặng thêm tình trạng bệnh của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [15]. Trong nghiên cứu này, mặc dù tỷ lệ bệnh nhân nữ tương đương với nam giới, nhưng chúng tôi vẫn

đặt ra câu hỏi liệu rằng việc hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá thụ động có ảnh hưởng với mức độ bằng nhau khi khảo sát nguy cơ hay khơng? Chính vì

vậy, trong biểu đồ 3.2 phần khảo sát yếu tố nguy cơ, chúng tôi đã đưa thêm

biến này vào chỉ tiêu quan sát và theo dõi. Kết quả cho thấy, so với con số 60% bệnh nhân hút thuốc lá chủ động (ở nam) và 50% (ở nữ), con số bệnh

nhân hút thuốc thụ động khá cao. Điều này cho thấy rằng, mặc dù hút thuốc

chủ động là nguyên nhân quan trọng, nhưng việc hút thuốc thụ động (hít phải khói thuốc) qua bố/chồng/con trai/đồng nghiệp/người khác cũng là một trong những yếu tố nguy cơ có thể gặp ở nhóm bệnh nhân COPD. Trên thế giới, hút thuốc lá cũng được coi là một trong những yếu tố nguy cơ chính cho sự phát triển cũng như xấu đi của các triệu chứng trên bệnh nhân COPD. Tỷ lệ hút thuốc ở phụ nữ phần lớn đã ổn định ở các nước phát triển, nhưng tỷ lệ này vẫn

đang tiếp tục tăng ở các nước đang phát triển. Mặc dù không rõ liệu phụ nữ có

dễ bị ảnh hưởng độc hại của khói thuốc lá hơn nam giới hay không, nhưng người ta biết rằng tỷ lệ mắc COPD sẽ tiếp tục tăng khi phụ nữ hút thuốc nhiều hơn [54]. Bên cạnh đó, các yếu tố như khói bụi hóa chất nghề nghiệp, yếu tố

nhiễm trùng hơ hấp trên nền có bệnh lý phổi cũ cũng là một trong những vấn

đề được quan tâm. Nghiên cứu của chúng tơi có ghi nhận tỷ lệ 4% bệnh nhân nam có tác động của yếu tố cơ địa (tiền sử bệnh phổi cũ, hen phế quản, lao

phổi), tỷ lệ này ở nữ là 6%.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định bằng thuốc COPD HV kết hợp luyện thở dưỡng sinh Và thuốc y học hIện đại. LUẬN VĂN THẠC SỸ (Trang 70 - 71)