Chỉ tiêu xác định hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Luận văn: "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Tạp phẩm và bảo hộ lao động ppsx (Trang 33 - 34)

III. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

3. Chỉ tiêu xác định hiệu quả sử dụng vốn

Trong nền kinh tế thị trường, mục đích duy nhất của mọi doanh nghiệp là sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả nhất định, lấy hiệu quả kinh doanh làm thước đo cho mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh là lợi ích kinh tế đạt được sau khi đã bù đắp một khoản chi phí bỏ ra cho hoạt động kinh doanh. Như vậy, hiệu quả là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh với chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó. Do đó, hiệu quả kinh doanh được xác định dưới hai góc độ: Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.

- Hiệu quả kinh tế: Là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực và vật lực của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình kinh doanh. Hiệu quả kinh tế được so sánh giữa kết quả đầu ra và chi phí đầu vào.

Qua công thức trên ta thấy, hiệu quả kinh tế chịu ảnh hưởng của hai nhân tố đó là: Kết quả đầu ra và chi phí đầu vào. Hiệu qủa tăng lên khi:

+ Kết quả đầu ra tăng lên và chi phí đầu vào không đổi

+ Hoặc kết quả đầu ra không đổi và chi phí đầu vào giảm xuống

+ Hoặc kết quả đầu ra và chi phí đầu vào đều tăng nhưng tốc độ tăng của kết quả lớn hơn tốc độ tăng của chi phí.

Kết quả đầu ra được xác định trên 3 chỉ tiêu:

+ Chỉ tiêu lợi nhuận ròng: là chỉ tiêu quan trọng nhất, nó là chỉ tiêu chất lượng thể hiện rõ nhất tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh một phần các chỉ tiêu khác như doanh thu và thu nhập. Thông thường khi chỉ tiêu này tăng lên thì các chỉ tiêu khác cũng được thực hiện tương đối tốt.

Hiệu quả kinh tế = Kết quảđầu v oà

+ Chỉ tiêu doanh thu: Mang tính chất của chỉ tiêu khối lượng, phản ánh quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi xem xét chỉ tiêu này phải luôn có sự so sánh nó với các chỉ tiêu khác, đặc biệt là chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp mới có thể nhận xét, đánh giá được chỉ tiêu doanh thu là tích cực hay là hạn chế.

+ Chỉ tiêu thu nhập: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ thu nhập của doanh nghiệp đạt được.

Từ 3 chỉ tiêu trên ta thấy, doanh thu thực hiện lớn cũng chưa phản ánh đầy đủ hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, nó chỉ phản ánh quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy, ta phải căn cứ vào lợi nhuận ròng và thu nhập của doanh nghiệp, so sánh chỉ tiêu này với khoản chi phí đầu vào để đánh giá hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng.

Chỉ tiêu chi phí đầu vào được xác định dựa trên các chỉ tiêu như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Hiệu quả xã hội: là những tác động tới thực tiễn đời sống xã hội khi doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tóm lại, đối với các quốc gia đặc biệt là các nước có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như Việt Nam thì chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cũng như chỉ tiêu hiệu quả xã hội đều quan trọng và cần thiết. Trong một số trường hợp thì hiệu quả kinh tế tăng trưởng sẽ kéo theo tăng trưởng hiệu quả xã hội. Tuy nhiên, điều này không phải luôn luôn đúng vì nền kinh tế thị trường luôn kèm theo nhiều khuyết tật. Với quan điểm đó, mỗi doanh nghiệp cần phải đạt được hiệu quả kinh tế trên cơ sở hiệu quả xã hội, từ đó có tác động qua lại, kích thích làm tăng hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận văn: "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Tạp phẩm và bảo hộ lao động ppsx (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w