Nguyên tắc cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Luận văn: "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Tạp phẩm và bảo hộ lao động ppsx (Trang 30 - 33)

III. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

2. Nguyên tắc cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Như trên đã phân tích, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là điều kiện quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế. Do đó, cac doanh nghiệp phải luôn tìm biện pháp để nâng cao khả năng sử dụng nguồn vốn của mình. Trong thực tế, các doanh nghiệp đều thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tuỳ thuộc vào từng ngành nghề, quy mô vốn cũng như uy tín của doanh nghiệp. Nhưng các biện pháp này dù khác nhau song đều theo nguyên tắc nhất định, đó là sử dụng hiệu quả ‘bảo toàn phát triển vốn”.

Một doanh nghiệp khó có thể tồn tại và phát triển khi mà nguồn vốn của nó lại giảm dần đi. Để duy trì sản xuất kinh doanh, nguồn vốn của doanh nghiệp phải vận động không ngừng kết thúc mỗi vòng chu chuyển, vốn phải được giữ nguyên gia trị. Bảo toàn vốn là điều kiện trước tiên để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Yêu cầu bảo toàn vốn là thực chất là duy trì giá trị, sức mua, năng lực của nguồn vốn chủ sở hữu và mặc dù cơ cấu tài trợ của doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay nợ khác, song mọi kết quả sản xuất kinh doanh cuối cùng đều phản ánh vào sự tăng giảm vốn chủ sở hữu. Một dự án mà doanh nghiệp tài trợ bằng nguồn vốn vay bị thua lỗ thì những thua lỗ đó doanh nghiệp phải chịu doanh nghiệp bằng chính nguồn vốn của mình. Như vậy thua lỗ của doanh nghiệp với mọi khoản đầu tư dù được tài trợ bằng nguồn vốn nào cuối cùng cũng làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu.

- Một đặc trưng cơ bản của vốn là tính giá trị về mặt thời gian. Điều này vốn ứng ra đầu tư chẳng những phải thu hồi được đủ giá trị ban đầu mà

giá trị nhận được càng phải lớn giá trị ban đầu. Có như vậy mới thoả mãn được giá trị của nhà đầu tư. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, chỉ có sản xuất và tái sản xuất liên tục thì doanh nghiệp mới có thể đúng vững và chiến thắng trong cạnh tranh. Yều cầu phát triển vốn là điều kiện tiên quyết để khẳng định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường. Thực chất của việc phát triển vốn là không ngừng làm tăng tiềm lực tài chính cho chủ sở hữu doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu phải được tăng gia tăng cả về mặt tuyệt đối lẫn tương đối. Như vậy, bảo toàn và phát triển vốn là nguyên tắc của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp.

Tóm lại, thực chất của việc bảo toàn vốn là giữ được giá trị thực tế hay sức mua của vốn (thể hiện bằng tiền), giữ được khả năng chuyển đổi so với các loại tiền khác tại một thời điểm nhất định. Nói cách khác, bảo toàn vốn chính là bảo toàn giá trị của các nguồn vốn khác. Việc đánh giá khả năng bảo toàn vốn của doanh nghiệp được tính bằng cách so sánh số vốn hiện có của doanh nghiệp so với số vốn của doanh nghiệp phải bảo tồn theo ký kết giao nhận vốn hoặc theo kỳ trước.

Số vốn hiện có của doanh nghiệp Hệ số bảo tồn vốn=

Số vốn doanh nghiệp phải bảo tồn tại thờiđiểm xác định = Số vốn doanh nghiệp phải bảo

toàn khi giao nhận hoặc kỳ

trước

x

Chỉ số giá và tỷ giá tại thờiđiểm xác định do cơ quan có thẩm quyền xác

định

Nếu hệ số bằng 1, tức là doanh nghiệp phải bảo toàn được vốn, lớn hơn 1 tức là doanh nghiệp không bảo toàn được vốn mà cón phát triển được vốn. Ngược lại, nếu nhỏ hơn 1, tức là doanh nghiệp không bảo toàn được vốn. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải lấy thu nhập để bù. Vì vậy, cần tính thêm hệ số khả năng an toàn:

Các biện pháp bảo toàn và phát triển vốn của các doanh nghiệp như là:

-Thực hiện đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản, theo quy định của nhà nhà nước và theo thông tư số 62/1999/TT-BTC ngày 7/6/1999.

-Thực hiện việc mua bảo hiểm tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Việc mua bảo hiểm được hạch toán chi phí sản xuất, kinh doanh.

-Doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí kinh doanh, chi phí hoạt động khác các khoản dự phòng sau :

+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho : là khoản giảm giá vật tư, hàng hoá tồn kho dự kiến sẽ xẩy ra trong kỳ kinh doanh tiếp theo.

+Dự phòng các khoản nợ phải thu hồi khó đòi : Là các khoản phải dự kiến không được trong kỳ kinh doanh tới do khách hàng nợ không có khả năng thanh toán .

+ Dự phòng giảm giá các loại chứng khoán trong hoạt động tài chính. Việc lập và sử dụng các khoản dự phòng nói trên thực hiện theo quy định hiện hành .

Hệ số khả năng bảo to nà =

Số vốn hiện có của DN + Thu nhập Số vốn doanh nghiệp phải bảo to nà

+ Dự phòng các khoản giảm giá giữa đồng Việt Nam so với đồng ngoại tệ khác .

+ Dùng lãi năm sau để bù lỗ cho các năm trước

+Được hạch toán một số thiệt hại vào chi phí hoặc kết quả kinh doanh theo chế độ nhà nước quy định .

Một phần của tài liệu Luận văn: "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Tạp phẩm và bảo hộ lao động ppsx (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w