Tên Khoa học Tên việt nam N Tổ thành
N% G% N%+G%/2
Bruguiera gymnorrhiza Vẹt dù 329 45,69 48,72 47,21
Kandelia candel Trang 221 30,69 24,88 27,79
Rhizophora stylosa Đâng 133 18,47 17,03 17,75
Sonneratia caseolaris Bần chua 20 2,78 4,89 3,83
Avicennia marina Mắm 16 2,22 4,43 3,33
Aegiceras corniculatum Sú 1 0,14 0,05 0,09
Tổng số 720 100 100 100
Đặc điểm cấu trúc rừng ngập mặn chỉ có 1 tầng tán, khơng có tầng cây bụi, thảm tươi và thực vật ngoại tầng như lớp thảm thực vật trên cạn. Chiều cao trung bình tán rừng rất thấp, thường biến động từ 2,3 - 3,9m, tán cây nhỏ, phân cành thấp, độ tàn che đạt 0,7 và tạo nên tầng tán liên tục đan xen nhau. Các loài cây tham gia
Vẹt dù -Bruguiera gymnorrhiza, Trang - Kandelia candel, Đâng - Rhizophora stylosa, Mắm - Avicennia marina, Bần chua - Sonneratia caseolaris và Sú - Aegiceras corniculatum. Tuy nhiên tùy vào vị trí, điều kiện lập địa, thực vật phát sinh thì nhóm lồi này hay nhóm lồi kia chiếm ưu thế. Dưới đây là 10 quần hợp và ưu hợp thực vật xuất hiện ở Khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui - Tiên Yên:
+ Quần hợp: 69,75 Vẹt dù + 30,25 Đâng (ÔTC_01) + Quần hợp: 92,5 Vẹt dù + 7,5 Đâng (ÔTC_02) + Quần hợp: 95,7 Vẹt dù + 4,3 Đâng (ÔTC_03)
+ Ưu hợp: 51,6 Trang + 35,9 Vẹt dù + 15,9 Đâng + 0,6 Vẹt dù (ÔTC_04) + Quần hợp: 57,17 Vẹt + 42,83 Đâng (ÔTC_05)
+ Quần hợp: 96,99 Trang + 3,01 Đâng (ÔTC_06)
+ Ưu hợp: 56,19 Vẹt dù + 34,90 Đâng + 6,78 Mắm + 2,13 Trang (ÔTC_07) + Quần hợp: 87,7 Vẹt dù + 12,3 Đâng (ÔTC_08)
+ Ưu hợp: 63,61Mắm + 31,21 Đâng + 5,18 Trang(ÔTC_09) + Quần hợp: 96,18 Bần chua + 3,82 Vẹt dù (ƠTC_10)
Tái sinh tự nhiên: Thành phần lồi cây tái sinh thể hiện được bộ mặt lớp cây
mẹ tầng trên. Kết quả thống kê 50 ơ tái sinh dạng bản có diện tích 4 mP
2
P
/ơ, điều tra trong 10 ô tiêu chuẩn ghi nhận được sự xuất hiện 5 loài cây tái sinh và mật độ tái sinh đạt 10.650 cây/ha trong đó Vẹt dù chiếm 73,5% tổng số lồi cây tái sinh, tiếp đến Đâng 13,5%, Trang 8,5%, Mắm 3,7% và sau cùng Bần chua 0,9%. So với mật độ cây mẹ thì cây tái sinh cao gấp 5,92 lần. Tuy nhiên, số lượng cây triển vọng (>1,5m) có thể phát triển thành rừng và thay thế những cây mẹ trong tương lai chiếm khoảng 15%, tỉ lệ trên là rất thấp và không đảm bảo cho phục hồi rừng sau này.