Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.2. Thế giới đối với vấn đề Biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto nói chung
chung và Việt Nam nói riêng
Ngày nay, biến đổi khí hậu tồn cầu đã khơng cịn là khái niệm mới mẻ. Nó đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và làm việc của mỗi người trên Trái Đất. Nhân loại đang phải đối mặt với một trong những vấn đề khó khăn nhất và ảnh hưởng toàn diện nhất trên toàn bộ phạm vi của Trái Đất từ thuở con người được hình thành đến nay. Nhiệt độ Trái Đất đang nóng lên, mực nước biển dâng cao, các hiện tượng thời tiết bất thường, hạn hán, mưa lũ, bão lốc gia tăng mà khơng cịn theo quy luật như trước nữa. Đó là những tác động khơn lường của BĐKH đến con người. Gần đây nhất, tại Thái Lan, trận lụt nghiêm trọng nhất trong 50 năm qua khiến 3/4 diện tích nước này ngập trong nước lũ và đe dọa nhấn chìm thủ đơ Bangkok. Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng đầu tiên phải kể tới lượng mưa lớn đột biến trút xuống dồn dập trong một thời gian dài ở miền bắc và miền trung Thái Lan. Các thống kê cho thấy tổng lượng mưa trong 9 tháng đầu năm 2011 tại nhiều địa phương của Thái Lan cao hơn lượng mưa trung bình cũng trong khoảng thời gian này của 3 thập kỷ qua. Tại Chiang Mai, tổng lượng mưa 3 quý đầu năm cao hơn 140%, ở Lamphun là 196%, ở Lampang là 177%, ở Uttaradit là 153% và ở Phitsanulok là 146%. Những con số này cho thấy năm 2010 là một năm mà lượng mưa đổ xuống Thái Lan đạt đỉnh điểm [21]. Tại Phi-lip-pin, cơn bão Washi đổ bộ vào miền Nam nước này ngày 17/12/2011 vừa qua đã làm gần 500 người chết. Được biết, mặc dù Phi-lip-pin hàng năm chịu ảnh hưởng của rất nhiều cơn bão từ Thái Bình Dương nhưng khu vực miền Nam là nơi rất ít khi có bão xảy ra nên người dân “thờ ơ” với hiện tượng thời tiết nguy hiểm này [17].
Hình 3: Người dân mang vật dụng, đồ đạc rời khỏi nhà sau khi nước lũ phá vỡ đê chắn ở Bang Bua Thong, tỉnh Nonthaburi, giáp Bangkok [18]
Hình 4: Siêu bão Washi đã cuốn trơi nhiều xe ô tô [19]
Trên đây chỉ là 2 ví dụ trong khoảng thời gian gần nhất về các hiện tượng thời tiết bất thường diễn ra trên Thế giới. Dường như mỗi năm, Thế giới lại đón nhận những phản ứng khác nhau, không theo quy luật và rất khốc liệt từ thời tiết tới kể cả những nơi mà các thiên tai ấy chưa có bao giờ hoặc đã không xảy ra trong
khoảng thời gian rất lâu. Năm 2011 vừa qua là lũ lụt ở Thái Lan (tháng 7), siêu bão ở Phi-lip-pin (tháng 12), là bão tuyết (tháng 2), bão cát (tháng 7) ở Mỹ,… Ngay sau năm 2009 được xem là năm ít thiên tai nhất trên Thế giới trong thập kỷ đầu tiên của Thế kỷ 21 thì năm 2010 lại được coi là năm kỷ lục về thiên tai [22] với: Mùa hè nóng nhất trong hơn 130 năm tại Nga gây cháy rừng hàng loạt và hạn hán nghiêm trọng, lũ lụt lịch sử tại Pakistan, Trung Quốc và Việt Nam, tuyết rơi dầy tại các nước châu Âu hay cơn siêu bão Megi ở Phi-lip-pin, … Những thiên tai ấy năm nào cũng xảy ra nhưng trong những năm gần đây, chúng trở nên khó dự đốn về thời điểm, tần suất xuất hiện mà cường độ tác động lại tăng lên.
Các nhà khoa học trên Thế giới đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này, và gói gọn trong 4 từ: “Biến đổi khí hậu”. BĐKH trong giai đoạn này được hiểu là hiện tượng Trái Đất nóng lên, đó là hiện tượng hồn tồn bình thường của tự nhiên nếu xét trong chu kỳ tồn tại của Trái Đất từ hàng tỉ năm trở lại đây. Tuy nhiên, ngày nay, với sự xuất hiện của con người, các hoạt động nhân sinh làm phát thải khí nhà kính, làm gia tăng hiệu ứng nhà kính đã thúc đẩy nhanh chóng hiện tượng ấm lên của Trái Đất. Nhận thức được rằng “chiếc chăn khí quyển” đang dầy lên từng ngày, LHQ đã xây dựng Công ước khung của LHQ về BĐKH nhằm ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển để bảo vệ hệ thống khí hậu trên trái đất, bảo đảm an ninh lương thực và tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người một cách bền vững. Nghị định thư Kyoto của Cơng ước khí hậu là văn bản pháp lý để thực hiện Cơng ước khí hậu. Bản dự thảo được kí kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ ba tại Kyoto, và đã có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 02 năm 2005. Nghị định thư quy định: kể từ tháng 1/2008 đến hết năm 2012, nhóm nước thuộc phụ lục I của NĐT phải cắt giảm lượng khí thải để lượng khí thải ra thấp hơn 5% lượng khí vào năm 1999. Tuy nhiên, nhóm các nước này được phép mua lượng khí cắt giảm được từ những quốc gia khác. Điều này có thể đạt được dưới hình thức tài chính hay từ những chương trình hỗ trợ cơng nghệ cho các nước không thuộc phụ lục I của NĐT. Như vậy, một khi chương trình cắt giảm khí thải được xúc tiến ở các quốc gia không thuộc phụ lục I
của NĐT, thì các quốc gia này sẽ nhận được một lượng hạn ngạch carbon cho phép có thể bán cho các nước thuộc phụ lục I. Điều này được xem như một cơng cụ hiệu quả nhằm khuyến khích các nước nhóm nước đang phát triển tham gia NĐT Kyoto để giảm thiểu khí gây hiệu ứng nhà kính và được nhận lượng đầu tư từ các nước phát triển về cơng nghệ, kỹ thuật cũng như tài chính thơng qua việc bán hạn ngạch carbon [4].
NĐT quy định 6 chất khí nhà kính là: Carbon dioxide (CO2) Methane (CH4) Nitrous oxide (N2O) Hydrofluorocarbons (HFCs) Perfluorocarbons (PFCs) và Sulphur hexafluoride (SF6). Trên cơ sở đó, NĐT khí nhà kính do Viện Tài nguyên Thế giới hợp tác phát triển cùng Hội đồng doanh nghiệp Thế giới cho Phát triển bền vững đã xác định các nguồn phát thải khí nhà kính và phân chia chúng theo các vùng như sau:
Bảng 5: Phân loại các vùng phát thải KNK theo NĐT KNK [15]
Vùng 1: Phát thải trực tiếp
Là những phát thải trực tiếp từ các hoạt động của cơ quan/tổ chức như phát thải do tiêu thụ nhiêu liệu ở lị đốt, ống khói hay sử dụng phương tiện, thiết bị thuộc sở hữu của cơ quan/tổ chức đó.
Vùng 2: Phát thải gián tiếp
Là loại phát thải của cơ quan/tổ chức từ việc sử dụng điện năng mua từ các nhà cung cấp điện. Loại phát thải này phát sinh ở nơi sản xuất điện.
Vùng 3: Phát thải gián tiếp
Là tất cả các loại phát thải gián tiếp khác của cơ quan/tổ chức là hệ quả của các hoạt động của cơ quan/tổ chức đó như sử dụng các vật liệu mua về, sử dụng các phương tiện giao thơng cơng cộng…
Hình 5: Phân loại các vùng phát thải KNK theo NĐT KNK [20]
Theo đánh giá của Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC), Việt Nam là một trong 5 nước trên Thế giới dễ bị tổn thương nhất bởi BĐKH mà ảnh hưởng rõ ràng nhất là mực nước biển dâng.
Hình 6: Những khu vực dễ bị tổn thương nhất trên Thế giới bởi tác động của mực nước biển dâng [9]
Việt Nam ký Nghị định thư Kyoto ngày 03/12/1998 và phê chuẩn Nghị định này vào ngày 25/9/2002. Việt Nam đã phê chuẩn Cơng ước khí hậu và NĐT Kyoto nên được hưởng những quyền lợi dành cho các nước đang phát triển trong việc tiếp nhận hỗ trợ tài chính và chuyển giao cơng nghệ mới từ các nước phát triển. Là một bên không thuộc Phụ lục I của NĐT Kyoto, Việt Nam chưa có nghĩa vụ giảm phát thải khí nhà kính, nhưng phải thực hiện một số nghĩa vụ chung như thực hiện xây dựng các Thông báo quốc gia, kiểm kê khí nhà kính, xây dựng và đánh giá các phương án giảm nhẹ khí nhà kính, các phương án thích ứng với BĐKH... Cho đến nay, Việt Nam vẫn ln kiên trì thực hiện NĐT Kyoto và thực hệ đầy đủ các nghĩa vụ của mình:
• Xây dựng các Thơng báo quốc gia lần thứ nhất (2003) và lần thứ hai (2010) để gửi UNFCCC.
• Thực hiện kiểm kê KNK các năm: 1990, 1993, 1994, 1998 và 2000.
• Dự báo phát thải KNK của 3 lĩnh vực chính: năng lượng, nông nghiệp, lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất trong giai đoạn 2010 – 2030.
• Dựa trên 6 nhóm kịch bản BĐKH được IPCC khuyến nghị, Việt Nam cũng đã
lựa chọn các kịch bản BĐKH để dùng làm cơ sở ban đầu cho xây dựng các giải pháp ứng phó với BĐKH.
• Xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH với mục tiêu chiến lược là: đánh giá được mức độ tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực, ngành và địa phương trong từng giai đoạn và xây dựng được kế hoạnh hành động có tính khả thi để ứng phó hiệu quả với BĐKH cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn.